Ngọc Hoàng Thượng Đế

Ngọc Hoàng Thượng Đế

Ngọc Hoàng Thượng Đế ( 玉皇上帝 ) hay Ngọc Hoàng Đại Đế ( 玉皇大帝 ) là những danh hiệu nói đến vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng của Đạo giáo, là đấng cực cao cực trọng cực quyền cực uy. Không chỉ đại diện cho lẽ đạo công minh, cai quản vạn vật theo lẽ "Thiên Hoả" còn là Đấng Từ Bi thương xót chúng sinh. Chính vì vậy, danh hiệu của ngài là Ngọc Hoàng Xá Tội Thiên Tôn. Vạn khiên chỉ niệm thiên tôn hiệu. Thiên nạn chỉ tụng nhất chương kinh. Thường niệm Ngọc Hoàng danh hiệu, Tội diệt phúc sinh. Chí tâm xưng niệm

Nguồn: Vô Danh Tử 

Ảnh: Internet

Hiện tại, người ta biết đến Ngọc Hoàng Thượng Đế thường qua bộ phim Tây Du Ký. Tác phẩm này mô tả hình ảnh Ngọc Hoàng yếu đuối, bất lực hoặc hơn thế là nhu nhược. Ngọc hoàng thực tế khác hẳn với những gì mô tả trong tây du kí.

Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thần chủ tể thiên giới, tối cao chi thần. Ngài là đấng thống lĩnh tam giới nội ngoại, thập phương chư thần cho đến nhân gian vạn linh. Ngài là hình tượng biểu thị cho sự chí cao vô thượng, sở hữu trọn vẹn tuyệt Đức của Đạo.  Ngọc Hoàng Thượng Đế toàn xưng “Thái thượng khai thiên chấp phù ngự lịch hàm chân thể đạo kim khuyết vân cung cửu khung ngự lịch vạn đạo vô vi đại thông minh điện hạo thiên kim khuyết chí tôn ngọc hoàng xá tội đại thiên tôn huyền khung cao thượng đế”, giản xưng “Ngọc hoàng” hoặc “Ngọc đế”, tôn xưng “Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế”, “Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chân Ngọc Hoàng Đại Đế”. Nhân gian vẫn thường xưng “Thiên công”, “Ngọc Hoàng Đại Đế” hay dân dã hơn là “Ông Trời”.  Ngọc Đế cư tại Ngọc Thanh cung, Hạo Thiên Kim Khuyết Di La Thiên Cung, diệu tướng trang nghiêm, pháp thân vô thượng, thống ngự chư thiên, tổng lĩnh vạn thánh, chủ tể vũ trụ, khai hóa vạn thiên, hành thiên chi đạo, bố thiên chi đức, tạo hóa vạn vật, tế độ quần sinh, quyền hành tam giới, thống ngự vạn linh, vô lượng độ nhân, là thiên giới chí tôn chi thần, vạn thiên đế vương. “Hoàng Kinh” giảng thuật Ngọc Đế từ thời viễn cổ luôn hằng “Xá thân đổ bắc khuyết, đại tồn vạn chúng sinh”. 

Về danh hiệu, trong “Ngọc Đế Thánh Hiệu Đồng Dị Khảo” thuyết: “Ngọc Đế thánh hiệu, sùng tự cố kiếp tiền, trung cổ phục tôn thượng, trọng xưng tán nhĩ. Thế chủ hiếu đạo, cảm huyền ân, các tựu sở kiến văn, sở quy trọng, tùy kỳ chương trứ, kính thượng chư thần chi hào, dĩ định xưng vị”. 

Ngọc Hoàng Đại Đế vào đêm ngày 25 tháng Chạp (11 giờ đêm ngày 24) sẽ cùng chư chân thánh chúng tuần thiên thế giới, tra sát nhân gian thiện ác, tịnh định họa phúc lai niên. Cứ đến dịp 25 tháng Chạp hàng năm, ở các đạo quán, từ Giờ Hợi ngày 24, tất cả các đạo sĩ hành "Đại Tĩnh". Giờ Tí Ngày 25 hành Tảo Khóa, đến ngay trước Tâm Ấn Diệu Kinh thì hành Nghênh Loan Tiếp Giá. Đạo chúng dịp này dâng lễ tế tự, xưng “Nghênh loan tiếp giá” hay còn gọi “Tiếp Ngọc Hoàng”. Đạo giáo cung quán vào dịp này cũng cử hành long trọng “Nghênh loan tiếp giá”, tiếp thánh giá đại điển. Các cung quán sẽ sắp xếp trước một đài cao, thông thường có ba tầng, tầng cao nhất cung phụng Ngọc Hoàng thánh tượng (hoặc bài vị), tầng giữa là hoa quả phẩm vật, tầng dưới là hương án, tiên hoa đẳng vật. Đạo chúng phúng tụng tiên kinh, nghênh thỉnh giám viện niêm hương, chúng ban y khoa phúng diễn nghênh loan tiếp giá khoa nghi.
 

Trong Đạo Đức Kinh bàn về Đạo và Đức. Đạo là bản thể tối thượng của vạn vật, là nguồn cội và là cùng đích của chúng. Đại Đạo hoá Tam Thanh. Trong khi đó, việc làm và hành động của Đạo là Đức. Vạn vật vận hành có quy luật dù lớn hay nhỏ, và quy luật này là bất khả kháng và phổ quát. Quy luật này do Đạo mà có, do đạo mà duy trì. Đức giống như một ông vua điều khiển vạn vật. Đức ấy chính Ngọc Hoàng. Vậy trong khi Tam Thanh ám chỉ Đại Đạo, bản nguyên của vạn vật, thì Ngọc Hoàng là quyền lực của Tam Thanh, là tuyệt Đức. Cũng vậy, Lão Quân không thể là triều thần của ngọc hoàng vì ngọc hoàng từ Đạo mà ra. Lại nữa, tạo hoá cũng chẳng thể thua một con khỉ đá vốn tự mình mà thành. Tây du ký thoáng đã thấy là sai về mặt Đạo học.

Tín ngưỡng thờ tự, cúng bái Ngọc Hoàng Thượng Đế bắt đầu từ thời thượng cổ, từ việc sùng bái tế tự trời đất, và tư tưởng của người xưa là kính thiên sợ địa có mối quan hệ mật thiết với nhau, cổ nhân nhận thấy rằng trời là chủ tể của vũ trụ vạn vật, và cũng là bản nguyên hóa dục sinh trưởng ra vạn vật, cho nên không thể không kính thiên sợ mệnh, thuận thiên hành Đạo.

Giờ Tý ngày 25 tháng Chạp hằng năm, Tam Thanh Tứ Ngự, La Đô Chúng Thánh giáng hạ nhân gian mà gia hộ cho chúng sinh. 
Này là đêm, nối kết trời đất. Thánh giá cao ngàn trùng giáng hạ xuống nhân gian. Trời đất tuy diêu viễn nhưng giờ lại làm một. Này là đêm, đại xá thiên hạ. Chư chân thánh chúng tứ phúc xá tội giải ách. Này là đêm, ánh sáng soi chiếu U Mình. Cửu huyền thất tổ, hết thảy siêu thăng Nam Cung.
Đạo chúng thành tâm tụng niệm Ngọc Hoàng Bảo Cáo, xám hối một năm cũ với bao tội tình, khấn nguyện trừ bỏ ác nghiệp. Lại cũng xin năm mới, hanh thông thái lạc, tiến Đạo vô ma.

Ngày Khánh Đản: Ngày 9/1 âm lịch. Ngọc Hoàng Xá Tội Thiên Tôn Vạn Thọ

Danh Hiệu của Ngọc Hoàng Thượng Đế: 

Linh Tiêu Ngọc Huyền Linh Thượng Đế Ngọc Hoàng Phổ Độ Đại Thiên Tôn

Thái Thượng Khai Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chân Thể Đạo Kim Khuyết Vân Cung Cửu Khung Ngự Lịch Vạn Đạo Vô Vi Đại Thông Minh Điện Hạo Thiên Kim Khuyết Chí Tôn Ngọc Hoàng Xá Tội Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế

Ngày 25 tháng 12 là ngày Ngọc Hoàng Thượng Đế khảo sát tuần du, bất luận là cung quán Đạo giáo hay là tín chúng đều cử hành tiếp thánh giá đại điển vô cùng long trọng.

Căn cứ vào Tam Thừa Tập Yếu có ghi: Quá trưa ngày 24, Đạo giáo cung quán an trí đài tiếp giá, có tượng Ngọc Hoàng và bài vị cùng với kinh biểu ở bên trên, sau đài có bố trí hương án, Thiên tôn bảng cũng được treo ở phía trước, đến nửa đêm thì khai tĩnh mở cửa cho đại chúng, đại chúng tề tập tại trai đường, khi thọ trai tất thì cử hành Nghênh loan tiếp giá.

