Thờ Ông Hổ có ý nghĩa gì?

Chủ nhật, 26/03/2023, 06:51 GMT+7

Theo truyền thuyết Bạch Hổ là một vị Thần Chiến Đấu, Thần Xé Xác.Hổ còn có chức năng đuổi tà, giải cứu tai nạn, ban cho sự giàu có, trừng phạt kẻ ác, phù hộ người lương thiện, hỉ kết mối lương duyên cho nam nữ.Hổ là một trong “Tứ Tượng” , do tinh tú biến thành. Trong Nhị Thập bát Tú, bảy sao ở phương Tây là :- Khuê—Lâu—Vị— Mão—Tất—Chủy—Sâm . Phương Tây có ngũ hành thuộc Kim, sắc trắng. Từ đó, dựa vào học thuyết ngũ hành mà có Bạch Hổ.

Nguồn: Nhược Thủy

Thần Hổ được thờ tại Chùa Hương Tích Hà Tĩn

*Trong lòng mọi người, Hổ là “đấng” vừa sợ hãi vừa kính trọng. Do sức lực mạnh mẽ không ai sánh nổi của hổ mà có năng lực trừ tà. Sách xưa nói :- “Họa hình hổ ở cửa, ma quỉ không dám xâm nhập” hay “Hổ là con vật thuộc dương, đứng đầu trăm thú, có sức mạnh và nhanh nhẹn, ăn nuốt quỉ mị. Người bị chết xù, đốt da hổ để uống thì khỏe lại, đeo móng hổ có năng lực trừ ác khí, rất linh ngiệm vậy”. Người xưa còn cho rằng, hổ cũng tượng trưng cho sự “lành tốt” vì “đức lành ban rãi cho khắp chim thú”.

Thời tối sơ, các Bát Quái Đồ của bộ tộc Khương từ “hình tượng gấu” biến thành “hình tượng rồng”. Thời Huỳnh Đế thì phát triển dần về hướng Đông, nên Bát Quái Đồ cũng được mang theo phương Đông, hợp nhất với “Chòm sao Thanh Long hướng Đông”, như vậy chòm Chu Tước ắt phải đưa về hướng Nam, sau dung hợp thành biểu tượng “Long Phượng trình tường” (hợp điều lành chung rồng phượng). Bát Quái Đồ cổ thì phía Đông là phượng, tây là rồng. Còn khoa Tinh Tượng (Thiên văn) thì cho rằng Đông Thanh Long , tây Chu Tước.

*Từ đời Châu (Chu) về sau mới phân định lại ngũ hành thiên tượng. Lấy Chu Tước và Thần Lửa Chúc Dung ở về phương Nam, còn Bạch Hổ thì đưa về phương Tây. Về sau có sự thiên di của các bộ tộc do đó , dẫn đến việc “rồng” của Tây và Bắc phương dời về Đông, “phượng” của Đông dời về Nam, “hổ” của Nam dời về Bắc, tạo thành chuyển động thuận chiều 90° đúng theo qui luật vận động.

*Cho đến đời Hán, tư tưởng thông nhất quan niệm về ngũ hành , thành hình vĩnh viễn sự bố trí “thần của bốn phương” là :- Đông phương Thanh Long, Nam phương Chu Tước, Tây phương Bạch Hổ, Bắc phương Huyền Vũ” cho đến ngày nay.

*Trong “Lễ Ký—Lễ Vận” nói :- “Long lân qui phượng là Tứ Linh.” Tứ Linh thì có Lân còn Tứ Tượng thì có Hổ . Do vì Bạch Hổ là Thần Chiến Đấu, nên truyền thuyết cho rằng những mãnh tướng các triều đại là do “Bạch Hổ đầu thai”, như :- La Thành , cha con Tiết Nhân Quí … là những đại tướng đời Đường. Ngoài ra, Bạch Hổ còn được Đạo Giáo thần hóa, trở thành vị thần giữ cửa cho các Miếu Vũ.

*Có số người khi gặp vận hạn không tốt, đến cầu Bạch Hổ hóa giải tai nạn. Thêm nữa, làm động tác cúng tế, bố thí gọi là nghi thức “Tác Phước”.(làm phước)Tỉnh Quảng Đông rất thịnh hành tục “Làm phước Quan Âm”

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng