Huyền Thiên Thượng Đế

Huyền Thiên Thượng Đế

Huyền Thiên Thượng Đế còn gọi Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế có uy phong lẫm liệt, tám mặt sinh gió. Hình dáng là một vị mặc áo bào đen, tay cầm bảo kiếm, chân đạp lên rùa và rắn. Hai bên có Kim Đồng Ngọc Nữ tay cầm cờ đen theo hầu, gọi là hai tướng thủy hỏa. Nhưng nguyên hình của Huyền Thiên Thượng Đế là sự kết hợp của rùa và rắn tạo thành, tức là “lưỡng chỉ bà trùng”. Hình tướng rùa rắn hợp thành nầy, chính là kết quả của sự sùng bái tinh tú từ thời xa xưa tạo nên.Huyền Thiên Thượng Đế gọi đầy đủ là “Hựu Thánh Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế Chung Kiếp Tế Khổ Thiên Tôn”

Nguồn: Internet

Tiên tượng Huyền Thiên Thượng Đế tại ThoCung.com

Theo tín ngưỡng dân gian từ xưa đến nay của người Trung Quốc thì luôn có tư tưởng “cảm ứng” giữa người và trời đất. Họ tin rằng có sự tương quan giữa việc tinh tú vận chuyển và mệnh vận con người. Trong số những tinh tú, tất cả đều di chuyển chỉ trừ “Sao Bắc Cực” là chẳng động, cho nên người ta đã thần thánh hóa gọi đó là “Bắc Đẩu Tinh Quân” , ý nói lên đó là một ngôi sao tôn quí nhất. 

Cũng còn xưng các danh hiệu khác là “Bắc Cực Huyền Thiên Thượng Đế”, “Huyền Vũ Đế”, “Bắc Cực Đại Đế”, “Chân Vũ Đại Đế”, “Chân Vũ Đại Tướng Quân”, “Nguyên Thiên Thượng Đế”, “Khai Thiên Đại Đế”, “Khai Thiên Viêm Đế”, “Chân Vũ Đế”, “Khai Thiên Chân Đế”, “Thủy Trường Thượng Đế”, “Chân Như Đại Đế”, “Nguyên Vũ Thần”, “Bắc Cực Hựu Thánh Chân Quân”, “Nguyên Đế”, “Bắc Cực Thánh Thần Quân”, “Tiểu Thượng Đế”. Đến đời nhà Thanh thì sách vở văn hóa tôn xưng Ngài quá nhiều, gọi tắt là “Thượng Đế Công”, “Thượng Đế Gia”, “Đế Gia Công”.

Đạo gia nhận ra rằng, phương Bắc là nơi lạnh lẽo u ám, cũng là hồn con người trở về sau khi chết. Do đó, cho rằng phương Bắc rất huyền diệu, mà vị thống trị phương Bắc u ám đen tối nầy là “Huyền Thiên Thượng Đế ”.Niềm tin của quần chúng lớn dần, khi trải qua nhiều đời vua chúa tín ngưỡng cúng tế. Đời xưa, gọi bảy sao phương bắc :- Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích chung một tên là “Huyền Vũ”, cũng để chỉ cho “Sao Bắc Đẩu”.

Căn cứ vào sách “Lễ Ký”, nói rằng “Tiền Châu Tước, hậu Huyền Vũ” (phía trước là chòm sao Châu Tước, phía sau là chòm sao Huyền Vũ). Châu Tước là để chỉ cho sáu sao phương Nam. Các nhà thiên văn Trung Quốc xưa, chia các vì tinh tú ra thành 28 chòm, gọi là “Nhị thập bát tú”, rồi lấy 28 chòm sao nầy làm giới hạn để định ra bốn “tổ” (hướng) Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi tổ có 7 chòm sao, tưởng tượng đến các hình tượng con vật, kết hợp với lý luận năm phương năm sắc, thành ra :- -phương Đông gọi là Thanh Long. (rồng xanh)
- Phương Nam gọi là Châu Tước. (chim sẻ đỏ)
- Phương Tây gọi là Bạch Hổ. (hổ trắng)
- Phương Bắc gọi là Huyền Vũ (rùa rắn phối hợp) như thế thành ra “Tứ Tượng”.

*Rùa là một trong “tứ linh” (long, lân, quy, phượng), còn rắn là một con vật linh thiêng thần thoại, người xưa rất tôn quí. Bảy sao phương bắc Huyền Vũ được tưởng tượng thành con vật phối hợp giữa rùa và rắn. Ngày xưa, Đạo giáo tôn xưng bốn vị Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Châu Tước là bốn vị thần Hộ Pháp, nghĩa là bốn vị tiểu thần mà thôi. Nhưng sau đó, đột nhiên Huyền Vũ được trở thành vị thần lớn của Đạo giáo, là vị Thống Soái phụng lãnh mệnh lệnh của Ngọc Đế trấn giữ phương Bắc . Nhiều đời vua chúa phong tặng là “Chân Quân”, “Đế Quân”, “Thượng Đế”…ngày càng cao thêm . Triều đại nhà Tống sửa đổi “huyền vũ” thành ra “chân vũ ” , đến đời Tống Thần Tông phong là “Huyền Thiên Thượng Đế”, đó là tinh thần “nhân cách hóa” sự vật.

Theo quan điểm Đạo giáo, “huyền” là hợp hai thứ rùa rắn, ở phương bắc, màu đen nên xưng huyền. Mà phương Bắc là vị trí của đế vương, nên Huyền Vũ là “vua của bầu trời”, gọi là “Bắc phương Nhâm Quý chí linh thần” , là vị “ứng hóa thân của Kim Khuyết Chân Tôn” (Ngọc Đế).Huyền Thiên Thượng Đế cũng là hóa thân của “Bắc Cực Huyền Vũ Tinh Quân” , Đạo giáo cũng còn tôn xưng Ngài là “Tam nguyên đô thống soái”, tức là giáo chủ của muôn pháp, thống quản cả 36 vị nguyên soái khác, có uy quyền vượt trội, sự linh nghiệm không ai hơn, là vị “Tối linh Tối thịnh” trong Đạo giáo, là vị thần minh lớn nhất. Như vậy, Huyền Thiên Thượng Đế là vị thần cao cấp nhất, được thờ phụng trong “Bắc Cực Điện” hay “Chân Vũ Điện”.

* Triều đại nhà Hán, gọi là miếu thờ “Huyền Vũ Chân Quân”. Đến đời Tống, vì vua khai quốc tên “DẬN” có liên quan ý nghĩa đến “Huyền” nên kỵ húy đổi “huyền vũ” thành “chân vũ”, nhưng đến Tống Chân Tông thì bỏ lệ kỵ húy nầy, trả “chân vũ” trở lại thành “huyền vũ”. Suốt cả ngàn năm, “Huyền Vũ Chân Quân” đều chỉ xưng là “Quân” hay “Sư” chứ chưa bao giờ xưng “Đế” .

Tương truyền vào cuối nhà Nguyên, ông Chu Nguyên Chương trong một lần thất trận, trốn vào miếu thờ “Chân Vũ” mà thoát khỏi nạn đuổi bắt của binh lính nhà Nguyên, nên sau khi lên ngôi lập ra nhà Minh, ông hạ lệnh cho trùng tu các miếu thờ “Chân Vũ”, tô đắp tượng bằng vàng, lại tự đề bút sắc phong miếu thờ thành “Bắc Cực Thần Điện” nơi tấm bảngtreo trước cửa và gia phong cho Ngài thành ra “ Huyền Thiên Thượng Đế ”.

* Cũng theo truyền thuyết Đạo giáo , Ngài Huyền Thiên Thượng Đế vốn là một vương tử. Vào thời Huỳnh Đế, Ngài thoát thai nơi hoàng hậu Thiện Thắng ở Tịnh Lạc Viên. Lúc trẻ đã có tâm tu hành, lớn lên thành thanh niên uy dũng nhưng không muốn kế thừa ngôi vua. Về sau, được vị Nguyên Quân truyền trao “bí pháp”, lại được thiên thần trao tặng kiếm báu, vào Vũ Đương Sơn tu luyện, suốt 42 năm thì đắc quả sanh thiên. Nhân vì có công thống lãnh thiên binh thiên tướng chinh phạt giặc dữ thành công, nên Ngọc Đế phong cho Huyền Thiên 
Thượng Đế , trấn giữ phương Bắc. 

* Còn theo truyền thuyết dân gian, Huyền Thiên Thượng Đế vốn là một người đồ tể, mỗ heo sinh sống. Lúc tuổi về già, ăn năn nghiệp sát sanh quá nặng, không tích chứa được công đức, nên quyết chí tu đạo, buông đao đồ tể, vào chốn thâm sơn tu tập. Ngài đã siêng năng tu tâm dưỡng tánh nhiều năm, nên được đức Quan Âm điểm hóa cho. Đức Quan Âm nói rằng, vì trước đây, Ngài đã sát sanh quá nhiều, phải làm lễ “Tẩy rửa gan ruột” mới có thể chứng quả. Ngài đã tin tưởng hết sức chân thành ,can đảm tự mỗ bụng mình ra, rồi đem ruột gan xuống sông tẩy rửa, cắt bỏ những phần bao tử và ruột bị hư thúi, làm đen cả khúc sông, cứ rửa mãi cho đến khi nước sông trong trở lại, mới đem gan ruột cho vào bên trong bụng may lại. Hành động nầy cảm ứng đến trời nên được đắc thành chánh quả, được phong là “ Huyền Thiên Thượng Đế ”. Từ đó mới xuất hiện điển cố “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” (buông dao đồ tể, trọn nguyện thành Phật).Nhưng những phần bao tử và ruột của Ngài cắt bỏ nơi sông, trải qua nhiều năm tháng hấp thụ tinh khí trời đất, biến thành hai con Yêu Rùa Và Yêu Rắn, làm hại người trần, Huyền Thiên Thượng Đế phải tự thân hạ giáng trần gian để thu phục hai con yêu nầy. Lúc đầu, Ngài địch không nổi với hai con yêu nầy, phải cầu thỉnh với “Bảo Sanh Đại Đế” trợ giúp. Nhờ vào uy lực của 36 thiên tướng ( 36 ngôi thiên cương) bao vây và nhờ có thần lực kiếm quang mạnh mẽ của “Phục ma Bắc đẩu thất tinh kiếm” mới đè bẹp được hai con yêu nầy.Nhưng hễ dở kiếm lên thì hai con yêu lại toan cựa quậy, ví thế Ngài phải dùng chân đạp hai con yêu nấy để kềm thúc chúng, mới trả kiếm lại cho Bảo Sanh Đại Đế được. Từ đó, rùa và rắn trở thành hai người hộ vệ hai bên tả hữu của Ngài.

*Lại có một truyền thuyết khác, ngày xưa có một người đổ tể và một vị ăn chay trường cùng đi trên con đường đến yết kiến Phật Quan Âm ở núi Côn Lôn. Lúc đi qua sông nhưng không có phương tiện để qua, vị ăn chay lòng trù trừ chẳng muốn đi tiếp, còn người đồ tể thì có lòng tha thiết muốn triều bái Phật, chẳng nệ sông chết liều mạng bơi qua sông, kết cuộc đến nơi. Nhưng vì trước đây ông đã sat sanh quá nhiều, sáu căn không thanh tịnh, nến không thể tiến vào bên trong được. Do vậy, người đồ tể tự mỗ bụng bày ra nội tạng để tỏ lòng chí thành . Do đó cảm động đến thiên đình, Ngọc Đế cho phép lấy bao tử của ông biến thành con rùa, còn ruột biến thành con rắn, chở linh hôn người đồ tể nầy lên cõi trời, trở thành Huyền Thiên Thượng Đế . Nhân vì ông ta tự mỗ bụng để chứng minh lòng thanh tịnh, nên đời sau tôn xưng là “Khai tâm Tôn giả” (tôn giả mở bày tâm)

*Trong “Thần dị truyện” có chép :- “Đức Chân Quân cầm kiếm, tróc nã yêu tinh khắp các nơi trong trời đất, khiến chúng sợ hãi mà qui phục. Tượng Ngài rất dữ tợn, áo mão không chỉnh tề, dưới chân có hai con rùa rắn. Rùa là nói loài yêu ở cõi trời, rắn là nói loài yêu ở dưới đất”.

*Còn sách “Đồ Chí” thì chép, Chân Vũ vốn là Thái Tử của Tịnh Lạc Vương, tu luyện ở Vũ Đương Sơn, kết quả được thăng thiên, phụng mệnh lệnh của Thượng Đế trấn thủ Bắc thiên môn, chân để trần, cầm cờ màu đen”.

*Sách “Kim Lăng chí” nói:- “Chân Vũ Đại Đế tức là bảy sao Huyền Vũ có hình tượng kết hợp rùa và rắn, nên để hình tượng rùa rắn nầy dưới chân Ngài”

*Sách “Bành Hồ Phi Lược” chép:- “Bắc Cực Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế , trước là thần Huyền Vũ trấn phương bắc , Huyền vũ thuộc thủy, nước màu đen, 
nên áo mão và cờ đều màu đen. ………………….
 

*Trong “Đài Loan huyện chí” có ghi :- “Miếu thờ Chân Vũ, có một ở phường Đông An, một tại phường Trấn bắc, thờ vị “Bắc Cực Hựu Thánh Chân Quân” .Ngoài ra các nơi khác có tôn tạo hình tượng như trấn An Bình, Thất Côn Thân ở cửa bắc, Lộc Nhĩ Môn …đều có tượng rùa rắn dưới chân. Khi họ Trịnh đến Đài Loan đã thấy có nhiều Miếu thờ Chân Vũ để làm phép trấn bình an cho cuộc 
đất”.

*Cách tạo hình tượng Huyền Thiên Thượng Đế là:- đầu đội mão vàng, tướng dạng oai nghiêm hiển hách. Mình mặc áo đen, có năm chòm râu dài, gương mặt từ ái hòa nhã. Tay phải cầm kiếm Bắc đẩu thất tinh, tay trái bắt ấn. Hai chân màu đỏ, chân phải đạp con rắn, chân trái dậm con rùa, sau lưng có giắt cờ đen, hai bên có Kim Đồng Ngọc Nữ tức là Thủy Hỏa nhị tướng theo hầu”. 

*Tương truyền thuộc hạ của Huyền Thiên Thượng Đế gồm có bốn vị nguyên soái là :- Khang, Triệu, Lưu, Lâm nguyên soái. Ngài là phụ tá Thượng Đế Công để giữ an cung khuyết của thiên đình, đồng thời bảo hộ cho khắp hết sanh linh. Y cứ theo sách “Tam giáo suy thần đại toàn” (Thần thánh đầy đủ của tam giáo) thì Khang nguyên soái tên Diệu Uy là sao Long Mã chuyển thế, được Ngọc Đế sắc phong làm Nhân Thánh Nguyên Soái ; Triệu nguyên soái tên là Lãng Nhất, tự Công Minh, hiệu Vĩnh Xưởng, đời nhà Tần ở trong núi, chuyên ròng tu hành dắc đạo, công đức viên mãn, được Ngọc Đế phong làm Thần Tiêu Phó Tướng. Còn hai vị Lưu , Lâm nguyên soái là hai vị đi theo Huyền Thiên Thượng Đế để cầu đạo tu hành, rồi sau hộ vệ Huyền Thiên Thượng Đế thăng thiên, cũng được Ngọc Đế phong làm Thần Tiêu Phó Tướng.Ngày vía của Huyền Thiên Thượng Đế là ngày mùng ba tháng ba âm lịch.

 

NIỀM TIN VỀ HUYỀN THIÊN THƯỢNG ĐẾ TRONG ĐẠO GIÁO

Nguồn: Long Môn

Tín ngưỡng Huyền Thiên Thượng Đế lấy tuyên dương trọng nhân quý sinh, thành tín hướng thiện làm chủ đạo. Điều này vừa thể hiện những điều cơ bản trong tinh thần Đạo giáo, đồng thời giải thích sinh động các mối quan tâm của Đạo giáo đối với đời sống xã hội. Qua đó, điều này thể hiện những lăng kính sâu sắc và góc nhìn độc đáo của Đạo giáo.

