Nam Cực Tiên Ông

Nam Cực Trường Sinh Đại Đế còn gọi là Ngọc Thanh Chân Vương,  Nam Cực Tiên Ông là con thứ chín của Nguyên Thủy Thiên Vương. Thường thờ phụng cúng tế Ngài sẽ được mạnh khỏe sống lâu. Ngài còn có tên gọi khác là Nam Cực Tiên Ông, Nam Cực Chân Quân, Trường Sinh Đại Đế. Ngày vía của ngày là 01.5 Âm Lịch

 

tuong-ong-tho

Về lai lịch của Nam Cực Trường Sinh Đại Đế có hai thuyết giải thích:

-Là trưởng tử của Nguyên Thủy Thiên Vương. Theo Đạo Kinh Cao Thượng Thần Lôi Ngọc Thanh Chân Vương Tử Thư Đại Pháp Tự viết: Xưa chưa thành hình vũ trụ, nguyên khí chưa sinh ra, Nguyên Thủy Thiên Vương là Tổ của Hạo Mãng Minh Luật Đại Phạm (cõi mờ mịt mênh mang chưa phân biệt), ngưng thần kết thai, tạo thành hỗn độn, kế có trời đất, chia ra khí bên trong và khí ngoài, gọi là hỗn hư. Nguyên Thủy Thiên Vương vận thần thông mở ra vũ trụ, tạo nên mặt trời, mặt trăng, các sao. Rồi chia thành trời đất. Ở Ngọc Kinh, Ngài phối hợp với Vạn Khí Tổ Mẫu Thái Huyền Ngọc Cực Nguyên Cảnh Tự Nhiên Cửu Thiên Thượng Huyền Ngọc Thanh Thần Mẫu, sinh ra tám người con. Người con trưởng là Nam Cực Trường Sinh Đại Đế. Còn có hiệu là Cửu Long Phù Tang Nhật Cung Đại Đế và Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Vương. Một mình có ba tên, là một vị Thánh vậy. Vị Chân Vương này (tức Nam Cực Trường Sinh Đại Đế) đã ngưng thần ở cung kim khuyết, giải cứu tam tai bát nạn cho sinh linh, hộ trì cho chín cõi tuyền phong, cứu giúp cho tất cả tội hồn đang chịu báo ứng. Thế gian nếu người nào có lòng tin, cầu khấn nơi Ngài, chẳng kể ngày đêm, không nói xa gần ngài liền ứng hiện cứu giúp, sức thần thông của Ngài có thể nói là khó nghĩ bàn, chúng sinh trong tam giới cửu u đều có thể nương tựa. Theo sách Thần Tiêu Chân Vương Bí Pháp (một bộ ba quyển) dạy rằng: Đức Ngọc Thiên Nguyên Thủy Thượng Đế nơi Tử Vi Thượng Cung Tử Quỳnh truyền bá bí pháp Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương Trường Sinh Hộ Mệnh Bí Pháp cho Ngài để cứu giúp chúng sinh.

-Là con thứ chín của Nguyên Thủy Thiên Vương. Theo sách Cao Thượng Cửu Tiêu Ngọc Thanh Đại Phạm Tử Vi Huyền Đô Lôi Đình Ngọc Kinh nói rằng: Con thứ chín của Nguyên Thủy Thiên Vương được phong làm Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương Trường Sinh Đại Đế, chủ quản ba mươi sáu cõi trời ở cửu tiêu, thống lĩnh ba mươi sáu vị Thiên Tôn. Đồng thời sách Cao Thượng Thần Lôi Ngọc Thanh Chân Vương Tử Thư Đại Pháp ở quyển một, phần phong chức cho tám người con, có nói đến Nam Cực Trường Sinh Đại Đế, là được phong làm Cao Thượng Thần Lôi Ngọc Thanh Vương và Thái Dương Cửu Khí Ngọc Hiền Quân hay Thái Dương Cửu Khí Ngọc Hiền Quân. Tên húy của Ngài là Côn Động, tên chữ Diệu Hoa. Trong kinh Bát Đế phong hiệu quan chức vị cũng có nói đến Ngài: Người con thứ chín được phong làm Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương hay còn gọi là Thái Bình Ứng Hóa Đạo Chủ Đại Đế, cũng có tên là Diêu Lãnh Phù Tang Thái Dương Cửu Khí Thần Quân. Thuyết này được chấp nhận hiện nay.

-Nhân vì Ngài chủ về tuổi thọ, nên trong Đạo giáo dân gian người ta cũng gọi Ngài là Thọ Tinh hoặc Lão Nhân Tinh.

Thọ Tinh có danh xưng đầy đủ là Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương Trường Sinh Đại Đế Thống Thiên Nguyên Thánh Thiên Tôn, cư ngụ ở Ngọc Thanh phủ, Cao Thượng Thần Tiêu Cung.

Đạo Giáo là tôn giáo có tôn chỉ mưu cầu sự trường sinh, nên trong phả hệ thần thánh của họ phải có một vị chủ về thọ mệnh của con người.

