Thiên Hậu Thánh Mẫu

Thiên Hậu Thánh Mẫu

Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán: 天后聖母) hay bà Thiên Hậu, Ma Tổ (媽祖), Mẫu Tổ (母祖), hay là Thiên Thượng Thánh Mẫu (天上聖母), Thiên Hậu Nương Nương, Thiên Phi, Thiên Phi Nương Nương. Tương truyền, Bà sinh ra trong gia đình họ Lâm, cha là Lâm Tích Khánh, sinh ở đảo Mi Châu, huyện Bồ Dương, tỉnh Phước Kiến, ngày 12 tháng 3 năm Giáp Thân dưới thời vua Thần Tông nhà Tống (1062), tên là Lâm Mặc Nương. Năm 8 tuổi bà đã biết đọc, bà là người hiền từ, mộ đạo. Năm 13 tuổi, bà thọ lãnh từ thần Võ Y một bộ sách “Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng những cổ thư khác. Đọc những sách này làm bà tâm tưởng thiền và đắc đạo.

Nguồn: Long Môn

Tôn tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tích truyền một hôm, cha bà đi Giang Tây, trên thuyền chở muối đem bán ở tỉnh nhà, cùng hai trai (anh của bà), giữa đường thuyền đắm vì gặp bão lớn. Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ. Bà liền cắn răng (chéo áo của cha), hai tay vươn ra trên không (nắm hai anh). Mẹ bà cạnh đó, ngạc nhiên và lo sợ về thái độ của bà, gọi bà. Thấy không trả lời, mẹ bà ngạc gọi lớn tiếng nhiều lần, chạy đến ôm con đang bất động, vỗ trán kêu và cuối cùng bà trả lời mẹ là cha bà bị chết đuối vì mở miệng nói. Bà kể lại chuyện đã xảy ra trong tiếng khóc nức nở. Vài ngày sau, hai anh bà trở về nhà và kể lại sự cố, phù hợp với những gì Lâm Mặc Nương cho biết. Lúc tàu đắm, họ thấy một cái bóng hiện ra. Sau sự cứu độ huyền diệu này, nhiều người khác lúc bị chìm thuyền cũng được bà cứu. Sau khi bà mất, một ngôi chùa được xây tại làng để tưởng nhớ bà. Nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên hậu Thánh mẫu" năm 1110.

Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thiên Phi Cứu Khổ Linh Nghiệm Kinh đề cập Thiên Hậu có 15 lời thệ nguyện. Trong đó, thứ nhất nguyện độ thuyền qua biển đến bờ an lạc, thứ nhì nguyện gia hộ thương khách hàng hải,…

Ngày 23 tháng 3 Nông lịch, nhằm ngày vía bà Thiên Hậu.
Nhân đây chúng ta tìm hiểu sơ qua về Tuệ Thành hội quán - Chùa bà Thiên Hậu: Cũng như nhiều hội quán người Hoa ở Chợ Lớn, hội quán Tuệ Thành của bang Quảng Đông được thành lập khoảng cuối thế kỷ 18. Có lẽ là hội quán xưa nhất. Từ thế kỷ 19 cho đến nay khi tham quan Chợ Lớn nhiều du khách đều ghé đến Chùa Bà Thiên hậu với kiến trúc và trang trí gốm Cây Mai (gốm Sài Gòn) để thưởng lãm. Vào thế kỷ 19, rue de Cay-Mai (đường Cây Mai nay là Nguyễn Trãi) là đường bộ duy nhất nối Sài Gòn với Chợ Lớn, Chùa Bà Thiên hậu nằm ở góc đường Nguyễn Trãi (rue de Cay-Mai) và đường Triệu Quang Phục (rue de Canton, đường Quảng Đông) trung tâm của Chợ Lớn xưa (Đề Ngạn, Saigon). Bang Quảng Đông là bang lớn nhất của người Hoa ở Chợ Lớn. Bên trái chùa là hội quán và bên phải là trường học của hội quán (nay là trường Trung học Mạch Kiếm Hùng). Chùa thờ Thiên hậu Thánh mẫu, Thánh mẫu đỡ đầu cứu giúp cho những người đi biển tránh khỏi bão tố ngoài khơi. Trong Cổ Gia Định phong cảnh vịnh mà Trương Vĩnh Ký có chép lại xuất bản năm 1882 của một tác giả vô danh (theo Trương Vĩnh Ký có lẽ bài vịnh này là của Ngô Nhân Tịnh) nói về chùa Bà ở Chợ Lớn:
Kė lâm râm vái bà chúa Thai sanh
Xin mẹ tròn con vuông, chẳng đặng trai thì đặng gái
Người ký cúc lạy chùa bà Mã hậu
Xin thuận buồm xuôi gió, đi đến chốn về đến nơi

…”
Truyền thuyết về bà Thiên hậu (hay còn được gọi là Ma tổ, Mazu) được kể như sau. Bà sinh ra trong gia đình họ Lâm, cha là Lâm Tích Khánh, sinh ở đảo Mi Châu, huyện Bồ Dương, tỉnh Phước Kiến, ngày 12 tháng 3 năm Giáp Thân dưới thời vua Thần Tông nhà Tống (1062), tên là Lâm Mặc Nương. Năm 8 tuổi bà đã biết đọc, bà là người hiền từ, mộ đạo. Năm 13 tuổi, bà thọ lãnh từ thần Võ Y một bộ sách “Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng những cổ thư khác. Đọc những sách này làm bà tâm tưởng thiển và đắc đạo.

Tích truyền một hôm, cha bà đi Giang Tây, trên thuyền chở muối đem bán ở tỉnh nhà, cùng hai trai (anh của bà), giữa đường thuyền đắm vì gặp bão lớn. Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ. Bà liền cắn răng (chéo áo của cha), hai tay vươn ra trên không (nắm hai anh). Mẹ bà cạnh đó, ngạc nhiên và lo sợ về thái độ của bà, gọi bà. Thấy không trả lời, mẹ bà ngạc gọi lớn tiếng nhiều lần, chạy đến ôm con đang bất động, vỗ trán kêu và cuối cùng bà trả lời mẹ là cha bà bị chết đuối vì mở miệng nói. Bà kể lại chuyện đã xảy ra trong tiếng khóc nức nở. Vài ngày sau, hai anh bà trở về nhà và kể lại sự cố, phù hợp với những gì Lâm Mặc Nương cho biết. Lúc tàu đắm, họ thấy một cái bóng hiện ra. Sau sự cứu độ huyền diệu này, nhiều người khác lúc bị chìm thuyền cũng được bà cứu. Sau khi bà mất, một ngôi chùa được xây tại làng để tưởng nhớ bà. Nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên hậu Thánh mẫu" năm 1110.

Ngày vía Bà (23 tháng 3 âm lịch, ngày sinh Thiên hậu Thánh mẫu) là ngày hội chính của Chùa bà Thiên hậu (Tuệ Thành hội quán). Xưa kia vào ngày này có diễu hành khiêng kiệu Thánh mẫu. Trong chùa còn có hai chuông đồng lớn, một có niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và một niên hiệu Đạo Quang năm thứ 10 (1831). Chùa được trùng tu lớn vào năm thứ 10 Hàm Phong (1859).