Tín ngưỡng của Đạo giáo đề cập đến việc sùng tín các đấng thần linh, hành trì kinh điển, theo đuổi các học thuyết trọng yếu, tuân thủ giới luật và kế thừa, phát huy văn hóa tôn giáo. Từ đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của giáo dục và phổ cập văn hóa, chất lượng văn hóa của tín đồ Đạo giáo dần được nâng cao. Các nghi lễ tế tự Huyền Thiên Thượng Đế giờ đây giản lược bằng các hình thức quỳ bái, thắp hương, dâng lễ vật cúng phẩm. Phần đa, các hình thức phương tiện đó không thể đáp ứng một cách trọn vẹn nhu cầu tìm hiểu được mối quan tâm chủ đích của Đạo giáo.

Mối quan hệ giữa tín ngưỡng Huyền Thiên Thượng Đế và Đạo giáo góp phần giải thích tầm quan trọng của tín ngưỡng này đối với cùng đích của Đạo giáo. Qua đó, điều này thúc đẩy sự hợp nhất của tín ngưỡng Huyền Thiên Thượng Đế với xã hội hiện đại, phát huy đức tin với vai trò tích cực trong việc xây dựng xã hội, tu dưỡng con người.

Các tín đồ Đạo giáo tin rằng nguồn gốc của Huyền Thiên Thượng Đế có liên quan đến Thái Thượng Lão Quân. “Thái thượng thuyết huyền thiên đại thánh chân võ bổn truyện thần chú diệu kinh” lưu hành vào đời Bắc Tống có viết: “Huyền võ ứng hóa chi nhân” “Huyền võ” chính là huyền nguyên thánh tổ, hộ độ thiên nhân, ứng hóa chi thân, thần minh chi diệu. Đại Đạo vô hình, không giới hạn trong hình tướng cụ thể, nên biến hóa khôn cùng, không thể đo lượng. Huyền Thiên Thượng Đế xuất hiện với tư cách là hóa thân thứ 82 của Lão Quân, gọi là “lịch kinh bát thập nhị hóa”. Theo đạo kinh, Huyền Vũ Thần là “huyền nguyên thánh tổ” ứng hóa chi thân. Huyền nguyên thánh tổ chỉ đạo khí, tổ khí – căn cội sinh thiên sinh địa, hóa dục vạn vật. Qua đó, có thể hiểu rằng Huyền Thiên Thượng Đế là “Đạo đích hóa thân”, là hóa thân của Thái Thượng Lão Quân. Niềm tin về Huyền Thiên Thượng Đế ngày một khai khuếch theo niềm tin về Lão Quân.

Tại “Thái thượng thuyết chân võ diệu kinh chú” dẫn “Hàng bút thật lục” có nói: Huyền Vũ tiên thiên thủy khí Ngũ linh Huyền lão chi hóa, do Nguyên Thủy hóa thân, Thái cực biệt thể. Thượng tam hoàng thời, hạ giáng là Thái Thủy chân nhân. Trung tam hoàng thời, hạ giáng Thái sơ chân nhân. Hạ tam hoàng thời, hạ giáng Thái Tố chân nhân. Đương hoàng đế thời, “Sinh tịnh nhạc quốc vi vương tử”, thời đạo hiệu Tiềm vân tử. Vu đạo hữu công, Ngọc Đế gia phong Huyền Đế chi hiệu.

Phù Đại Đạo giả, Nguyên Thủy tứ phong Ngũ Linh Huyền Lão Thiên Quân, khai Bắc triệu thủy, thị căn cội Huyền Hoàng Thực Tượng. Kế đó, Đại Đạo dần dần phần khí hóa hình nhất. Huyền Vũ Đế là bát thập nhị hóa. Trong “Sắc kiến đại nhạc thái hòa sơn chí”, quyển tam, “Huyền đế thánh kỷ” viết: Huyền nguyên thủy khí, lịch kiếp hạ giáng, xuất thư độ nhân, nãi mệnh huyền đế hạ du nhân gian. Như vậy, Huyền Vũ không chỉ đơn thuần là quy xà hợp thể bắc phương tinh tú, mà đích thị là “Đại Đạo đích hóa thân”, “Nguyên thủy hóa thân”, là “Thái cực biệt thể”.

Thời Đường, Khổng Dĩnh Đạt đề cập “Đạo sinh nhất” rằng: “Thử thái cực thị dã”. Huyền Vũ cũng là “Thái cực biệt thể”, có mối quan hệ trực tiếp với “Đạo”. Điều này tạo cơ sở cho việc Huyền Thiên Thượng Đế trở thành vị thần được tôn thờ, nhất là đối với Võ Đang. Thời Tống – Nguyên lưu hành “Huyền thiên thượng đế kinh điển” cho rằng Huyền Thiên Thượng Đế phân thân giáng thế là Tịnh Nhạc quốc vương tử, sau tu luyện thăng thiên. Sư phụ Ngài là “Tử Ngyên Quân” là Lão Quân biến hóa chi thân. Tử Nguyên Quân là người chỉ dẫn Huyền Vũ đến Võ Đang tu luyện. “Thái thượng thuyết chân võ diệu kinh” xưng, Huyền Vũ là Tịnh Nhạc vương tử, lúc 7 tuổi đã “Tiềm tâm niệm đạo, chí khế thái hư”. Năm 15 tuổi, Ngài xuất gia, đến Võ Đang tu hành suốt 42 năm. Tịnh Nhạc Vương Tử rời cung điện, tìm nơi thâm sâu cùng cốc, toại cảm Ngọc Thanh Thánh Tổ Tử Khí Nguyên Quân, thụ vô cực thượng đạo.

Các kinh điển về Huyền Thiên Thượng Đế nhấn mạnh việc “Tích thiện thành tiên, tích ác tạo tội” tư tưởng. Như “Thái thượng thuyết chân võ diệu kinh chú” thuyết: Cố ngưỡng tri huyền đế, lục nhất trình tự xương giả, khuyến bách thiện. Phạt nhất hoa hiêu phụ giả, trừng bách ác. “Cảm ứng thiên” viết: Kỳ hữu tằng hành ác sự, hậu tự cải hối, chư ác mạc tác, chư thiện phụng hành, cửu cửu tất hoạch cát khánh, vị chuyển họa thành phúc giả dã. “Bắc cực chân võ phổ từ độ thế pháp sám” thuyết: Phù nhân sinh thiên địa chi gian, thiện ác bất đồng, các tự tiên thân nghiệp duyên sở trí. Tu thiện thiện chí, tu phúc phúc lai. Như ảnh tùy hình, tự thanh ứng hưởng. Ngộ tắc kiến đạo, mê tắc cư trần. Lục thiện phạt ác là một trong những niềm tin lâu đời, quan trọng của Đạo giáo.

Theo một số Đạo kinh mô tả Huyền Thiên Thượng Đế chấp chưởng công quá, lục thiện phạt ác. “Thái thượng thuyết chân võ diệu kinh chú” giảng giải Chân Võ thường giáng vu hạ giới “Lục thiện phạt ác, phụ chính trừ tà, tế bạt thiên nhân, khư yêu nhiếp độc”. “Nguyên thủy thiên tôn thuyết bắc phương chân võ diệu kinh” xưng Chân Võ phàm ngộ giáp tử, canh thân, mỗi nguyệt tam thất nhật, hạ hàng nhân gian, thụ nhân tiếu tế, sát nhân chi thiện ác công quá, niên mệnh trường đoản.

Hương thiện tích đức không thể xa rời lòng thành tín. Thành tín là nhân tố căn bản, đầu tiên. Nếu không có sự thành tín, không thể ngưỡng mong thân thể kiện khang, sự nghiệp phát triển, gia tộc hòa mục, xã tắc an ninh. Từ lúc khởi sinh, Đạo giáo đã hoạch định niềm tin tín lý về sự hướng thiện, lòng nhân ái, quý trọng sinh mệnh và cả sự thành tín. Ở các kinh điển cổ lão như “Thái Bình Kinh”, “Lão Tử Tưởng Nhĩ Chú” cũng có đề cập về việc tuyên dương vi thiện chí thành, thành tín thủ thiện.

Lược dịch từ:道站, Long Môn dịch