Vào thời cổ đại rất sùng bái tinh tú, danh sách rất nhiều, thời gian lâu dài mà không bị bỏ bớt. Trong đó, Thọ Tinh là được mọi người hoan nghênh, được phổ biến rộng rãi nhất.

Trong Sử Ký - Phong Thiện Thư do Tư Mã Trinh viết: Thọ Tinh tức Nam Cực Lão Nhân, chủ về sự an ổn và tuổi thọ của người.

Trong Nhĩ Nhã- Thích Thiên lại nói: Thọ Tinh, là sao Giác, sao Cang vậy. Hai sao Giác và Cang là hai sao đứng đầu trong bảy sao Thanh Long ở phương Đông của hệ Nhị Thập Bát Tú. Quách Phác chú giải: Thọ Tinh, là hai sao khởi đầu Giác và Cang, hai sao này chiều dài, tượng trưng cho tuổi thọ lâu.

Tư Mã Thiên trong Sử Ký - Thiên Quan Thư thì nói: Tại phương Tây có bốn ngôi sao lớn, gọi là Nam Cực Lão Nhân. Nhìn thấy Lão Nhân Tinh xuất hiện thì đất nước an ổn, nếu không thấy thì có binh đao.

Đại học giả đời Đường Trương Thủ Tiết nhận xét về lời giải thích của Tư Mã Thiên như sau: Lão Nhân chỉ có một sao, ở về góc phương Nam (đông nam của Thiên Lang Tinh), còn gọi là Nam Cực, chủ về tuổi thọ lâu dài và sự an ổn. Thấy nó thì vận mệnh đất nước tốt, nên gọi là Thọ Xương; không thấy nó, tất có nhiều ưu sầu lo lắng. Cho thấy là, mọi người rất quan tâm đến Thọ Tinh.

Trong Hán Thư - Thiên Văn Chí nói Nam Cực Lão Nhân thường lấy thời điểm sau Thu Phân mà hiện. Lại trong Hậu Hán Thư nhất nghi chí nói: Mặt trăng tháng tám, tuổi mới bảy mươi, chống gậy, ăn cháo. Đến tám mươi, chín mươi, có lễ ban cho thêm…. Thờ phụng Lão Nhân Tinh Lão Thái Miếu phía Nam kinh đô.

Như vậy, từ xưa hai bên Thiên Văn Học và tôn giáo đã có sự quan tâm khảo sát và phát hiện Thọ Tinh rồi. Trong đó nêu lên hai ý nghĩa: Thứ nhất là xác định khu vực của sao trên trời, ở vị trí sao Giác sao Cang của Nhị Thập Bát Tú. Thứ nhì là nêu lên Nam Cực Lão Nhân Tinh thời Đông Hán là đã có ý nghĩa tôn kính người già và xác nhận bắt đầu có sự cúng tế Lão Nhân Tinh.

Trong hệ Nhị Thập Bát Tú, bảy sao phương Đông là: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ tạo thành hình Thanh Long, mà sao Giác hai ngôi lại có hình dạng cái sừng con dê, nên nói sao Giác ở về phương Đông, giống như sừng rồng. Sao Cang bốn ngôi nâng sao Cang đi lên, nên gọi là Kháng (trên cao, che chở) giống như hình đầu rồng. Khoa thiên văn học ngày nay lại lấy hai sao này xếp vào vị trí của sao Thất và sao Nữ, trong đó sao Giác là sáng hạng nhất. Mỗi năm vào đầu tháng năm, lúc trời chiều thật trong, bảy giờ tối thì thấy Lão Nhân Tinh rất rõ. Nhưng vì vị trí của nó ở vĩ độ 50 độ Nam, nên ở Trung Quốc, nhất là phía Bắc thì không thể thấy rõ; chỉ có từ địa khu Nam Hòa của Trường Giang trở xuống phía Nam thì thấy được.

Từ thời Chu, Tần việc cúng tế Thọ Tinh chẳng qua là cúng Nam Cực Lão Nhân Tinh (sao Cang). Nhưng theo sách Thông Điển - Lễ Tứ nói: Ban chiếu lệnh cho Ty sở lập đàn Thọ Tinh để cúng tế sao Lão Nhân Tinh tức bảy sao Giác, Cang, cho đến đời nhà Đường mới hợp lại cúng chung hai sao này.

