Trương Thiên Sư Tổ Sư

Trương Thiên Sư Tổ Sư

Trương Thiên Sư tổ sư là giáo tổ của Đạo giáo. Thocung.com cung cấp tiên tượng Trương Thiên Sư tổ sư, bùa chú, lệnh phù của ngài ....Trương Lăng Thiên Sư sinh năm 35 CN (Công Nguyên), đến năm 90 CN ngài tới Vân Cẩm Sơn tu tập đan pháp. Ngài tu tại đây trong vòng 3 năm trời thì đắc đan. Tương truyền phép đan ngài đạt được chính là Cửu Thiên Thần Đan của Hoàng Đế. Điển cố nhắc lại rằng khi ngài tu đan tại núi Vân Cẩm, năm đầu tiên vùng đó trỗi dậy những ánh sáng dị thường. Đến năm thứ hai thì trên núi có phảng phất hình Thanh Long, Bạch Hổ. Đến năm thứ ba, lúc ngài đắc đan thì trên núi hiện lên rõ rệt hình tượng Thanh Long, Bạch Hổ bay lượn. Dân chúng nhân đó mà đặt tên núi thành Long Hổ Sơn. Sau khi sở đắc, Trương Đạo Lăng muốn đi truyền giáo pháp rộng rãi trong chúng sinh. Đến năm 141, ngài lập Ngũ Đấu Mễ Đạo. Bởi cảm lòng thành kính của ngài, năm 142, Lão Quân hạ giới truyền Chính Nhất Minh uy phẩm, kể từ đây, Thiên Sư Đạo chính thức thành lập, Đạo giáo được khởi sinh. Lại nữa, đến năm 155, Lão Quân lại hạ giới truyền cho ngài Bắc Đẩu Kinh – yếu quyết của phép diên sinh.

Nguồn: Vô Danh Tử

Tiên Tượng Sư tổ Trương Thiên Sư tại Trường Chân Môn ( Biên Hòa, Đồng Nai)


Trong Tổ Thiên Sư cáo có viết: Bản lai Nam thổ; Thượng tố Thục đô”, ý nói đến Trương Đạo Lăng thiên sư là người thuộc đất Phái nằm ở phương Nam Trung Hoa. Còn Thục Đô (còn có tên là Thành Đô) là kinh đô của nước Thục thuở ấy. Đó cũng chính là địa điểm Trương Đạo Lăng thiên sư đến truyền đạo. Tại sao ngài chọn đất Thục chứ không phải nơi khác? Bởi lẽ ngài nhận thấy người dân nơi đây chất phác hiền lành, đất đai lại trù phú, quả thật là mối duyên lành hảo để truyền bá giáo pháp. Đồng thời, nơi đây thuở ấy đang xuất hiện những dịch bệnh lạ thường, vì thế Trương Đạo Lăng thiên sư một mặt đến truyền đạo, một mặt dùng kinh nghiệm lẫn phù văn mà mình có được để chữa trị cho người dân tại nơi đây. Thuở lập giáo, ngài đã chia nhỏ nơi đây thành các vùng, có 4 trị lớn, 24 trị nhỏ. Mỗi trị có một vị đứng đầu dẫn dắt. Nơi Trương thiên sư ở  là Dương Bình Trị đã được Lão Quân truyền cho Phúc Đình Ấn (tên là Lạc Dương Trị Đô Công Ấn). Đây là ấn tối cao của Đạo giáo biểu trưng cho quyền uy của Thái Thượng Lão Quân, ấn này hiện diện ở đâu mô tả Lão Quân đang có mặt ở đó. Ám chỉ ngài được Lão Quân truyền cái quyền thay Lão Quân giáo hóa chúng sinh, dạy chúng sinh biết đường tu tập. Đến nay ấn này đã lưu lạc trong nhân gian, không rõ tung tích. 

