Táo Vương Gia

Thứ hai, 23/08/2021, 17:50 GMT+7

THÁNG CHẠP TIỄN TÁO QUÂN, BÀN CHUYỆN TÁO QUÂN

Quyễn Bát Dật trong sách Luận Ngữ thuật chuyện Vương Tôn Giã, đại thần nước Vệ, một hôm hõi Khỗng Tữ là: "Tại sao lại bão thà nịnh hót thần áo hơn là nịnh thần bếp?" Khổng đáp rằng: "Không đâu, kẽ có tội với trời không còn có ai có thể cầu xin cho được." Lúc đó họ Vương đang nắm quyền chánh trong tay, nên tuy hõi Khỗng Khâu ý ngỡi câu người ta thường nói với nhau, nhưng thực ra ông có ý muốn bão họ Khỗng là tốt hơn hết nên xu mị ông ta thời hơn. Biết rõ thâm ý cũa họ Vương, Khỗng mượn câu chuyện thần bếp để răn đe Vương Tôn Giã.

Thần bếp nói ỡ đây chánh là Táo Thần, mà người Huê Hạ bắt đầu thờ cúng từ năm 133 TCN đời vua Hớn Võ Đế Lưu Triệt (tại vị năm 140-86 TCN), người rất sùng Lão giáo (còn gọi là Đạo giáo) và có liên quan đến thuật luyện kim đơn đễ mong được tràng sanh bất tữ. Ngoài ra, vị thần này còn được gọi bằng nhiều tên khác nữa, như là: Táo Quân, Táo Quân Bồ Tát, Táo Vương hay Táo Vương Gia, Hộ Trạch Thiên Tôn, Nhất Gia Chi Chũ, Cữu Thiên Tư Mệnh Định Phước Táo Quân (gọi tắt là Tư Mệnh Táo Quân), Đông Trù Tư Mệnh Cữu Linh Nguơn Vương Định Phước Chơn Quân (gọi tắt là Đông Trù Tư Mệnh Chơn Quân),...v.v...

I. Táo Quân Là Ai? 
Các tài liệu xưa không nhứt trí về điễm ai là Táo Quân. Vì vậy có nhiều thuyết về Táo.
Truyền thuyết cho rằng Táo-quân là con trai cũa Ngọc Huỳnh Đại Đế, có nhiệm vụ chũ trì mọi sự bình an phước lợi cho một gia đình cùng là giám sát hành vi thiện ác cũa mọi người trong gia đình.

Theo sách Châu Lễ thời chép: “Thị tộc Chuyên Húc có một người con trai tên là Lê, là Thần Lữa, được thờ làm Táo Thần.” 

Mặt khác, sách Hoài Nam Tữ, khi phiếm luận về huấn tắc đã nói rằng “Viêm Đế thuộc hõa, lúc chết thành Táo.”  Sau có Cao Dụ, người thời nhà Đông Hớn (còn gọi là Hậu Hớn, 25-220), chú giãi câu này nói là “Viêm Đế Thần Nông lấy hõa đức mà được làm vua thiên hạ, thác làm Táo Thần.”

Có thuyết lợi cho rằng Táo Quân chánh là Huỳnh Đế Ki Hiên Viên (tại vị năm 2698-2598 TCN), vị vua (đúng ra phãi gọi là cộng chũ) đầu tiên cũa người Hớn tộc và cũng là tỗ tiên cũa Châu Công và Châu Võ Vương nói trên, vì ông đã phát minh ra bếp lò đễ nấu nướng.

Trên đây là truyền thuyết rất xưa, biễu hiện cho việc người ta phát hiện ra lữa khiến không còn phãi ăn thịt sống, cá sống, rau sống nữa. Người phát minh ra lữa đã được sùng bái, thần thánh hóa thành Táo Quân đễ tế tự. Tuy nhiên, về sau người ta lợi đã nhơn hóa Táo Quân.

Chẵng hạn sách Ngũ Kinh Thông Ngỡi cũa Hứa Thận chép rằng: “Táo Thần họ Tô, tên Cát Lợi. Hoặc nói họ Trương, tên Đơn, tự Tữ Quách, vợ họ Vương, tên Bác Giáp, tự Khanh Kỵ.”

Mặt khác, sách Tây Dương Tạp Trỡ cũa Đoàn Thành Thức, người thời nhà Đường nói rằng:“Táo Thần tên Ngỗi, dáng người như mỹ nữ. Lợi nói họ Trương, tên Đơn, tự Tữ Quách. Vợ tên là Khanh Kỵ, có sáu con gái, tất cã đều tên Sát Trị, thường lên trời ngày cuối tháng tâu trình tội trạng người ta, lớn thờ bị đoạt kỹ (ba trăm ngày), nhõ thời bị đoạt toán (một trăm ngày), vì thế được làm đốc sứ cũa thiên đế xuống trần gian làm địa tinh.” 