Đạo giáo cung quán vào đúng giờ Tý ngày 25 tháng 12 cử hành nghênh tiếp Ngọc Đế thánh giá đại điển. Các miếu viện của Đạo giáo đều cử hành nghi thức nghênh loan tiếp giá. Sau buổi chiều ngày 24 tháng 12, Chấp sự cùng với điện chủ tín chúng Đạo chúng tiếp giá trên đài cao, buổi tối vào lúc giờ Hợi bắt đầu Khai tĩnh, chuông, trống nổi lên, cung thỉnh pháp sư Cao công niêm hương, trước tiên tụng Tâm Ấn Kinh, sau đó cử hành tiếp giá.

Trong Cao Thượng Ngọc Hoàng Bản Hạnh Tập Kinh có ghi: Trong nhà thanh tịnh, vẽ đế tôn tượng, ngày đêm kiền thành cung kính, sớm tối tế bái. Hương hoa đăng quả, tôn trọng cúng dàng gọi là Chiêm lễ, người như vậy thì được 30 loại công đức: Chư tiên tán trọng, tiên vong sinh thiên, tú ương giải thoát, sở vãng thông đạt, vô đạo tặc sự, sở cầu toại tâm, trừ thủy hỏa ách, hoành sự tiềm tiêu, dạ mộng cát tường, bệnh tật bất lâm, trí tuệ thông minh, nhân kiến hoan hỷ, y thực phong thinh, tử tôn vinh quý, lục thân thân kiến hỷ, môn tộc hòa mục, trừ tam ác báo, chuyển nữ thành nam, hình dung đoan nghiêm, vi quốc đại thần, sinh vi đế vương, quỷ thần khâm ngưỡng, đắc túc mệnh thông, chư thần hộ niệm, cửu tộc thụ ấm, xứ thế trường niên, hữu tình lại thiện, ma vương bảo nghênh, quyết siêu tam giới, bạch nhật thượng thăng.

1.- LÀ VUA CỦA MUÔN THẦN:-

NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là vua các cõi trời, các cõi tiên; là chủ của các cõi thánh, là Thần tối cao của ba động Tiên, của các Thần trong tam giới. Ngọc Hoàng có quyền ra mệnh lệnh cho chín từng trời, cai trị các thần trong năm non bốn biển. Đi đâu thì muôn thần theo làm tả hữu, giống như hoàng đế trần gian có các bề tôi theo hầu vậy. Ông Bạch Cư Dị có bài thơ rằng:
“An kỳ tiện môn bối,
Liệt thị như công khanh
Ngưỡng yết Ngọc Hoàng đế,
Khể thủ tiền trí thành”
*Dịch:-
“Xung quanh nhiều kẻ hầu,
Giống như các quan chầu
Ra mắt đức Ngọc Đế, 
Như thành kín, cúi đầu”
(các quan vây quanh như tường thành kín đáo vậy)

2.- CAI QUẢN HẾT THIÊN ĐẠO:

NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là hóa thân của Tam Thanh. Ngọc Hoàng đối với tam thanh giống như là trước thì không có mà sau thì diệu hữu, trước là Vô cực sau là Thái cực , trước thì vô vi sau là hữu vi vậy. Vì thế, Ngọc Hoàng là chủ tể của Tam tài, đứng đầu thiên địa nhân. Ngọc Hoàng điều khiển Tử Vi Bắc Cực Đại Đế điều hành ngang dọc của trời đất; khiển Câu Trần Thượng Cung Đại Đế điều hành Tam Tài, chấm dứt việc binh đao; khiển Hậu Thổ Hoàng Địa theo âm dương mà sanh sanh hóa hóa. Nói chung, khắp cả đất trời, núi sông đất lớn, tạo hóa âm dương …không có gì ở ngoài sự chưởng quản của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ 
.
*VIỆC CÚNG TẾ:
Ngày đàn sanh của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là mùng chín tháng giêng. Nơi các cung quán đền miếu của Đạo Giáo đều có cử hành nghi thức cúng tế, gọi là “Hội Ngọc Hoàng” . Đạo sĩ và tín chúng tụ hội tổ chức đại lễ “Trai thiên” (Lễ Chạp Trời) để cầu xin được ban bố phúc đức, thọ mạng dài lâu.Ở hai tỉnh Phúc Kiến và Đài Loan, dân chúng gọi NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là “Thiên Công” (Ông TRỜI), ngày mùng 9 tháng 1 gọi là lễ “Bái thiên công” (lạy ông Trời). Cả nhà già trẻ bé lớn , đều ăn chay, tắm gội sạch sẻ, dâng hương lễ bái, tụng kinh. Có nơi còn tổ chức hát ca vui vẻ. Miền bắc Trung Quốc còn có tập tục rước kiệu tượng Ngọc Hoàng đi vòng quanh khắp đường trong xóm ấp mình. Đến ngày 25 tháng chạp , các đạo quán và dân chúng làm lễ dâng hương tụng kinh để kính tiễn Ngọc Hoàng.

Ngọc Hoàng Bảo Cáo
Chí tâm quy mệnh lễ
Tử kim kim khuyết, bạch ngọc ngọc kinh
Trụ diệu hữu chi cảnh trung
Xứ huyền chân chi thiên thượng
Công thành đạo bị
Cố diệu tướng trác quan vu chư thiên
Tâm quảng thể bàn
Cố từ quang biến chúc vu tam giới
Vị tôn nhi thượng cực vô thượng.
Đạo diệu nhi huyền chi hựu huyền.
Chân thánh tông sư, thiên nhân y trượng
Đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ
Khung thương thánh chủ, Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn.

 

Chủ nhật, 26/03/2023, 08:39
Trong "Thái thượng Đỗng huyền Linh bảo Xuất gia nhân duyên kinh" viết: 道言: 寧觸五萬毒蛇,不得觸出家法衣。Dịch rằng: Đạo ngôn: Ninh xúc ngũ vạn độc xà, bất đắc xúc xuất gia pháp y.  Nghĩa là: "Thà rằng chạm vào năm vạn rắn độc cũng đừng động vào y phục kẻ xuất gia".
Thứ sáu, 24/03/2023, 22:09
Đạo giáo là một tôn giáo cố hữu của Trung Hoa, nằm lòng trong dòng chảy văn hóa, lịch sử của người dân nơi đây từ rất lâu đời. Đạo giáo có mối liên hệ mật thiết với văn hóa bản địa Trung Quốc, mang đặc trưng văn hóa Á Đông và tác động sâu sắc đến nhiều phương diện. Đạo giáo tôn Hoàng Đế làm Thủy tổ, Lão Tử làm Đạo tổ và Trương Đạo Lăng thiên sư làm Giáo tổ. Ba vị ấy được gọi là “tam tổ” của Đạo giáo
Thứ năm, 23/02/2023, 13:03
  Lão Tử tại tiên giới được xưng là vị thầy của vạn pháp, cũng là vị thầy của các bậc đế vương kiệt xuất thời viễn cổ. Thời Phục Hi 伏羲 ông ra làm thầy, hiệu là Nguyên Hoá Tử 元化子, dạy Phục Hi suy cựu pháp, diễn âm dương, chính bát phương, định bát quái. Thời Thần Nông 神农 ông làm thầy, hiệu là Đại Thành Tử 大成子, dạy Thần Nông nêm bách thảo, trồng ngũ cốc, cùng với dân gieo trồng. Thời Chúc Dung 祝融 ra làm thầy, hiệu là Quảng Thành Tử 广成子, dạy tu tam...
Thứ năm, 23/02/2023, 12:30
Kiến trúc cung quán Đạo giáo vẫn thuộc lĩnh vực kiến trúc cổ Trung Quốc, nhân đó mà có đặc điểm của kiến trúc cổ Trung Quốc. Nhưng cung quán Đạo giáo lại là kiến trúc có công dụng đặc thù, cho nên vừa mang đặc điểm khác với các kiến trúc cổ Trung Quốc khác, lại thể hiện nghĩa lí Đạo giáo.
Thứ bảy, 17/07/2021, 22:21
Thiên sư: xưng vị của người đắc đạo – Tiên sinh: cách gọi tôn kính của đạo sỹ, thụy hiệu được ban tặng – Pháp sư: thường là chỉ cao công trong buổi lễ lập đàn cúng tế – Đại sư: thường là chỉ đạo sỹ tuổi cao hoắc có đức cao vọng trọng – Luyện sư: tên gọi các đạo sỹ biết thuật dưỡng sinh, luyện đơn, tu luyện – Đạo trưởng: xưng hô tôn kinh của người thường với đạo sỹ