Trương Thiên Sư, tên Trương Lăng, là một trong Tam Tổ Đạo giáo: Thuỷ Tổ, Đạo Tổ, Giáo Tổ. Trương Thiên Sư chính là người đặt nền móng cho việc lập ra Đạo giáo, nên xưng “Giáo Tổ”. Trương Thiên Sư là cháu đời thứ tám của Hán Lưu Hầu Tử Phòng - Trương Lương. Tổ hạ sinh ngày Rằm tháng Giêng Nông lịch, năm Kiến Vũ thứ 10, tại Thiên Mục Sơn nước Ngô. Trương Thiên Sư thiếu thời tài hoa lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, thạo y học, giỏi tử vi.

Năm 90 CN ngài tới Vân Cẩm Sơn tu tập đan pháp. Ngài tu tại đây trong vòng 3 năm trời thì đắc đan. Tương truyền phép đan ngài đạt được chính là Cửu Thiên Thần Đan của Hoàng Đế. Điển cố nhắc lại rằng khi ngài tu đan tại núi Vân Cẩm, năm đầu tiên vùng đó trỗi dậy những ánh sáng dị thường. Đến năm thứ hai thì trên núi có phảng phất hình Thanh Long, Bạch Hổ. Đến năm thứ ba, lúc ngài đắc đan thì trên núi hiện lên rõ rệt hình tượng Thanh Long, Bạch Hổ bay lượn. Dân chúng nhân đó mà đặt tên núi thành Long Hổ Sơn. Sau khi sở đắc, Trương Đạo Lăng muốn đi truyền giáo pháp rộng rãi trong chúng sinh. Đến năm 141, ngài lập Ngũ Đấu Mễ Đạo. 

Tích truyền năm 142, Trương Đạo Lăng một hôm đang ngủ, Thái Thượng Lão Quân hạ giáng, nói rằng: “Nơi đất Thục có Lục Đại Ma Vương chuẩn bị đầu độc bách tính, ngươi nếu đi hàng yêu trừ ma, có thể hoạch phúc vô lượng, tương lai đắc Đạo”. Lão Quân sau đó truyền thụ cho Trương Đạo Lăng “Chính nhất minh uy phù lục”, “Tam ngũ trảm tà thư hùng kiếm” cùng “Dương bình trị đô công ấn”. Đây cũng là thời điểm Chính Nhất Đạo thành lập.
Thư hùng kiếm là cặp bảo kiếm gồm thư kiếm và hùng kiếm. Kiếm này bằng đồng, chuôi có 5 đoạn, thân khắc nhật nguyệt tinh tú, phù văn chú ngữ. Kiếm nặng 81 lạng, tượng trưng Lão Quân Bát Thập Nhất hoá thân. Tương truyền thư kiếm trấn Hạc Minh Sơn, hùng kiếm trở thành tín vật truyền thừa qua các đời Thiên Sư.

Dương Bình ấn là ấn tượng trưng cho thân phận Thiên Sư chủ quản 24 trị lúc ban đầu thành lập ở đất Thục. Dương Bình Trị là nơi đầu tiên mà Trương Thiên Sư quảng khai giáo pháp, đứng đầu 24 trị. Ấn này làm bằng ngọc, dày 7 phân, rộng 2 tấc, có khảm vàng. Ấn này được truyền thừa qua các đời Thiên Sư, hiện đang ở Đài Loan.
Chính nhất minh uy phù lục là bộ lục ký danh thiên thần, có thể “Thống thiên địa nhất thiết quỷ thần, tru phục tà ma, trảm diệt yêu tinh, chinh linh triệu khí, chế ngự sơn xuyên, địch đãng khí uế, chương tấu truyền dịch, thông truyền thần tiên, mạc tiên hồ chính nhất hĩ”.

Trương Đạo Lăng được đích thân Lão Quân truyền thụ, dụng bí pháp mà triệu 36.000 vị thần đến Thanh Thành Sơn chống lại Lục Đại Ma Vương. Sau đó, Trương Thiên Sư thu phục bát bộ quỷ thần, tiêu diệt Lục Đại Ma Vương, quần yêu từ đó diệt biểu tuyệt tích, ma vương cho đến nhất thiết chúng quỷ đều bị Trương thiên sư hàng phục. Sau đó Lão Quân lại ra pháp chỉ: “Công đức của ngươi vốn đã sánh ngang với địa vị Cửu Chân Thượng Tiên, nhưng do sát phạt quá trọng nên cần phải tiếp tục tu luyện ở phàm trần trong 3.600 ngày. Ta sẽ chờ ngươi đắc đạo đăng chân tại cõi Tam thập tam thiên chi thượng, tức Thượng Thanh Bát Cảnh Cung”.  Khi Trương Thiên Sư thọ 123 tuổi, công đức viên mãn, Ngài giao lại kinh lục, bảo kiếm, thiên sư ấn cho con là Trương Hành kế tục. Sau đó, Ngài cùng đệ tử Vương Trường, Triệu Thăng bạch nhật phi thiên.

 

CHÍNH NHẤT ĐẠO

 

Đạo giáo có hai đại tông phái lớn: Toàn Chân Đạo và Chính Nhất Đạo. Trong đó, Chính Nhất phái do Tổ Thiên Sư Trương Đạo Lăng lập giáo khai thủy thời Đông Hán, còn Toàn Chân Phái đến đời Tống-Nguyên, do Vương Trùng Dương Tổ sư khai khởi tông phong. Danh xưng “Toàn Chân”, tức truy cầu “Chân”, hay “Toàn kỳ chân” – “Hành chân công, tiễn chân hành”, còn về Chính Nhất thì sao? Nay ta tìm hiểu qua một số nét khái quát nhất về tông phái này.

Như đã biết, vào đời Đông Hán, Trương Đạo Lăng Thiên Sư được Thái Thượng Lão Quân giáng thế truyền thụ “Chính Nhất Minh Uy Phẩm Lục”. Một số truyền thống tin nhận “Chính Nhất chi đạo” chính là do pháp chỉ của Lão Quân mà hình thành, do đích thân Lão Quân truyền thụ diễn giáo. Trong “Vân Cấp Thất Thiêm” đề cập Chính Nhất có nghĩa là “chân nhất vi tông”. “Chính” tức lấy chính trị tà. “Nhất”, tức “nhất dĩ thống vạn”.  Chính Nhất Phái do các phái Phù Lục tổ hợp thành. Gồm Long Hổ Tông, Mao Sơn Tông, Các Tạo Tông, Thái Nhất Đạo, Tịnh Minh Đạo cho đến Thần Tiêu, Thanh Vi, Đông Hoa, Thiên Tâm. Chính Nhất Phái Thiên Sư Đạo lấy “Chính Nhất Kinh” là kinh điển chính mà các giáo đồ tuân theo. “Chính Nhất Kinh” đề cao các hoạt động hành trì liên quan đến họa phù niệm chú, tróc quỷ trừ tà, kỳ phúc nhương tai, trai tiếu tế tự, v.v…

Trong Chính Nhất Phái, Thiên Sư Đạo có tổ đình tại Long Hổ Sơn đứng đầu Tam Sơn Phù Lục. Kì thực, ban đầu Tam Sơn ám chỉ Long Hổ Sơn, Võ Đang Sơn và Hạc Minh Sơn. Về sau, Tam Sơn chỉ Long Hổ Sơn, Mao Sơn và Các Tạo Sơn. Tam Sơn ám chỉ các đại môn phái được truyền thụ Lôi Pháp. Những giáo pháo này dần sáp nhập với Chính Nhất Phái vào đời nhà Minh, từ đó, Thiên Sư Đạo thống lĩnh Tam Sơn Phù Lục. 