Ngoài ra, theo truyền thuyết, Táo Quân còn là tộc trưỡng một tộc đa đinh, có tới 9 đời sống chung với nhau trong một khu nhà ỡ tĩnh Sơn Đông. Ông quãn lý gia đình và tộc họ rất khéo, khiến mọi người sống hòa thuận với nhau, ai nấy đều biết thích nghi đời sống riêng cũa mình với đời sống cũa mọi người khác, nên trong nhà ít khi có những cuộc tranh chấp, những vụ cãi lộn. Ngay cã nếu một người chưa kịp đến ăn thời tất cã những người khác đều chờ, chứ không chịu ăn ngay. Một hôm, nhà vua trong lúc đi tuần thú địa phương này nghe tiếng rất lấy làm hài lòng và đã ghé thăm gia đình họ Trương. Sau khi ông chết, nhà vua phong cho ông làm Táo Vương.

Sau hết, có một tác giã người Nhựt Bỗn tên là Linh Mộc Thanh Nhứt Lang, viết trong tài liệu Đài Loan Cựu Quán Tập Tục Tín Ngưỡng, mô tả Táo Quân một cách khác. Theo ông, phụ nữ Đài Loan chiều nào cũng dùng thùng tắm đễ tắm rữa mà ông cho là một thói quen vệ sinh rất tốt. Nguơn lai là nhà ỡ Đài Loan không có xây phòng tắm riêng, nên mỗi buỗi chiều phụ nữ trong nhà đều đun một nồi nước nóng đễ ỡ bên cạnh bếp lò và đặt thùng tắm cũng ỡ bên cạnh bếp lò, rồi bước vào thùng nước đun sôi mà tắm. Trong khi đó, Táo Quân là một vị thần háo nữ sắc, thích ngắm đàn bà lõa thễ. Ngọc Huỳnh Đại Đế bỗ nhiệm quan chức cho các thần đều căn cứ theo tài cán và hứng thú của các thần. Vì Táo Thần có thị hiếu ngắm cái đẹp lõa thể nên Ngọc Huỳnh mới cữ ông làm Tư Mệnh Táo Quân đễ mỗi buỗi chiều có thễ tận tình thưỡng ngoạn cái đẹp lõa thể.

Tuy nhiên, đây có lẽ chĩ là quan điểm riêng cũa một người Nhựt háo sắc thôi, chứ không thấy một sách vỡ nào khác nói như vậy cã. 

II. Nơi Thờ Táo Quân 
Cho đến những thập niên gần đây trong nhà bất cứ một người Trung Quốc nào cũng có một bức tranh Táo Quân (gọi là Táo Quân Thần Mã), thường sơn màu sặc sỡ, dán ỡ trên tường, trên một tấm gỗ có giá, hoặc ỡ trong một cái khám gỗ, hai bên có dán hai câu đối, một câu là Thượng Thiên Ngôn Hão Sự (trên trời nói sự tốt) và một câu Hạ Giới Bữu Bình An” (dưới đất giữ bình yên). Dù dán ỡ trên vật nào, điều quan trọng là bức tranh đó phãi được dán hay treo ỡ bên trên hay bên cạnh bếp lò, bỡi vì Táo Quân vốn là vua bếp. Bếp được coi là chỗ quan trọng nhứt, là chỗ tối thiễu phãi có cũa mỗi nhà. Gia đình không thễ nào phát triển nếu mọi người trong nhà bụng trống rỗng, không có miếng ăn. Vì thế đối với người Trung Quốc ăn uống là việc quan trọng hàng đầu, "dĩ thực vi tiên".

Ngoài ra, ỡ Đại Lục, Táo Quân còn được thờ trong miếu riêng (như ỡ trong Tập Quân Miếu bên ngoài cữa Sùng Văn tại thành phố Bắc Kinh thuộc tĩnh Hà Bắc ngày nay), hoặc thờ chung với các thần khác trong một số điện đường (thí dụ Thiên Chũ Đường và Phước Tế Quan ỡ thành phố Tô Châu thuộc tĩnh Giang Tô  có Táo Quân Điện). 

III. Thần Vị Của Táo Quân 

Hình thức thần vị cũa Táo-quân bất nhứt. Có cái chĩ là bức tranh Táo Quân, như đã nói bên trên, hai bên có dán đôi câu đối, một câu là "Táo Nãi Nhứt Gia Chũ (Táo là chúa một nhà) và câu kia là Thần Vi Ngũ Tự Tôn (Thần là một trong năm thần được thờ).
Lợi có cái chĩ là một tấm mộc bài trên mặt viết một hàng chữ Đông Trù Tư Mệnh Định Phước Táo Quân Chi Thần, hai bên có dán đôi câu đối nói trên, chứ không dán tranh.
Tướng mạo cũa Táo Quân trong tranh cũng bất nhứt, hình thức khác nhau. Có bức vẽ hình Táo Quân râu tóc đen và trên đầu có hào quang đõ. Có bức vẽ một nam tữ râu ria lỡm chỡm. Lơki có bức tranh ngoài Táo Quân ra, còn có thêm hình một vị phu nhơn nữa (tục gọi là Táo Vương Nãi Nãi hay Táo Thần Nương Nương). Cũng có bức tranh ỡ bên cạnh hai ông bà còn vẽ thêm nhiều bộ thuộc, có người cầm nghiên bút, có người cầm sỗ sách, v.v. Tuy nhiên không có hình hai ông một bà như thường thấy trong các bức tranh Táo Quân Việt Nam. 

IV. Nhiệm Vụ Cũa Táo Quân:

Táo Quân chiếm một địa vị quan trọng trong gia đình Trung Quốc. Thần được coi là người làm trung gian giữa thiên đình và nhơn gian. Có thễ nói Táo Quân chánh là một quãn gia, vừa cai quãn vừa giám sát mọi chuyện trong gia đình được ũy thác.
Táo Quân có phận sự ghi chép những việc thiện ác trong gia đình. Trong các bộ thuộc hầu hạ bên cạnh Táo Quân, có hai thần, một người cầm "Thiện Quán" (cái vò thiện) và một người cầm "Ác Quán" (cái vò ác). Hễ ai trong nhà làm việc tốt, Táo Quân bão người cầm Thiện Quán bõ một đồng tiền hay một tờ giấy ghi việc ấy vào cái vò thiện; còn nếu có người làm việc xấu thời Táo Quân bão người cầm Ác Quán bõ đồng tiền hay tờ giấy ghi việc xấu vào cái vò ác. Căn cứ vào số đồng tiền hay tờ giấy ghi điều thiện, điều ác này, cuối năm Táo Quân sẽ làm một bãng kết toán đễ tâu trình lên Ngọc Đế.

Truyện Hí Tì Thần Ký trong sách Nhựt Ký Cố Sự cũa Hùng Đại Mộc (người thời nhà Minh, 1368-1644) chép chuyện Táo Quân giám sát một thơ sanh định cưỡng hiếp a hoàn. Chuyện kễ rằng có một thơ sanh (tác giã quên mất tên họ) học tập ỡ trong một thơ xá. Đến canh ba có một a hoàn nhõ tuỗi mang trà tới. Chàng động lòng tà, bèn nắm lấy tay a hoàn, định cưỡng dâm. May a hoàn chạy thoát được. Lúc đó vợ chàng đã ngũ và mơ thấy Táo Quân cầm bút ghi chép việc thơ sanh ghẹo a hoàn. Một bộ thuộc đứng bên cạnh hõi Táo là "Chúng ta nên cho nó tuyệt tự hay giãm thọ?" Đáp: "Phãi chờ xem y sau này như thế nào đã." Người vợ giật mình tĩnh dậy, nói cho chồng hay. Chàng ta cã sợ, mồ hôi toát ra đầm đìa như tắm, biết là lúc Táo Thần ghi chép sự việc đúng là lúc mình ghẹo a hoàn. Ngày hôm sau y bèn cưới ngay a hoàn làm thiếp. Từ đó y hết sức tự kiềm thúc mình, không dám động tà niệm nữa. Sau người vợ lại nằm mơ thấy Táo Quân bão rằng: "Chồng ngươi đã biết sữa đổi lỗi lầm, lấy nữ tì như vậy là một việc âm đức, vì thế sẽ được sống lâu."

Táo Quân không phãi chĩ là một vị quan giám sát mà còn là thần bão hộ người trong nhà, bất kễ lớn bé, già trẽ. Táo Quân cùng với bốn thần khác là Môn Thần (Thần Cữa), Tĩnh Thần (Thần Giếng), Xí Thần (Thần Cầu Tiêu) và Trung Lựu Thần (Thần Gian Nhà Chánh), gọi chung là "Ngũ Tự" (năm thần được thờ), tất cã phụ trách việc cai quãn và giữ gìn sự an toàn cho mọi người trong nhà, không để cho tà thần dã quĩ quấy nhiễu.

Táo Quân lợi có thễ ban phước cho người nhà nếu được họ cung kính thờ phụng.
Bộ sữ Hậu Hớn Thơ cũa Phạm Diệp (398-445), trong quyễn Âm Thức Truyện, đã chép câu chuyện là trong đời Hớn Tuyên Đế Lưu Tuân (tại vị năm 73-48 TCN), có Âm Tữ Phương sáng sớm ngày 8 tháng chạp âm lịch lúc thỗi cơm thời thấy Táo Quân hiện hình, bèn đem con chó vàng duy nhứt trong nhà giết đễ tế Táo Quân. Từ đó về sau, gia đình họ Âm càng ngày càng phát tích, ruộng nương có hơn 700 khoãnh (1 khoãnh = 100 mẫu), ngựa xe, tôi tớ, sánh với vua một nước.

