Chư Thánh Thần Tiên Phật

Tam Thanh Đạo Giáo hay tam vị thánh tổ Đạo Giáo , tức Ngọc Thanh Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, ba vị tôn thần tối cao của Đạo giáo. Tổng xưng là “Hư Vô Tự Nhiên Đại La Tam Thanh Tam Cảnh Tam Bảo Thiên Tôn”.....
Ngọc Hoàng Thượng Đế ( 玉皇上帝 ) hay Ngọc Hoàng Đại Đế ( 玉皇大帝 ) là những danh hiệu nói đến vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng của Đạo giáo, là đấng cực cao cực trọng cực quyền cực uy. Không chỉ đại diện cho lẽ đạo công minh, cai quản vạn vật theo lẽ "Thiên Hoả" còn là Đấng Từ Bi thương xót chúng sinh. Chính vì vậy, danh hiệu của ngài là Ngọc Hoàng Xá Tội Thiên Tôn. Vạn khiên chỉ niệm thiên tôn hiệu. Thiên nạn chỉ tụng nhất chương kinh. Thường niệm Ngọc Hoàng danh hiệu, Tội diệt phúc sinh. Chí tâm xưng niệm
Trong Đạo giáo, toàn hiệu của Tây Vương Mẫu là Bạch Ngọc Quy Đài Cửu Linh Thái Chân kim Mẫu Nguyên Quân. Ngài từ Âm phần trong Đạo khí mà kết thành chí chân. Ngài cai quản tất cả các nữ thần và cùng với Đông Vương Công tham dự trong việc tuyển chọn tiên ban. Vì từ Âm nguyên kết thành, Ngài theo đức âm nhu mà dưỡng dục vạn linh....
Nữ Oa Nương Nương là 1 trong 3 vị Thủy Mẫu của con người (Nữ Oa, Tây Vương Mẫu, Địa Mẫu), mỗi vị cai quản một không gian riêng, Nữ Oa cai quản thị tộc của Trung Quốc cổ đại, Tây Vương Mẫu cai quản Thiên tiên, Địa Mẫu cai quản các Địa thần....Bà được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại Trung Quốc, bà cũng có vai trò trong thần thoại Việt Nam. Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế
Đức Thái Thượng Lão Quân (太上老君)  là thủy tổ của Đạo Giáo, được sinh ra do Nguyên Khí Hóa Tam Thanh, có trước trời đất và vũ trụ, là vị thần trường sinh bất tử, thống ngự thiên địa càn khôn. Đạo Đức Thiên Tôn còn được biết đến với danh hiệu Thái Thượng Lão Quân, Hỗn Nguyên Hoàng Đế, Ngài chính là Thần Bảo Quân hay Đại La Sư Bảo trong Tam Bảo của Đạo giáo (bao gồm Đạo bảo – Kinh bảo – Sư bảo). 
Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn (chữ Hán: 元始天尊) là một trong Tam Thanh, Tam bảo - ba vị tôn thần quan trọng nhất đối với niềm tin Đạo giáo. Đức Nguyên Thủy Tôn ngự tại Ngọc Thanh Thánh Cảnh, Thanh Vi Thiên Cung nơi Huyền Đô Ngọc Kinh. Ngài là tổ tông của chúng Thánh cùng toàn thể vũ hoàn. Ngài là Đỗng Chân giáo chủ, Vô thượng chí chân Đạo Bảo.
Huyền Thiên Thượng Đế còn gọi Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế có uy phong lẫm liệt, tám mặt sinh gió. Hình dáng là một vị mặc áo bào đen, tay cầm bảo kiếm, chân đạp lên rùa và rắn. Hai bên có Kim Đồng Ngọc Nữ tay cầm cờ đen theo hầu, gọi là hai tướng thủy hỏa
Toàn hiệu Thừa thiên hiệu pháp hậu thổ hoàng địa chi, là một trong Tứ Ngự. Ngài là chủ tể đại địa sơn xuyên, được người dân Trung Hoa thờ phụng tại rất nhiều nơi. Hậu Thổ ngự nơi Cửu Hoa Ngọc Khuyết cung, Thất Bảo Hoàng Phòng. Trong Hoàng Lục Đại Tiếu Lập Thành Nghi có ghi: “Hoàng dã, vạn sắc chi tổ dã”, màu vàng là trung tâm, là tổ tông của vạn sắc, biểu thị sự tôn quý của sắc màu này. Cửu Hoa Ngọc Khuyết hay Thất Bảo Hoàng Phòng đều là danh từ mỹ miều, ám chỉ sự tôn quý của Hậu Thổ. Ngài là chủ tể, án ngự nơi đất đai này.
Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là một vị thần tối cao của Đạo giáo. Đạo giáo có hai truyền thống. Sự phổ biến nhất coi ngài là hóa thân của đức Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ngoài ra, có một truyền thống mang tính suy luận cho rằng ngài hóa thân từ Đông Vương Công. Mặc dù Nguyên Thủy Thiên Tôn hóa thân thành Đông Vương Công, nhưng hai truyền thống mang những tính chất khác biệt.
Sư tổ Trương Thiên Sư sinh năm 35 CN (Công Nguyên), đến năm 90 CN ngài tới Vân Cẩm Sơn tu tập đan pháp. Ngài tu tại đây trong vòng 3 năm trời thì đắc đan. Tương truyền phép đan ngài đạt được chính là Cửu Thiên Thần Đan của Hoàng Đế. Điển cố nhắc lại rằng khi ngài tu đan tại núi Vân Cẩm, năm đầu tiên vùng đó trỗi dậy những ánh sáng dị thường. Đến năm thứ hai thì trên núi có phảng phất hình Thanh Long, Bạch Hổ.
Huyền Thiên Thượng Đế còn gọi Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế có uy phong lẫm liệt, tám mặt sinh gió. Hình dáng là một vị mặc áo bào đen, tay cầm bảo kiếm, chân đạp lên rùa và rắn. Hai bên có Kim Đồng Ngọc Nữ tay cầm cờ đen theo hầu, gọi là hai tướng thủy hỏa. Nhưng nguyên hình của Huyền Thiên Thượng Đế là sự kết hợp của rùa và rắn tạo thành, tức là “lưỡng chỉ bà trùng”. Hình tướng rùa rắn hợp thành nầy, chính là kết quả của sự sùng bái tinh tú từ thời xa xưa tạo nên.Huyền Thiên Thượng Đế gọi đầy đủ là “Hựu Thánh Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế Chung Kiếp Tế Khổ Thiên Tôn”
Thành Hoàng, cũng gọi Thành Hoàng Gia, nguyên bản vốn là một tín ngưỡng dân gian Trung Hoa bắt nguồn từ việc tế tự thần Thủy Dung thuở cỗ đại. "Thành" tức là chỉ bức tường thành, "Hoàng" là chỉ cái hào không có nước ở chân thành. Đào hào, đắp thành là để bảo vệ cho sự an toàn của dân tộc của bách tính. Người xưa cho rằng sự an toàn sinh mệnh và cuộc sống của con người đều quan hệ mật thiết với một sự vật hay vị thần nào đó, do vậy mà thành với hoàng đều được tôn sùng trở nên là một vị thần bảo vệ, gia hộ. 
Vương Linh Quan 王灵官  - vị đại hộ pháp của Đạo giáo, được tôn xưng là Tiên Thiên Nhất Khí Uy Linh Hiển Hóa Thiên Tôn, Thái Ất Lôi Thần Ứng Hóa Thiên Tôn, Tam Ngũ Hỏa Xa Vương Linh Quan hoặc Long  Ân Chân Quân, cư ngụ tại Đô Thiên Khoát Lạc Phủ. Theo “Tân Sưu Thần Kỳ” và “Thông Tục Biên”, Vương Linh Quan có tên là Vương Thiện, về sau thụ nhận đạo phù chi pháp từ Tát Tổ
Việc làm mưa có Ngũ vị Long Vương: thanh long, hắc long, hoàng long, xích long, bạch long. Vốn truyền thống Ngũ vị Long Vương có từ xa xưa. Thời Chiến Quốc, thuyết Ngũ hành phát triển mạnh mẽ, quan niệm chia ra Ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương), màu sắc cũng có 5 (Xanh, Trắng, Đỏ, Đen, Vàng). Thanh long ở đông phương; Hắc long ở bắc phương; Bạch long ở tây phương; Xích long ở nam phương; Hoàng long ở trung ương. Ngũ vị Long Vương tay trái cầm Vũ bát, tay phải cầm dương liễu, hướng thế gian mà biến sái mưa lành. Long Vương danh hiệu là Ngũ Long Trạch Nhuận Thiên Tôn. Trong nghi Thỉnh Thuỷ, hiệu Ngũ Long Đãng Uế Thiên Tôn

Cửu Thiên Huyền Nữ là 1 vị Tiên nữ độ mạng, hay còn được gọi là Phật Bà, Mẹ độ mạng Cửu Thiên Huyền Nữ. Cửu Thiên Huyền Nữ được gọi là Tam Gia Độ Mạng ( Quán Thế Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân). 