Từ Chu Tần về sau, Thọ Tinh được các vua chúa các triều đại cho ghi vào Sách Cúng Tế của Hoàng Gia. Đến đời Minh, tuy bỏ sách cúng tế nhưng trong dân gian vẫn còn lưu hành nghi lễ này. Như là đời Minh, các sách Bạch Xà Vân, sau đổi là Lôi Phong Tháp và Nghĩa Yêu Vân, về sau là Tam Tiên Bảo Vân, trong đó hình tượng Thọ Tinh là một vị Tinh Quân có lòng tốt cứu giúp tuổi thọ đã xuất hiện. Khi sách Bạch Xà Vân được chuyển thể thành tuồng hát, đoạn Dạo Tiên Thảo (ăn trộm cỏ tiên) diễn tả: Bạch xà uống rượu hùng hoàng vào bị hiện nguyên hình rắn, khiến cho Hứa Tiên sợ đến chết. Xác chàng được đưa đến núi Côn Lôn, Bạch Xà ăn cắp cỏ tiên bị hai tướng Hạc và Lộc ngăn trở, Nam Cực Tiên Ông hiện xuống, tặng chàng linh chi uống và sống lại. Ai xem đến đoạn nầy đều cũng cảm động rơi lệ.

Tiểu thuyết nổi tiếng đời Minh Cảnh Thế Thông Ngôn quyển thứ 39 là Phúc Lộc Thọ Tam Tinh độ thế đã giảng giải rất nhiều sự tích cứu đời của Nam Cực Tinh. Ngoài ra, các vở kịch khác đời Nguyên Minh cũng lấy đề tài như: Nam Cực Đăng Tiên, Quần Tiên Chúc Thọ, Trường Sinh Hội v.v…

Hình tượng thờ Thọ Tinh từ cuối đời Minh thì được hoàn chỉnh như sau: Đầu đội mão liên hoa, mắc áo lông hạc, bế con, tóc bạc, râu bạc, tay cầm ngọc khuê, có nơi thêm tay cầm quyền trượng uốn cong nhiều khúc, trán cao thẳng, gọi là Thọ Tinh Cao Phòng Động.

Còn ở thời Đông Hán, cùng lúc làm lễ cúng Thọ Tinh, đồng thời cũng lồng ghép thêm lễ chúc thọ các cụ già. Từ bảy mươi tuổi trở lên, mỗi cụ được tặng một cây gậy dài chín thước, đầu khắc hình chim cưu (tu hú). (Chú thích: 鳩: Cưu: Con tu hú. Tính nó vụng không biết làm tổ, nên hay dùng để nói ví những kẻ không biết kinh doanh việc nhà. Nó lại là một loài chim ăn không mắc nghẹn bao giờ, cho nên những gậy của người già chống hay khắc hình con cưu vào. Như cưu trượng 鳩杖 gậy khắc hình chim cưu). Đây là xuất xứ của Thọ Tinh cầm gậy sau này. Về hình trạng cầm gậy, quyển 4 của Trình Sử viết: Thọ Tinh cầm trượng (gậy), thì trượng phải dài hơn tay của người, lại có dáng gãy khúc. Nều trượng thẳng mà ngắn, là ý gậy hộ thân, là vật bất tường vậy. Cho nên hình tượng thờ Thọ Tinh từ trước đời Nam Tống là có hình dáng gãy khúc. Còn về hình dáng đầu Thọ Tinh có trán cao mà thẳng, gọi là tướng Cao não môn, theo Thông Tục Biên có ghi Thế tục họa hình Thọ Tinh để thờ, có đầu rất dài. Trong Nam sử Di mạch vân nói Tỷ Khiên Vương xưa mình cao một trượng hai, đầu dài ba thước, từ xưa được xem là vua bất tử cổ dài. Người họa hình lấy theo ý đó mà vẽ Thọ Tinh, tiêu biểu cho sự trường thọ.

-Nhân ngày thánh đản Nam Cực Trường Sinh Đại Đế, bản quán xin đăng bảo cáo tán dương công đức của Ngài, để cho chư vị đồng Đạo dễ dàng tụng niệm:

Nam Cực bảo cáo. Chí tâm quy mệnh lễ.

Cao thượng thần tiêu phủ,

Ngưng thần hoán chiếu cung,

Hội nguyên thủy tổ khí dĩ phân chân,

Ứng diệu đạo hư vô nhi khai hóa,

Vị hồ cửu tiêu chi thượng,

Thống lí chư thiên,

Tổng hồ thập cực chi trung,

Tể chế vạn hóa,

Tuyên kim phù nhi thùy quang tể khổ,

Thi huệ trạch nhi phúc dục triệu dân,

Ân phổ kiền nguyên,

Nhân phu hạo kiếp, Đại bi đại nguyện,

Đại thánh đại từ,

Ngọc thanh chân vương,

Nam cực trường sinh đại đế,

Thống thiên nguyên thánh thiên tôn.

Đại Đạo bất khả tư nghị công đức.

Tượng Gỗ Thọ Tinh
Tượng Gỗ Thọ Tinh là một trong 3 vị tam đa dùng để thu hút tài lộc, kéo dài dương thọ.... 
Tượng gỗ Tam Đa -  Đa Phúc - Đa Lộc - Đa Thọ
Tượng gỗ Tam Đa hay Tam Tinh với ý nghĩa là được Đa Phúc - Đa Lộc - Đa Thọ  
  • Hỗ trợ
    Thi công
    0935.118.118
    Bán hàng
    0948.482.482
    0968.488.488
  • Bảng giá
  • Yêu cầu tư vấn