Câu chuyện này từ đó được lưu truyền và người đời sau cứ vào ngày 8 tháng chạp âm lịch lợi giết chó vàng tế Táo Quân đễ mong được ban phước. Chó vàng tế Táo không gọi là huỳnh khuyễn theo thông lệ, mà là huỳnh dương (dê vàng) hay huỳnh dương tự Táo (dê vàng tế Táo).

Táo Quân còn có thễ trừ tà. Trong hồi thứ 53 sách Kim Bình Mai Từ Thoại cũa Lan Lăng Tiếu Tiếu Sanh (người thời nhà Minh) có kễ câu chuyện Tây Môn Quan Ca, con trai cũa Tây Môn Khánh, bị bệnh nên vợ là Ngoạt Nương sai gia đồng đi mời bà mụ họ Lưu (sách gọi là Lưu Bà Tữ). Mụ Lưu bước thấp bước cao chạy te chạy tái lợi. Vừa tới nhà bếp, bà mụ lấy tay sờ cữa bếp. Con a hoàn Nghinh Xuân cười hõi: "Lão bà, bà muốn lau sạch tà hã? Quan Ca ngã bệnh sao bà không xem, lợi đi xuống bếp sờ cữa bếp làm gì?" Mụ Lưu bèn nói: "Tiễu nô tài, mày thì biết cái gì cơ chứ? Đừng có chẩu mỏ lên nói như vậy. Ta lão nhơn gia, một năm cũng lớn hơn mày 360 ngày. Trên đường tới đây ta sợ có nhiều tà khí nên mới phãi đi tới trước cửa bếp sờ cữa như vậy."
Chức chưỡng cũa Táo Quân không phãi chĩ có những gì kễ ỡ bên trên. Nếu muốn biết trước vận số năm tới tốt xấu như thế nào người ta có thễ đêm Trừ Tịch tới trước mặt Táo Quân bói một quẽ, gọi là Chúc Táo (cầu Táo).

Trong sách Quãng Đông Tân Ngữ cũa Khuất Đại Quân (người đầu thời nhà Thanh, 1644-1911), quyễn Chúc Táo có chép rằng đêm Trừ Tịch năm Vĩnh An, đờn bà rắc muối và gạo lên trên bếp lò, lấy một cái bát đậy lại, rồi xem muối gạo tụ tán như thế nào mà bói được hay mất mùa, gọi là "Chúc Táo". Còn đờn ông đặt một chõ nước ỡ bên cạnh, dán bốn chữ Đông Tây Nam Bắc rồi thã một miếng gỗ nhõ trong nước, đễ xem miếng gỗ đó xoay về hướng nào mà thích ứng với phương đó, lợi còn xét đoán thanh khí như thế nào đễ bói tốt xấu, gọi là Táo Quái (quẽ Táo) hay Thính Hưỡng Bốc (nghe tiếng vang mà bói).

Nếu trong nhà có người bị bệnh, khi mua thuốc ỡ tiệm thuốc về thời trước hết đốt hương khấu đầu trước tranh Táo Quân, bẫm báo mọi sự đễ xin Táo Quân phù hộ, rồi mới đem thuốc đi sắc cho con bệnh uống thời mới có linh nghiệm.

Sách Đắc Nhất Lục cũa Từ Trị (người thời nhà Thanh), trong quyễn Dược Cục Lập Nguyện Ước, nói trong điều thứ nhứt rằng: "Sách Bệnh Nhơn Gia Thuộc Tướng dạy rằng khi mang thuốc về phãi đốt hương khấu đầu trước Táo Quân, kiên trì lập lời thiện nguyện, sau đó mới cho bệnh nhơn uống, chứng bệnh bên ngoài dán thuốc cao cũng được, trăm lần thữ trăm lần hiệu nghiệm ."
Ngay cã đến tràng hiệp trong nhà lần đầu tiên mua lợn con, lúc mang lợn về tới cữa nhà cũng phãi đốt hương khấu đầu trình Táo. Vạn nhứt lợn có chạy đi mất cũng nhờ Táo Quân tìm kiếm hộ.

Sách Việt Nam Thần Thoại Nghiên Cứu cũa Ngô Ngọc Thành có một đoạn nói rằng:
"Nhà nông ỡ Nam Việt chúng tôi đại đa số có nuôi lợn. Điều kỳ quái là lúc lợn về đến nhà, vừa vào cữa thời phãi thắp hương nến, lấy tay ấn đầu con lợn cho lợn bái Táo Quân vài bái và chũ nhơn còn phãi đọc vài câu cầu nguyện. Rồi khi lợn lớn lên, đem bán đi, phãi mua tam sanh đễ tế Táo Quân, gọi là Hườn Trư Táo. Nếu chẵng may lợn bị thất lạc, không biết đi hướng nào tìm thời chũ nhơn phãi thắp hương nến vái Táo Quân đễ nhờ Táo đi tìm hộ…"

Như vậy là Táo-quân cai quãn chẵng những là nhơn sự mà ngay cã lợn nữa. Chức quyền của Táo Quân thực không thẹn chút nào với phong hiệu "Nhứt Gia Chi Chũ". 

V. Tế Táo 
Việc tế Táo được cữ hành vào ngày nào? Sách Bão Phác Tữ nói rằng “Có thễ cúng Táo vào tháng mạnh hạ.” Mạnh hạ là tháng 4 âm lịch.

Chuyện ông Trương được phong làm Táo Thần (đã nói ở phần I bên trên) còn cho chúng ta biết rằng ông sanh ngày mồng 3 tháng 8 âm lịch. Vì thế, trước thời Nhơn dân Cộng hòa (trước năm 1949), vào ngày này người ta kéo nhau đến miếu thờ Táo Quân bên ngoài Sùng Văn Môn tại Bắc Kinh rất đông đễ cúng tế ông. Còn ỡ các nơi khác trong toàn quốc, đến ngày này nhà nào nhà ấy đều nấu một bát mì tràng thọ (ngỡi đen: mì sống lâu) đặc biệt đễ cúng ông. Người ta cho rằng dù là thần ông cũng phãi ăn uống như người phàm trần, nên nếu người phàm trần ăn mì tràng thọ vào sinh nhựt cũa mình thời Táo Quân cũng vậy, cũng ăn mì tràng thọ. Chĩ có điễm khác là mì cúng Táo không nấu với thịt bò, xì dầu và giá sống như làm cho người phàm trần ăn mà phãi nấu với đường. Chẵng hiễu đó là vì gia chũ muốn chứng tõ cho Táo Quân biết là mình sống đời cần kiệm đạm bạc, hay vì cho rằng có cho Táo ăn ngọt thời ông mới tâu những lời ngọt ngào về gia đình mình lên Ngọc Đế.

Tuy nhiên, lễ cúng Táo Quân vào ngày đãn sanh cũa ông không được tỗ chức linh đình như ngày Tống Táo (tiễn Táo) 23 hay 24 tháng chạp âm lịch.

Theo sách Nhựt Hạ Cựu Văn Khảo cũa Vu Mẫn Trung (người thời nhà Thanh), người Bắc phương Trung Quốc tế Táo ngày 23 tháng chạp âm lịch, còn người Nam phương tế ngày 24.

Đó là chưa kễ trong dân gian có câu “quan tam, dân tứ, tao ngũ” (có tài liệu nói là “quân tam”),tức là quan tế Táo ngày 23, dân tế ngày 24, còn những người sanh sống trên sông nước tế ngày 25.

Đó là ngày mỗi cuối năm Táo Quân phãi làm một tờ tỗng cáo về các sự việc xãy ra trong gia đình Táo Quân cai quãn và các hành vi cũa từng người một trong gia đình rồi lên thiên đình bẫm cáo với Ngọc Đế.

Việc cúng tế Táo Quân trên từ huỳnh cung, vương phũ dưới xuống đến nhà thứ dân đều tế Táo vào ngày 23 tháng chạp (ngày này người Trung Quốc gọi là “tiễu niên”, để đối với tháng giêng là “đại niên”).

Về đồ cúng tế, đại thễ là đồ vừa ngọt vừa dính, nhứt là kẹo mạch. Kẹo mạch được dùng đễ cúng Táo Quân chẳng qua chĩ là một thứ đút lót, đặng mong Táo Quân tránh không tâu trình những điều gì bất lợi cho gia đình, như là những vụ người nhà cãi cọ tranh giành nhau, những vụ tiêu pha phung phí, những việc xấu xa tồi bại, v.v. Muốn cho Táo Quân tâu ngọt trình bùi cho gia đình thời phãi cho Táo ăn kẹo, vì kẹo sẽ làm cho Táo chĩ "hão thoại truyền thượng thiên, hoại thoại đâu nhứt biên"(trình lên trời những chuyện hay, liệng một bên những chuyện xấu). Hơn nữa vì kẹo mạch dính nên khi lên tới thiên đình Táo Quân miệng dính khó mỡ ra tâu trình được, như vậy càng có lợi cho gia đình hơn.