Nếu đạo sĩ Toàn Chân Đạo phải trải qua quá trình quy y nhập đạo – quan căn xuất gia, thụ giới thì muốn trở thành đạo sĩ Chính Nhất Đạo cần phải trải qua việc quy y truyền độ – thụ lục. Truyền độ, tất nhiên phải có thầy truyền thụ, “Thái Thượng Thái Tiêu Lang Thư” viết: “Thiên địa bố khí, sư giáo chi chân, chân tiên đăng thánh, phi sư bất thành, tâm bất khả sư, sư tâm tất bại”. Sau khi truyền độ 3 năm, đáp ứng đủ điều kiện và được sư môn chuẩn thuận, người đó có thể thụ lục. Thụ lục nghĩa truyền thụ “lục”. “Lục” ý chỉ bộ tịch, tức ký lục, chủ yếu phân ra hai loại chính: (1) Sổ tịch ghi chép danh tính, tịch quán, đạo hiệu, sư thừa; (2) Nơi ghi lại danh húy, chức năng gửi gắm nơi thiên tào, tức “thiên thần danh lục”, giản xưng là pháp lục.  Chính Nhất đạo sĩ sau khi thụ lục có thể triệu hoán thần binh tướng lại hộ pháp hiển linh. Thụ lục như một sự minh chứng, hoặc cột mốc của một quá trình tu luyện. Khả năng càng lớn, trách nhiệm cũng càng lớn, yêu cầu bản thân người đạo sĩ đó phải nghiêm khắc với bản thân mình, như tuân giữ ngũ giới, bát giới, cửu giới, nhị thập thất giới hay “Thập bất” từ “Độ Nhân Kinh”. Đạo sĩ Chính Nhất Phái không nhất thiết phải cư trú tại cung quán, có thể lấy vợ sinh con, còn gọi là “Hỏa cư đạo sĩ”, song vẫn có một số kiêng kỵ trong quá trình tu tập, hành trì. 

Chính Nhất Phái vốn có từ lâu đời, “Thái Chân Khoa” hay “Xích Tòng Tử Lịch” có đề cập: “Đời nhà Hán, nhân quỷ giao tạp, tinh tà quấy nhiễu. Thái Thượng Lão Quân từ bi hạ giáng Hạc Minh Sơn, truyền thụ Trương Thiên Sư “Chính Nhất Minh Uy Phù Lục” gồm 120 phẩm, cùng “Thiên Nhị Bách Quan Nghi”, “Tam Bách Đại Chương”, “Pháp Văn” mật yếu, cứu trị người vật. Thiên Sư từ đó kiến thiết 24 trị, phu diễn Chính Nhất Chương Phù, lĩnh hộ hóa dân, quảng hành âm đức”. Như thế cũng đủ thấy tầm quan trọng cũng như vai trò của Chính Nhất Đạo đối với quá trình hình thành và phát triển của Đạo giáo vậy!

 

Tổ Thiên Sư Bảo Cáo

Chí tâm quy mệnh lễ

Bản lai Nam thượng

Thượng tố Thục đô

Tiên hoạch hoàng đế cửu đỉnh chi đan thư

Hậu thị lão quân lưỡng độ vu ngọc cục

Thiên trục đắc tu chân chi yếu

Nhất thời thành thổ nạp chi công

Pháp lục toàn thành

Thụ minh uy phẩm nhi kết lân quyết

Chính tà lưỡng biện

Đoạt phúc đình trị nhi hoá hàm tuyền

Đức tựu đại đan, đạo tề thất chính

Đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ.

Tam thiên phù giáo, phụ huyền thể đạo

Đại pháp thiên sư, lôi đình đô tỉnh

Thái huyền thượng tướng

Đô thiên đại pháp chủ

Chính nhất xung huyền thần hoá

Tĩnh ứng hiển hựu chân quân

Lục hợp vô cùng cao minh đại đế

Hàng ma hộ đạo thiên tôn