Nam Đẩu Tinh Quân là một vị thần trong truyền thống lâu đời của Đạo giáo. Nam Đẩu là đẩu tú trong Nhị Thập Bát Tú, nằm trong chòm Huyền Vũ, được đặt tên là Nam Đẩu bởi đối với chòm Bắc Đẩu. Từ xa xưa, niềm tin về Nam - Bắc Đẩu Tinh Quân đã hiện hữu trong văn hóa đại chúng và tôn giáo.
Bát Tiên là tám vị tiên trứ danh và đóng vai trò quan trọng trong niềm tin dân chúng cũng như Đạo giáo. Ảnh hưởng hình ảnh Bát Tiên lên toàn cõi Trung Hoa là vô cùng to lớn từ Tôn giáo, Y học, Văn học cho đến Điêu khắc, Hội hoạ và Âm nhạc.
Tám vị gồm: Hoàng hoa động thiên đế chủ siêu phàm nhân thánh thiên tôn Tào tổ
Thiên Quan Đại Đế còn được biết đến với danh hiệu Tử Vi Đế Quân. Quý đạo hữu cần lưu ý chữ “Đế Quân”, “Tử Vi Đế Quân” tức là đang nói đến Thiên Quan Đại Đế, còn “Tử Vi Đại Đế” là đề cập đến Tinh Chủ.
Khâu Xứ Cơ sinh năm 1148, vũ hóa năm 1227. Ngài người Thê Hà, Đăng Châu, tự Thông Mật, đạo hiệu Trường Xuân Tử, là một đạo sĩ Toàn Chân Đạo vào những năm cuối triều Kim (Trung Hoa). Ngài sinh vào năm Hoàng Thống thứ 8 nhà Kim (1148), đến năm 19 tuổi bắt đầu học đạo, bái vị giáo chủ đầu tiên của Toàn Chân giáo là Vương Trùng Dương làm thầy
Thủy Đức Thần Tinh Tinh Quân: Tức sao Thủy. “Đỗng Uyên Tập” quyển thứ bảy nói: “Bắc phương thủy đức tinh quân, thủy chi tinh. Hắc đế chi tử, thủy đức vi thiên tâm, tử thần chi tinh, chính đối côn luân chi đỉnh xử. Tử vi chi cung, tức nguyên khí chi chủ. Kỳ tinh hạ giáng vi tiên nông chi thần, chủ phát sinh vật, quang chiếu ngũ thập vạn lí, kính nhất bách lí, nhất niên nhất chu thiên.
Nam Cực Trường Sinh Đại Đế là một trong 9 hóa thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn trong hệ thống Cửu Tiêu. Ngài ngự tại Ngọc Thanh Thiên, Cao Thượng Thần Tiêu Phủ, Ngưng Thần Hoán Chiếu Cung. Nam Cực Trường Sinh Đại Đế nương nhờ Nguyên Thủy Tổ Khí mà phân chân, Ngài là đấng tự nhiên cao chân, dùng chính Diệu Đạo Hư Vô khai hóa quần phẩm. Điển cố tương truyền Nam Cực Trường Sinh Đại Đế giáng thánh lục cho Vương Văn Khanh Tổ sư, kế đó lập ra Thần Tiêu Phái.
Thiên Hoàng Câu Trần Đại Đế ngự tại Đại La Thiên Thiên Cung. Trong Thiên Hoàng bảo cáo có đề cập thêm về “Câu Trần Thiên Cung”, kì thực Câu Trần thiên cung chỉ đơn thuần mô tả Thiên Hoàng ở nơi chòm sao Câu Trần. Ngài chính là tinh ba của 6 ngôi sao trong chòm ấy. Câu Trần Thiên Cung còn được gọi với danh xưng Nam Cực Giáng Tiêu Thiên Cung.

Lữ tổ, húy Nham, tự Động Tân, hiệu Thuần Dương (bởi Tổ sinh nhằm tháng 4 Nông lịch, quẻ Bát Thuần Càn, Tổ mong noi theo đức Nguyên Hanh Lợi Trinh nên có hiệu như vậy). Ngoài ra, Tổ còn có hiệu Hồi (回) đạo nhân (chơi chữ từ chữ Lữ - 呂 mà thành) với ý tứ là một người trở về với Đại Đạo. Đời vua Đường Đức Tông năm thứ 14 niên hiệu Trinh Nguyên (798), nhằm ngày 14/4 Nông lịch, Ngài sinh ra. Thiếu thời, Ngài không chỉ tinh thông văn triết bách gia mà võ thuật còn thâm hậu. Năm Bính Dần (846), khi tới núi Lư thuộc Giang Châu, Ngài gặp Hoả Long Chân Nhân, được truyền thụ "Thiên Độn Kiếm Pháp". Năm kỷ mão (859), tại Trường An, gặp Chung Ly Quyền Tổ sư, theo Tổ học tập Đạo pháp. Về sau, khai ngộ cho Lưu Hải Thiềm và Vương Trùng Dương, được Toàn Chân Đạo tôn kính là một trong "Bắc Ngũ Tổ".

Ngày 15 tháng 4 âm lịch, thánh đản Chung Ly Quyền tổ sư. Ngài là một trong Bắc Ngũ Tổ. Đệ tử nổi bật của ngài là Lữ Tổ - Lữ Động Tân và Lưu Tổ - Lưu Hải Thiềm.  Chung Ly Quyền, họ Chung Ly, danh Quyền, tự Vân Phòng, hiệu Chính Dương Tử, còn gọi là Hòa Cốc Tử, là người Hàm Dương, nhà Hán. Tổ sinh nhằm triều Đông Hán nên còn gọi Hán Chung Ly. Tổ thân hình phi phàm, văn võ toàn tài, thân cao tám xích, làm quan đến Đại tướng quân. Sau Tổ vào núi Chung Nam, tương ngộ Đông Hoa Đế Quân, từ đó được truyền thụ Đạo pháp. 
Tam Quan Đại Đế hiệu tịch sinh tử tội phúc quần sinh. Mỗi năm, vào dịp Tam Nguyên Trai Nhật, chư chân thánh chúng quy tụ nơi Tử Vi Thượng Cung mà trình báo. Tam Quan Đại Đế xem xét tội phúc, từ đó định danh chúng sinh vào nơi Thanh-Hắc nhị bộ hầu thí quả báo thích đáng.Ngày Rằm tháng Bảy Nông lịch, Địa Quan Đại Đế Thánh thọ. 
Bắc Cực Tứ Thánh còn xưng Tứ Thánh Chân Quân, Bắc Phương Tứ Nguyên Soái. Bốn vị bao gồm: Thiên Bồng Nguyên Soái, Thiên Du Phó Nguyên Soái, Chân Vũ Tướng Quân và Hắc Sát Tướng Quân (tức Dực Thánh Tướng Quân). Bắc Cực Tứ Thánh chủ chưởng, vận hành tứ thời, là các vị hộ pháp thần quan trọng trong niềm tin Đạo giáo. 

Ngũ nhạc đại đế gồm 5 vị đại đế, Đông Nhạc Đại Đế chủ quản nhân gian “Quý tiện tôn ti chi sổ, sinh tử tu đoản chi quyền” Nam Nhạc hay còn gọi Thọ Nhạc, Nam Sơn. Nam Nhạc có liên đới với văn hoá về khía cạnh thọ mệnh trường viễn.Bắc Nhạc Hằng sơn quân, lĩnh tiên nhân ngọc nữ thất thiên nhân, phục huyền lưu chi bào, đái thái chân minh linh chi quan, bội trường tân ngộ chân chi ấn, thừa hắc long”. Tây Nhạc Đại Đế, Đạo Giáo tôn là Chưởng Quản Thọ Toán Tây Nhạc Kim Thiên Đại Lợi Thuận Thánh Thượng Đế, Thái Vô Hư Cực Tư Phạn Chân Quân, Hoa Lâm Kỷ Toán Thiên Tôn. Ngài cư tại Bệ Hạ Tố Nguyên Thiên Cung, Tây Nhạc Thái Hoa Cung. Ngài mặc bạch tố chi bào, đội thái tố cửu lưu chi quan, chấp quản khai thiên thông chân chi ấn, cưỡi bạch long. Trung Nhạc Tung Sơn Quân, đầu đội hoàng long y quan, mặc phục trang màu vàng. Ngài chủ quản thế giới thổ địa sơn xuyên lăng cốc. Đường Huyền Tông thời phong là Trung Thiên Vương, Tống Chân Tông thời phong là Trung Thiên Sùng Thánh Đế. Đạo Giáo tôn là “Trung Thiên Đại Thánh Sùng Thánh Đế

Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn còn được gọi là Phổ Hóa Thiên Tôn, Lôi Tổ. Ngài là vị thần quan trọng trong niềm tin Đạo Giáo. Ngài là Hóa Thân của Ngọc Thanh Chân Vương Nam Cực Trường Sinh Thượng Đế. Ngài thống trị Lôi Bộ, tam tỉnh cửu ti, tam thập lục nội viện ti, Đông Tây hoa đài, Huyền Quan diệu các, Tứ Phủ Lục Viện ti cục. Theo đó, Ngài làm đầu lãnh của các vị Ngũ Lôi Thần Binh Thần Tướng, Tam Thập Lục Lôi Công. 
Thái Âm Hoàng Quân chủ tể Thái Âm. Đạo Giáo tôn là “Nguyệt Phủ Kết Lân Hoàng Quân”, “Nguyệt Cung Hoàng Hậu Thái Âm Tinh Quân”, “Diệu Quả Tố Nguyệt Thiên Tôn”, “Quang Viên Phổ Độ Thiên Tôn”, “Huệ Quang Lãng Chiếu Thiên Tôn”, “Nguyệt Cung Thái Âm Nguyên Quân”, “Hiếu Đạo Tiên Vương Linh Bảo Tịnh Minh Hoàng Tố Thiên Tôn”. Nguyên Quân ngự tại Viên Hạ Tố Diệu Thiên Cung. Nhiều người đồng nhất Ngài với Hằng Nga, song không phải vậy vì Nguyên Quân là đấng tự nhiên cao chân trong khi Hằng Nga là phàm nhân.
Nữ Oa Nương Nương  là 1 trong 3 vị Thủy Mẫu của con người (Nữ Oa, Tây Vương Mẫu, Địa Mẫu), mỗi vị cai quản một không gian riêng, Nữ Oa cai quản thị tộc của Trung Quốc cổ đại, Tây Vương Mẫu cai quản Thiên tiên, Địa Mẫu cai quản các Địa thần....Bà được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại Trung Quốc, bà cũng có vai trò trong thần thoại Việt Nam. Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế

Đẩu Mẫu Nguyên Quân là một vị tôn thần Đạo Giáo, hóa thân từ Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế. Ngài mang nhiều hình tượng, nhưng trong đó có một pháp tướng như thể Ma Lợi Phác Thiên Bồ Tác trong niềm tin Phật Giáo. Cửu Linh Thái Diệu Bạch Ngọc Quy Đài Dạ Quang Kim Tinh Tổ Mẫu Nguyên Quân, hay thường được biết đến với cái tên " Đẩu Mẫu Nguyên Quân" có một địa vị quan trọng trong niềm tin cũng như việc hành trì của kẻ tu Đạo nói riêng và tín ngưỡng Đạo Giáo nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một sự hiểu biết đúng đắn về Thần vị và Uy năng của Ngài. Khi nay nhân dịp cửu hoàng hội, xin mạn đàm về Đẩu Mẫu Bảo Cáo cùng chư vị Đạo Hữu.

* Chú Sanh Nương Nương còn được gọi là “Chú Sanh Mụ” (mẹ sanh). Xuất xứ từ truyện Phong Thần. Theo truyện nầy nói rằng , Khương Tử Nha vâng lệnh Đức Nguyên Thỉ Thiên Tôn phong cho ba vị tiên ở Đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu chức “Hỗn Nguyên Kim Đẩu” (ý nói về sanh sản), coi về “các vị trời trước sau, cử các vị thiên tử xuống phàm, quản lý về con người hiền, ngu, tôn quí, hèn hạ, các vị Tiên hết phước phải xuống trần…”.

Tử Vi Đại Đế còn đượng xưng tán Vạn Tinh Giáo Chủ Vô Cực Nguyên Hoàng Trung Thiên Tử Vi, Bắc Cực Đại Đế. Khi Bắc Thần hiện diện, các vì tinh tú đều vây quanh, cung kính vì sao ấy. Mọi vì tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần, tựa như muôn muôn chúng sinh đều hướng về Đại Đạo. Vì sao ấy, cũng là đấng nắm giữ xu ki của tạo hóa. Xu ki được nhắc đến chính là mượn hình ảnh bản lề của cánh cửa để biểu trưng cho sự gắn kết nhị khí âm dương hóa sinh vạn vật. Âm dương được gắn kết với nhau khi một âm mới chớm sinh ra.

Thiên Quan Đại Đế còn được biết đến với danh hiệu Tử Vi Đế Quân. Quý đạo hữu cần lưu ý chữ “Đế Quân”, “Tử Vi Đế Quân” tức là đang nói đến Thiên Quan Đại Đế, còn “Tử Vi Đại Đế” là đề cập đến Tinh Chủ. Thiên Quan Đại Đế có hiệu là Thượng Nguyên Nhất Phẩm Cửu Khí Tứ Phúc Thiên Quan Diệu Linh Nguyên Dương Đại Đế. Ngài cùng Địa Quan và Thủy Quan là do Nguyên Thủy Thiên Tôn thổ xuất mà thành. Một số thuyết nói Tam Quan Đại Đế hóa sinh từ Ngọc Hoàng Đại Đế, điều này vẫn được công nhận vì theo nét nghĩa đó tức ám chỉ cho việc ba ngài sở hữu trọn vẹn cái tuyệt Đức của Đạo vậy. 
Đông Hoa Đế Quân, hiệu là Nguyên Dương Phủ Phù Tang Đại Đế, chủ Dương Hòa Chi Khí, lý vu Đông phương, còn hiệu Vương Công Yên. Ngài cư tại Đông Hoa Phương Chư Cung, còn có tên Chư Cung Đồng Sơ Phủ, Đạo giáo tôn là “Phụ Nguyên Lập Cực Thiên Tôn”, “Truyền Đan Độ Thế Thiên Tôn”, “Đông Vương Mộc Công Thiên Tôn”.
Cũng như nhiều hội quán người Hoa ở Chợ Lớn, hội quán Tuệ Thành của bang Quảng Đông được thành lập khoảng cuối thế kỷ 18. Có lẽ là hội quán xưa nhất. Từ thế kỷ 19 cho đến nay khi tham quan Chợ Lớn nhiều du khách đều ghé đến Chùa Bà Thiên hậu với kiến trúc và trang trí gốm Cây Mai (gốm Sài Gòn) để thưởng lãm. Vào thế kỷ 19, rue de Cay-Mai (đường Cây Mai nay là Nguyễn Trãi) là đường bộ duy nhất nối Sài Gòn với Chợ Lớn, Chùa Bà Thiên hậu nằm ở góc đường Nguyễn Trãi (rue de Cay-Mai) và đường Triệu Quang Phục (rue de Canton, đường Quảng Đông) trung tâm của Chợ Lớn xưa (Đề Ngạn, Saigon). Bang Quảng Đông là bang lớn nhất của người Hoa ở Chợ Lớn. Bên trái chùa là hội quán và bên phải là trường học của hội quán (nay là trường Trung học Mạch Kiếm Hùng). Chùa thờ Thiên hậu Thánh mẫu, Thánh mẫu đỡ đầu cứu giúp cho những người đi biển tránh khỏi bão tố ngoài khơi

Đông Nhạc Đại Đế chủ quản nhân gian “Quý tiện tôn ti chi sổ, sinh tử tu đoản chi quyền”, “Lĩnh quần thần ngũ thiên cửu bách nhân, chủ sinh chủ tử, bách quỷ chi chủ soái dã”. Đạo giáo tôn xưng Ngài là “Trung Giới Chí Tôn Đông Nhạc Thánh Đế”, “Đông Nhạc Thiên Tề Đại Sinh Nhân Nguyên Thánh Đế”, “Uy Quyền Tự Tại Thiên Tôn”, ngự tại Bồng Huyền Thiên Cung Đông Nhạc Thái Đại Cung.

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, Đông nhạc Thái sơn nằm ở phía Đông, nơi mặt trời mọc và là nơi khởi nguyên vạn vật. Vậy nên, Thái Sơn thần đóng vai trò quan trọng trong việc chủ sinh, chủ tử. Đồng thời, Đông Nhạc Đại Đế còn thể hiện tầm quan trọng qua việc: Tân cựu tương đại, cố quốc an dân; Diên niên ích thọ, trường mệnh thành tiên; Phúc lộc quan chức, quý tiện cao hạ; Sinh tử chi kỳ, quỷ hồn chi thống.

Đông Nhạc Đại Đế là vị đại thần “Chưởng nhân gian thiện ác chi quyền” “Chú tử lục sinh”. Vào dịp tam nguyên ngũ lạp, tứ thời bát tiết, giáp tử canh thân, đẩu giáng bản mệnh, sóc vọng các dịp, kẻ nào thiết lập đàn tràng, quảng trần cung dưỡng, phần hương nhiên đăng, kiền tâm khẩn đảo, quy mệnh Đông Hoa Thượng Tướng Đông Nhạc Đại Sinh Thiên Tề Nhân Nguyên Thánh Đế Uy Quyền Tự Tại Thiên Tôn, thời có thể cầu quốc gia thái bình, nhân dân an lạc, ngũ cốc đăng phong, sơn hà yên ổn, hoàng đồ củng cố. Lại có thể phổ cập đến nam nữ, tội nghiệp tiêu trừ, tai khiên tẩy đãng, phúc quả nơi thân, diên niên ích toán, gia môn xương thịnh, con cháu miên trường, đi đến nơi về đến chốn, chỉ có cát, không có bất lợi; quá khứ vong hồn đều có thể thoát ly địa ngục, tội nghiệp quyên tiêu, oan cừu giải thoát, khổ não trở thanh bình, cửu u không còn kìm giữ, ngũ khổ không trăn thân, thượng sinh thiên đường, tiêu dao tự tại, khoái lạc vô biên, dữ đạo hợp chân, nhất thiết hữu tình, đều được diễm phúc đốn ngộ vô thượng Đại Đạo

Nam Đẩu Tinh Quân 南斗星君 là một vị thần trong truyền thống lâu đời của Đạo giáo. Nam Đẩu là đẩu tú trong Nhị Thập Bát Tú, nằm trong chòm Huyền Vũ, được đặt tên là Nam Đẩu bởi đối với chòm Bắc Đẩu. Từ xa xưa, niềm tin về Nam - Bắc Đẩu Tinh Quân đã hiện hữu trong văn hóa đại chúng và tôn giáo.
Quán Thế Âm Bồ Tát chính là một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại Thừa. Ngài với hạnh nguyện từ bi, cứu khổ cứu nạn, sẵn sàng cứu vớt tất cả mọi chúng sanh nếu niệm danh hiệu của Ngài và Quan Âm Bồ Tát thường đứng cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát bên cạnh Đức Phật A Di Đà.

 Liên Hoa Thủ Bồ Tát 莲华手菩萨 của Ấn Độ thường có hình dạng với trang phục trang nghiêm, trên miệng có hai vệt râu,  Liên Hoa Thủ Bồ Tát Là một hình tướng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tài thần Triệu Công Minh là ai? Triệu Công Minh Thần Tài còn gọi là Triệu Công Nguyên Sư hay Triệu Minh Thần - 趙公元師, Triệu Huyền Đàn - 趙玄壇. Thần họ Triệu - 趙 . Là người núi Chung Nam Sơn - 終南山. Ngày vía Ngũ Lộ Thần Tài là ngày mồng 5 tết ( Mở hàng, khai trương rất tốt). Thánh Đản, hay ngày vía Thần Tài Triệu Công Minh Chân Quân là mùng 15 tháng 3 (Âm Lịch), đây cũng là ngày vía chính của ngài Triệu Công Minh Thần Tài, ngoài ra để cầu kinh doanh tài lộc người ta thường vía ngài vào ngày 13 âm lịch hàng tháng..