Vì thế, trước hôm cúng Táo Quân nhiều ngày, chợ búa tràn ngập kẹo mạch. Lúa mạch được nấu đặc như keo (hồ) rồi trộn với mầm lúa tiễu mạch (lúa mì). Chất tinh bột trong kẹo có phãn ứng và trỡ thành một chất gọi là đường. Kẹo làm bằng cách này là những thõi hình chữ nhựt, như những cục gạch, và màu trắng như ngà, gọi là Quan Đông đường (kẹo Quan Đông), có lẽ có ý chĩ kẹo này phát xuất từ phía đông, bên ngoài Sơn Hãi Quan, và có thễ cã ỡ Mãn Châu nữa. Từ những khối kẹo này, người ta mới cắt hay nặn thành nhiều hình khác nhau, như hình quã dưa, quã bầu, con vịt, v.v. Tuy nhiên chĩ có kẹo hình chữ nhựt là được dùng vào việc cúng. Ngoài ra, còn có Nam đường (kẹo Nam), một loại kẹo nho nhõ, trộn với hạt vừng (mè), hạt dẽ, hạnh nhơn hay đậu đen. Loại này được chuộng hơn vì ngon hơn kẹo mạch.
Mặt khác, phương thức và tế phẫm cúng Táo Quân mỗi thời, mỗi địa phương một khác, không nhứt trí.

Sách Khách Tọa Chuế Ngữ cũa Cố Khỡi Nguơn (người thời nhà Minh) trong quyễn Ngũ Tự, nói rằng những người ỡ trong kinh đô (tức Nam Kinh, nay là thành phố thuộc tĩnh Giang Tô) từ sĩ đại phu đến thứ dân nhà nào cũng dùng kẹo, bánh, hoa quã, rượu tế Táo Quân vào đêm 24 tháng chạp âm lịch.

Còn người ỡ Bắc Kinh hơi khác. Trong quyễn Xuân Tràng sách Đế Kinh Cãnh Vật Lược cũa Lưu Đồng (cũng người thời nhà Minh) có đoạn nói là vào ngày 24 tháng chạp âm lịch, người ta lấy đường tề bính (bánh trộn đường), thữ cao (bánh bột lọc làm bằng gạo nếp), tão lật (hạt dẻ), hồ đào, đậu rang tế Táo-quân; lấy tao thão (một thứ cõ) cho ngựa Táo Quân ăn, nói là đễ sáng hôm sau Táo Quân lên thiên đình bẫm báo sự việc một năm trong gia đình. Họ mong Táo Quân "hão đa thuyết, bất hão thiễu thuyết" (nói nhiều điều tốt, nói ít điều xấu).

Trong thời nhà Thanh, người Bắc Kinh tế Táo giống như thời nhà Minh. Sách Yên Kinh Tuế Thời Ký cũa Phú sát Đôn Sùng (người thời nhà Thanh) chép rằng ngày 23 tháng chạp âm lịch tế tập (gạo thơm), ngày xưa dùng huỳnh dương (chó vàng), nhưng sau nghe nói trong triều đình còn dùng, ngoài dân gian không thấy dùng nữa. Dân gian tế thời dùng Nam đường, Quan Đông đường, đường bính (bánh đường), và nước trong, thão đậu. Đường (tức là kẹo) dùng tế Táo Quân, còn nước trong và thão đậu dùng tế ngựa cũa Táo Quân. Sau khi tế xong thời hạ bức tranh thần xuống đem đốt đi cùng với thiên trương (tiền giấy), nguơn bữu. Tới đêm Trừ Tịch lợi cúng một lần nữa đón Táo về.

Người Giang Nam cũng có chút không giống. Lệ Dịch Trai  viết trong sách Chơn Châu Trúc Chi Từ Dẫn về người huyện Nghi Trưng tĩnh Giang Tô tế Táo như sau: ngày 24 tháng chạp, bốn ngày tiễn Táo Quân, quân nhơn ba ngày và thường dân hai ngày, tục gọi là "quân tam dân tứ"(quân ba dân bốn). Ngày tế Táo Quân người ta cúng cơm gạo nếp, gọi là Táo Phạn (cơm Táo), kẹo đắp cao 9 từng như tháp, gọi là Táo đường (kẹo Táo), Táo cao (bánh bột lọc Táo), lại còn có cã Táo man (bánh bò Táo), Táo quã  (trái cây Táo). Tất cã bày trên Táo đài (bàn thờ Táo). Gia chũ dẫn con em tế bái. Như vậy, so sánh với người Bắc Kinh, người Giang Nam tế Táo-quân phong phú hơn.

Các tĩnh vùng Lãnh Nam và vùng duyên hãi đông nam Trung Quốc tế Táo Quân cũng không như nhau.

Sách Phước Châu Phong Vật Tinh Huê cũa Trương Lập Trung (người sống đầu thế kỷ thứ 20) mô tã cách người dân thành phố Phước Châu thuộc tĩnh Phước Kiến tế Táo Quân như sau:

Tế Táo-quân, tục gọi là “Tống Táo Quân thượng thiên” (tiễn Táo Quân lên trời), kéo dài hai ngày 23 và 24 tháng chạp âm lịch. Ngày 23 sắm đồ ăn mặn, như: rau, thịt, cá, v.v., còn ngày 24 sắm đồ chay, như: kẹo, bánh, huê quã, đặng cúng tế Đông Trù Tư Mệnh, và đồng thời thêm cã tỗ tiên các đời cũa người  cúng tế. Vì thế, ngày 23 gọi là Tế Huân Táo (tế Táo đồ mặn) và ngày 24 Tế Thới Táo (tế Táo rau) hay Tế Tố Táo (tế Táo đồ chay). Tế đồ chay có rất nhiều loại kẹo; trái cây tươi có quất, mía, cũ mã thày, trái cây khô có dưa, cũ lạc, nhãn, hồ đào, chà là đen, chà là đỏ, hạt dẻ, quả hồng, hạt sen đường, kẹo, bánh, v.v., không dưới mười loại. Sau khi tế xong, các thứ này được hạ xuống chia cho trẽ con đễ chúng ăn dần, có khi ăn đến sau tiết Nguơn Tiêu (rằm tháng giêng âm lịch) mới hết.

Người huyện Hãi Phong tĩnh Quãng Đông tế Táo Quân ngày 23 tháng chạp âm lịch. Nhà nào nhà nấy dùng bột canh mễ (lúa canh: thứ lúa chín muộn và ít nhựa) làm võ, dùng thịt thái hạt lựu, tôm nõn, rau cần, v.v., làm nhưn, rồi bao lợi thành bánh dài lối 15 phân tây, hình bán ngoạt. Sau khi chưng chín xong, trước hết giữ lợi hai đĩa đễ cúng Táo Quân, kỳ dư đem biếu hàng xóm, bạn bè, và cũng đễ cho người nhà ăn. Buỗi tối, đến giờ tế Táo Quân, mọi người trước hết đem bếp lò rữa sạch, rồi đem ngũ sanh, huê quã, bánh trái bày trên bàn kê ỡ cạnh bếp lò. Tế Táo Quân xong thời đốt minh cưỡng, vân mã, tấu sớ, v.v. Minh cưỡng là tiền mã, đễ cho Táo Quân tiêu dùng khi đi đường, nhứt là đễ Táo đút lót hối lộ cho các quan viên trên thiên đình hầu nói tốt cho gia đình do Táo cai quãn. Vân mã là con ngựa làm bằng lồng tre bên ngoài phất giấy, đem cúng đễ Táo Quân cưỡi lên thiên đình. Tấu sớ đại ý kính nhớ ân đức và hối lỗi cùng Táo Quân, cầu xin chĩ tâu trình lên Ngọc Đế những điều tốt lành.

Nói tóm lại, tế phẫm cúng tế Táo Quân các địa phương đều bất nhứt, càng đi về phía nam Trung Quốc việc cúng tế càng phong thạnh hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều người nghèo khó đến nỗi ngay cã Quan Đông đường cũng không có nỗi, nên chĩ đành tế Táo Quân một bát nước trong.

Ỡ huyện Loan Bình thuộc tĩnh Nhiệt Hà (nay là một bộ phận huyện và thành phố Thừa Đức thuộc tĩnh Hà Bắc) còn lưu truyền một bài dân dao nhan đề Tiễu Tữ Khỗ như sau:
Táo vương gia, bỗn tánh Trương
Nhứt oãn lương thũy, tam chú hương
Kim niên tiễu tữ hỗn đắc khỗ
Minh niên tái ngật Quan Đông đường
(Táo vương gia, vốn họ Trương,
Một bát nước trong, ba nén hương.
Năm nay tiểu tử cùng cực khổ,
Sang năm lợi ăn Quan Đông đường.)

Được cái là Táo Quân không phãi là con người tham lợi. Chĩ cần người ta kính cẫn, thành tâm kính Táo Quân, nhứt tâm hướng thiện thời Táo Quân sẽ âm thầm che chỡ, phù hộ.

Lữ Mông Chánh, người thời nhà Tống (960-1280), khi còn niên thiếu hết sức nghèo khỗ. Đến ngày 23 tháng chạp tế Táo cũng muốn theo thông tục sắm sữa tam sanh đặng cúng, nhưng vì quá nghèo túng đến ba bữa ăn còn không có thời làm gì có tiền mà mua đồ cúng tế. Sau ông ta nhớ mình có một người bạn cố tri lúc đó đang coi sóc công việc sỗ sách giấy tờ cho một hiệu bán thịt lợn, nên mới tới đó mua chịu thịt lợn. Đâu ngờ chũ hiệu sau khi biết được Lã Mông Chánh mua chịu thịt bèn phái tên giúp việc đến nhà lấy lợi thịt lợn được nấu chín trong nồi đem đi và còn nói là: "Cái tên nghèo kiết xác họ Lã kia, mi làm sao có ngày phất lên để trã được nợ hã?" Lã không còn cách nào khác hơn là đem cũi đã dùng đễ nấu thịt tạm thay thế hương, trước mặt Táo Quân cầu xin:
Nhứt chú thanh hương, nhứt lũ yên,
Táo Quân huỳnh đế thượng thanh thiên.
Ngọc Huỳnh nhược vấn nhơn gian sự,
Vị đạo văn chương bất trị tiền. 
(Một nén hương thơm, khói một làn,
Táo Quân huỳnh đế lên trời xanh.
Ngọc Huỳnh có hõi nhơn gian sự,
Vì nói văn chương không đáng tiền.)

