< 1.000.000 đ
1.000.000 đ - 5.000.000 đ
5.000.000 đ - 8.000.000 đ
8.000.000 đ - 10.000.000 đ
10.000.000 đ - 15.000.000 đ
> 15.000.000 đ
Gõ Trắc
Đá Tự Nhiên
Gốm Sứ
Bột Đá
Đồng nguyên khối
Đồng thau
Đồng đỏ
Đồng vàng
Gỗ Hương
Gỗ Cẩm
Gỗ Nu Hương
Gỗ Mít
Bột đá
Gỗ Đào
Gấm
Gỗ Hương Đá
Gỗ Gõ Vàng
Đá Ngọc Hoàng Long
Đá Ngọc Phỉ Thúy
Bột Composite
Đồng Sơn Men
Lưu Ly
Gỗ Long Não
170cm
120 cm
80 cm
70 cm
60 cm
50 cm
40 cm
30 cm
20 Cm
10 Cm
12 cm
16 cm
27 cm
24 cm
37 cm
23 cm
25cm
45 cm
1.5"
3"
2"
3.5"
4"
5"
6"
7"
8"
9"
10"
11"
12"
13"
14"
16"
18"
20"
22"
1 tay
2 tay
2.5 tay
3 tay
3.5 tay
4 tay
4.5 tay
5 tay
6 tay
7 tay
8 tay
9 tay
5 cm
9 cm
13 cm
15 cm
10 tay
8 cm
11 cm
18 cm
5mm
6mm
7mm
8mm
9mm
10mm
11mm
12mm
13mm
Bộ 3 ly
Bộ 5 ly
14 cm
22 cm
32 cm
31 cm
47 cm
52 cm
14mm
16mm
18mm
20mm
25mm
30mm
34 cm
26 cm
43 cm
Cao 16cm
Cao 20cm
Cao 25cm
Cao 30cm
Cao 40cm
Cao 48cm
Cao 66cm
72cm
Việt Nam
Trung Quốc
Thái Lan
Malaysia
Hàn Quốc
Đài Loan
Nhật bản

Bài vị

Bài vị là một trong những linh vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ cửu huyền hay nhà thờ họ. Bài vị có nhiều hình dáng, thông dụng nhất vẫn là khối gỗ hình chữ nhật, có khung bao bên ngoài kiểu dáng đa dạng tùy thuộc vào thiết kế mong muốn của gia chủ. Trên tấm thẻ đó ghi đầy đủ chức sắc của vị thần hoặc là ghi họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người được thờ gọi là thần chủ.

Bài vị tổ tiên theo phong cách mới

Kích thước bài vị thường là: rộng từ 3 đến 4 cm, cao từ 13 đến 21 cm.
Kích thước tổng thể Bài vị :
- Cao 38cm cung tốt ( Tài chí, Tiến bảo) X Rộng 17cm cung tốt ( Thêm đinh ,Tài vượng)
- Cao 41cm cung tốt ( Tiến bao, Đinh) X Rộng 18cm cung tốt ( lợi ích)
- Cao 61cm cung tốt ( Lợi ích, Ttài lộc) X Rộng 21cm cung tốt ( Đại cát, Tiến bảo)
- Hoặc một số kích thước khác được chọn theo số đẹp trên thước LOBAN và có kích thước tỉ lệ cân đối

Cách lập bài vị: 

+ Người ta thường nói ngũ đại mai thần chủ nghĩa là Bài vị được lưu giữ 5 đời  kể từ người chủ cúng trên tủ thờ , đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

+ Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

+ Chữ trên bài vị tổ tiên ngày nay thường được viết chữ Tiếng Việt. Tuy nhiên vẫn còn  nhiều gia đình chuộng chữ Hán theo phong cách cổ xưa để tỏ vị thế trang trọng tôn nghiêm . Chữ viết là tuỳ vào mong muốn của gia đình không có khuôn mẫu cố định.

Ngày xưa, ông cha ta học chữ Hán Nôm, vì vậy bài vị được viết bằng chữ Hán nôm là đúng. Nhưng ngày nay, con cháu không còn học chữ Hán mà đang học chữ quốc ngữ, vậy phải viết bài vị theo chữ nào? Trong thực tế hiện nay, hầu hết các gia đình đều nhờ đến các sư hoặc các thầy cúng làm bài vị khi có người mất, từ đó các bài vị cũng được viết bằng chữ Hán Nôm, dù cả người sống và người đã mất đều không biết một tí ti nào về những chữ Hán Nôm ghi trên bài vị này. Đó hình như là một “thói quen”, hình như vẫn còn đâu đó có suy nghĩ nếu bài vị không được viết bằng chữ Hán Nômlà “không nghiêm túc”, “không đẹp”, “không thật sự thương tiếc”; ngoài ra cũng có nơi cho rằng vì đã nhờ cậy nên viết thế nào cũng được, chữ Hán Nôm hay chữ Việt không quan trọng mà quan trọng là ở tấm lòng; từ đó mà hết đời này sang đời khác, hết người này đến người khác đều được viết bài vị bằng chữ Hán Nôm.

Quan niệm của ông cha ta xưa khi làm bài vị cho người đã mất là để tưởng nhớ và để thờ cúng, người đã mất sẽ hiện diện ở bài vị mỗi khi có cúng tế, nhà có nhiều bài vị (vì cúng đến 4 đời trên) thì khi cúng tế người nào, bài vị của người đó sẽ được đem đặt vào chính giữa bàn thờ, khi cúng xong mới đưa trở lại vị trí cũ. Quan niệm như thế là phù hợp với lúc bấy giờ, ông cha ta đều học chữ Hán Nôm, người sống cũng như người đã mất nhìn vào bài vị cũng biết được bài vị là của người nào, của tổ tiên nào, khi cúng tế vị nào thì biết mà đưa bài vị vào chính giữa, người đã mất cũng biết đâu là bài vị của mình để về hiện diện đúng chỗ, không phạm vào chỗ của tổ tiên khác.

Ngày nay, bài vị nên viết bằng chữ quốc ngữ cho dễ đọc dễ hiễu. Cũng không nên phân biệt chữ Hán Nôm và chữ thuần Việt, vì có những chữ không có chữ thuần Việt, hoặc nếu có thì nghe không hay, không có ý kính trọng, thí dụ: tằng tổ khảo = ông cố, Ví Dụ: không lẽ trên bài vị viết: “Ông cố Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị”, vừa Hán Việt vừa thuần Việt đọc nghe lủng củng, trong khi nếu viết: “Tằng tổ khảo Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị” thì sẽ dễ được chấp thuận hơn.

Việc ghi vai vế của người mất làm cho bài vị phải làm mới liên tục khi có một đời khác thay thế làm người chủ cúng, thí dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.3. Có người cho rằng số chữ trên bài vị được tính theo lần lượt là Quỷ - Khốc – Linh – Thính là điều mê tín, ngày nay nên bải bỏ. Đây là vấn đề tế nhị phụ thuộc vào tâm linh của từng người, từng nhà thì hãy để cho từng người, từng nhà quyết định. Nói rằng mê tín nên bải bỏ thì còn nhiều việc nữa có nên bải bỏ không, thí dụ coi ngày giờ tẩm liệm, động quan, hạ huyệt, chôn …

Chất liệu làm bài vị
Bài vị thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Cũng giống như bát hương hay bàn thờ là vật phẩm vô cùng quan trọng trong gia đình nên được làm từ những loại gỗ quý , bài vị cũng như thế, luôn được cân nhắc về chất liệu khi làm bài vị sao cho độ bền cao và mang lại sự trang trọng vốn có đối với vật phẩm này.

Trước kia bài vị thường được làm bằng chất liệu đồng nguyên khối. Thời xa xưa đồng vẫn là nguyên liệu chính yếu được tin dùng bởi nó giữ được độ bền đẹp theo thời gian.  Tuy nhiên ngày nay những sản phẩm bằng đồng đã được thay thế bằng gỗ , giấy chất liệu cao cấp và được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt. Thông thường bàn thờ treo tường hay bàn thờ đứng  được làm từ chất liệu gỗ thì bài vị cũng được làm theo đồng bộ để tạo nên sự hài hòa về mặt thẩm mỹ phòng thờ cho gia đình cho dòng họ.

Trang trọng hơn, bài vị có thể được đặt trong khám thờ hay ngai thờ( Khám thờ là một vật dụng dùng trong việc thờ cúng có thiết kế cửa đóng và mở, bên trong đặt các bài vị của tổ tiên, ở chính giữa có viết hai chữ Thần Chủ. Thần Chủ chính là việc thờ cúng 4 đời trở lên, bao gồm Cao, Tằng, Tổ và Khảo.