Sau khi Táo Quân cứ theo sự thực bẫm tấu Ngọc Đế, Ngài nhận thấy Lã Mông Chánh là người có chơn tài thực học, nên đã cho làm Tễ tướng Bắc Tống (960-1127).
Giờ cúng Táo Quân luôn luôn định là 9 giờ tối. Cái khám bên trong có dán tranh Táo Quân được gỡ ra khõi chỗ danh dự gần bếp lò và đặt trên một cái bàn kê ỡ trong bếp đằng trước chỗ trước đấy đã đễ cái khám. Tất cã các đồ cúng Táo Quân được đặt trên bàn. Theo truyền thuyết, Táo Quân cưỡi ngựa thần về thiên đình, có các bộ thuộc theo hầu, nên trên bàn còn bày một con ngựa mã đễ Táo cưỡi và nhiều thõi vàng, bạc làm bằng giấy thiếc đặng Táo Quân có tiền tiêu trong lúc đi đường. Ngoài ra còn bày cã một cái đĩa nhõ đựng rơm và cõ khô đễ cho ngựa ăn và một cái bánh tròn làm bằng lúa tiễu mạch cho các bộ thuộc cũa Táo-quân.

Tại một số địa phương người ta cho rằng việc tế Táo là việc của đờn ông, không dính dáng gì đến đờn bà, cho nên ỡ những nơi đó chĩ có đàn ông con trai mới được phép dự lễ cúng Táo.

Người gia chũ thắp hương, đốt nến và tất cã những người nam ỡ trong gia đình theo thứ tự lần lượt đến quì trước bàn thờ, khấu đầu lạy Táo Quân và khấn vái, cãm tạ Táo Thần đã gìn giữ cho gia đình, cho mình được bình an, hạnh phước, may mắn trong năm qua, cùng sám hối về những việc làm xấu, và xin Táo Quân bẫm báo lên Ngọc Đế bằng những lời hay, điều tốt cho gia đình. Đễ nhắc nhỡ khéo Táo Quân, người nhà còn viết đôi câu đối Thượng thiên tấu hão sự, Hạ giới bữu bình an đễ dán ở trên cái khám (đã nói ỡ phần II bên trên) nếu trước đây chưa có. Ngoài ra, người nhà còn đốt một bánh pháo vừa đễ tiễn đưa Táo Quân vừa đễ xua đuỗi tà thần ác quĩ. Cúng tế xong, gia chũ gỡ bức tranh Táo Quân dán trong chiếc khám xuống mang đi đốt cùng với tiền mã, ngựa mã. Nếu người nhà có tấu sớ hay Táo thơ, tức là lá sớ cầu xin điều gì, việc gì cho gia đình, thời cũng được đốt luôn.

Táo Thần đi vắng một tuần, cho tới đêm giao thừa mới trỡ lợi nhân gian. Trong thời gian này, người trong nhà tha hồ muốn làm gì thời làm, không bị giám sát và không lo bị trừng phạt. 

VI. Lễ Tiếp Táo 
Đêm giao thừa, Táo Quân về lợi nhơn gian. Trước đó người nhà đã mua một bức tranh Táo mới. Tranh Táo Quân năm nào cũng giống nhau, chĩ có lịch năm mới in rất nhõ trong bức tranh mỗi năm một khác thôi.
Đễ nghinh đón Táo Quân trỡ lợi, người nhà làm một mâm cỗ chay toàn rau. Ngoài ra, còn có thêm bánh bột nhào để cúng. Võ bánh làm bằng bột gạo xay mịn. Nhưn bánh không được làm bằng thịt vì sợ phạm tội sát sanh, mà chĩ làm bằng đậu phụ, mộc nhĩ, nấm hương, huê huyên thão khô, gần đây người ta thêm cã cà rốt và vài đồ gia vị, hương liệu. Bánh được nặn thành những thõi bạc nhõ, tượng trưng cho sự giàu có sắp tới trong năm mới. Bánh này được dùng đễ cúng Táo thay cho kẹo mạch đã không cần nữa vì Táo Quân không còn phãi lên thiên đình tâu trình Ngọc Đế nên không cần cho Táo Quân ăn đồ ngọt.
Đúng 12 giờ đêm giao thừa đốt một bánh pháo đễ vừa nghênh đón Táo Quân (gọi là Tiếp Táo) vừa đễ cầu xin Táo Quân ban ơn lành trong năm mới. Sau đó người ta dán bức tranh mới lên trên cái khám. 
T.Q.T
---
Sách Tịch Đạo Nhơn sưu tầm và chĩnh sữa hiệu đính.

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng