Kiến Thức Tâm Linh

La Hầu Tinh Quân
30/05/2024, Thứ năm
La Hầu Tinh Quân hay còn gọi là Hoàng Phan. Trong Đạo giáo, Tinh Quân được tôn xưng là Giao Sơ Thần Diệu Thần Thủ Kiến Tinh Thượng Chân Đạo Quân. La Hầu Tinh không tuân theo quy luật thông thường như phần đa tinh tú khác, nói đúng hơn La Hầu (thậm chí là Kế Đô) đều là ẩn tinh mô tả điểm giao nhau giữa quỹ đạo mặt trời và mặt trăng. Về mặt tín ngưỡng, La Hầu Tinh Quân nắm giữ nhất thiết thế gian chư ác hiểm. Cứ dịp hàng tháng vào ngày mồng 8, Tinh Quân hạ giáng nhân gian, coi sóc sự tình.
Ngũ Vị Linh Thần
06/05/2024, Thứ hai
Ngũ Vị Linh Thần  gồm 5 vị gồm  Táo Thần 灶神, Môn Thần 门神, Tỉnh Thần 井神, Xí Thần 厕神 và Lựu Thần 溜神 . Cùng ThoCung.com tìm hiểu 5 vị Linh Thần
Ông Công Ông Táo gồm những ai ?
06/05/2024, Thứ hai
Ông Công Ông Táo gồm những ai ?  Ông Công Ông Táo gồm định phươc táo quân và tư mệnh táo quân. Bạn cần thỉnh tượng Ông Công Ông Táo, Bà Táo truy cập Thocung.com để được mua với giá tốt và tư vấn nhiệt tinh
Thiên Quan Đại Đế
06/05/2024, Thứ hai
Thiên Quan Đại Đế ngự tại Tử Vi Thiên Cung nằm ở Ngọc Thanh Cảnh. Nơi ấy gồm ba cung nhỏ, mỗi cung nhỏ chia ra 3 phủ (trung phủ - hữu phủ - tả phủ), trong mỗi phủ có 4 tào, thành tổng 36 tào. Địa Quan Đại Đế ngự tại Thanh Hư Thiên Cung thuộc Thượng Thanh Cảnh, cung này chia 3 cung nhỏ, mỗi cung có 3 phủ (trung phủ chia 6 tào, tả - hữu phủ mỗi phủ chia 4 tào)
Tử Vi Đế Quân là ai
02/05/2024, Thứ năm
Tử vi đế quân tức cũng là Thượng Nguyên Thiên Quan Đại Đế, ngày thánh đản là rằm tháng giếng (15.1). Tại Việt Nam, ta vẫn hay nghe những lưu truyền về lễ hội truyền thống này như: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Bảy”, “Tháng sáu buôn nhãn bán trâm/Tháng bảy ngày Rằm xá tội vong nhân”, “Rằm tháng Mười, mười người mười quả”,… Từ những năm đầu Công Nguyên, việc tế tự Tam Quan đã xuất hiện trong đời sống vua chúa, kể cả thứ dân. 
Bắc Cực Đại Đế
02/05/2024, Thứ năm
Bắc Cực Đại Đế là ai? Bắc Cực Đại Đế  còn được xưng à Trung Thiên Bắc Cực tử vi Đại đế, Vạn Tinh Giáo Chủ Vô Cực Nguyên Hoàng Trung Thiên Tử Vi.Tử Vi Đại Đế còn đảm đương trọng trách “phán nhân gian thiện ác chi kì; ti âm phủ thị phi chi mục” (trích Bắc Đẩu Kinh).
Ngày Sóc Vọng là gì
16/02/2024, Thứ sáu
Ngày Sóc tháng Mười Nông lịch, còn xưng là “Hàn Y Tiết”, “Thập Nguyệt Triều”, “Tế Tổ Tiết”, “Minh Âm Tiết”, “Thu Tế”. Dân chúng gọi là Quỷ Đầu Nhật, là một trong những dịp tế tự xa xưa của con người Á Đông. Hàn Y Tiết cùng hai dịp Thanh Minh, Trung Nguyên hợp xưng tam đại “Minh Tiết” hoặc “Quỷ Tiết”, tức là dịp tưởng nhớ người quá cố, tiền nhân tông tổ. Đối với Đạo giáo, đây là Dân Tuế lạp. 
Chân Võ Đại Đế
13/11/2023, Thứ hai

Chân Võ Đại Đế hay Huyền Thiên Trấn Vũ, hay Huyên Thiên thượng đế là những tên gọi tại Việt Nam của thần Chân Vũ, người Việt còn gọi là Trấn Võ, là một trong những vị thần được thờ phụng phổ biến tại Trung Quốc và các nước Á Đông. Vị thần này tượng trưng cho sao Bắc cực, và là một vị thần lớn của Đạo giáo thống trị phương Bắc, kiêm quản lý các loài thủy tộc nên cũng được coi là thủy thần hay hải thần. Theo hầu Chân Vũ là hai tướng Quy, Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh và Ngũ long thần tướng.

 

 

Địa quan xá tội
13/11/2023, Thứ hai
Địa quan xá tội (地官赦罪) nói đến Địa quan đại đế, ngài xá tội cho kẻ mắc lỗi, được gọi là Địa quan xá tội. Ngày lễ Địa qua Xá Tội là rằm tháng 7 âm lịch
Thiên quan tứ phúc
13/11/2023, Thứ hai

Thiên Quan Đại Đế là vị thần ban phúc lành nên được gọi là Thiên quan tứ phúc (天官賜福). Thiên Quan Đại Đế  là: Thượng Nguyên Nhất Phẩm Cửu Khí Tứ Phúc Thiên Quan Diệu Linh Nguyên Dương Đại Đế. 

Thủy quan giải ách
13/11/2023, Thứ hai

Thủy quan đại đế là vị thần giúp người giải trừ tai ương nên được gọi là Thủy quan giải ách. Thuỷ Quan Đại Đế hay đầy đủ hơn là Hạ Nguyên Ngũ Khí Thủy Quan Kim Linh Đỗng Âm Đại Đế, Dương Cốc Đế Quân, Pháp Lưu Viễn Hiệp Thiên Tôn là Thuỷ Giới Chí Tôn

Hoàng Thiên Hậu Thổ là ai
13/11/2023, Thứ hai

Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ là ai ? Kính lạy Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị tôn thần là kính lạy các vị thần nào ? Cùng thocung.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây do đạo sĩ Vô Danh Tử biên soạn

Tiên tượng của Đức Hậu Thổ Nương Nương

 

Trong các văn khấn, bài cúng dân gian, chúng ta thường nghe kính lạy “Hoàng Thiên Hậu Thổ”, “Hoàng Thiên” có thuyết nói là Ngọc Hoàng, lại có người truyền là Thiên Hoàng Đại Đế.

Song, “Hậu Thổ” tuyệt nhiên chính là Hậu Thổ Hoàng Địa Chi. Hậu Thổ ngự nơi Cửu Hoa Ngọc Khuyết cung, Thất Bảo Hoàng Phòng. Trong Hoàng Lục Đại Tiếu Lập Thành Nghi có ghi: “Hoàng dã, vạn sắc chi tổ dã”, màu vàng là trung tâm, là tổ tông của vạn sắc, nhằm biểu thị sự tôn quý của sắc này. Cửu Hoa Ngọc Khuyết hay Thất Bảo Hoàng Phòng đều là danh từ mỹ miều, ám chỉ sự tôn quý của vị tôn thần chủ quản nơi ấy - Hậu Thổ nương nương. Ngài là chủ tể, án ngự nơi đất đai này vậy!

Hậu Thổ là một trong Tứ Ngự (hoặc Lục Ngự, hoặc Thất Bảo). Đây là một trong những vị tôn thần tối cao của Đạo giáo. Tư tưởng thờ kính Hậu Thổ vốn xuất hiện từ sớm. Vốn 5 chữ “Hậu Thổ Hoàng Địa Chi” đã có từ thời Chiến Quốc. Hậu Thổ và Hoàng Địa là tên riêng, còn từ Chi mang nghĩa thần linh.  “Đạo” suy tôn nơi Hậu Thổ là sự “hàm hoằng quang đại”, tức là cất giấu, khiêm nhu nhưng luôn khai khuếch mở rộng, ban phát cho chúng sinh. Hậu Thổ hàm lấy “quang” ấy, nhưng cũng ban phát “quang” ấy cho vạn hữu. “Đức” nơi Hậu Thổ chính là “nhu thuận lợi trịnh”. Càn “Nguyên Hanh Lợi Trinh”, thì Khôn hàm súc “Nhu thuận lợi trinh”. Đất thuận theo Trời, Đất hàm chứa, chung chia sự đẹp, khiến cho đất đai sinh lợi và trường tồn. Sự nhu thuận của đất khiến vạn vật được nuôi dưỡng và hàm ơn đất đai. Con người sinh sống, lao tác, ăn ở trên đất và chết xuống cũng kí gửi mình với đất. Điều đó tựa như một sự tin tưởng tuyệt đối, phó thác nơi đất mẹ.

Ngày mười tám tháng ba (18.3) Âm lịch, nhằm Thánh đản của Hậu Thổ nương nương

Hậu Thổ bảo cáo:
Chí tâm quy mệnh lễ.
Cửu Hoa Ngọc Khuyết, Thất Bảo Hoàng Phòng. 
Thừa Thiên bẩm mệnh chi kì
Chủ chấp âm dương chi bính
Đạo suy tôn nhi hàm hoằng quang đại 
Đức số súc vu nhu thuận lợi trinh 
Hiệu pháp Hạo Thiên,
Căn bản dục khôi nguyên chi mĩ
Lưu hình phẩm vật
Sinh thành thị mẫu đạo chi nhân
Nhạc độc thị y, sơn xuyên hàm trượng
Đại bi đại nguyện đại thánh đại từ
Thừa Thiên hiệu pháp, Hậu Thổ Hoàng Địa Chi.

Chúng ta đã tìm hiểu qua hậu Thổ rồi, có thuyết nói Hoàng Thiên chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngọc Hoàng Thượng Đế ( 玉皇上帝 ) hay Ngọc Hoàng Đại Đế ( 玉皇大帝 ) là những danh hiệu nói đến vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng của Đạo giáo, là đấng cực cao cực trọng cực quyền cực uy. Không chỉ đại diện cho lẽ đạo công minh, cai quản vạn vật theo lẽ "Thiên Hoả" còn là Đấng Từ Bi thương xót chúng sinh. Chính vì vậy, danh hiệu của ngài là Ngọc Hoàng Xá Tội Thiên Tôn. Vạn khiên chỉ niệm thiên tôn hiệu. Thiên nạn chỉ tụng nhất chương kinh. Thường niệm Ngọc Hoàng danh hiệu, Tội diệt phúc sinh. Chí tâm xưng niệm

Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thần chủ tể thiên giới, tối cao chi thần. Ngài là đấng thống lĩnh tam giới nội ngoại, thập phương chư thần cho đến nhân gian vạn linh. Ngài là hình tượng biểu thị cho sự chí cao vô thượng, sở hữu trọn vẹn tuyệt Đức của Đạo. 

Ngọc Hoàng Thượng Đế toàn xưng “Thái thượng khai thiên chấp phù ngự lịch hàm chân thể đạo kim khuyết vân cung cửu khung ngự lịch vạn đạo vô vi đại thông minh điện hạo thiên kim khuyết chí tôn ngọc hoàng xá tội đại thiên tôn huyền khung cao thượng đế”, giản xưng “Ngọc hoàng” hoặc “Ngọc đế”, tôn xưng “Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế”, “Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chân Ngọc Hoàng Đại Đế”. Nhân gian vẫn thường xưng “Thiên công”, “Ngọc Hoàng Đại Đế” hay dân dã hơn là “Ông Trời”.  Ngọc Đế cư tại Ngọc Thanh cung, Hạo Thiên Kim Khuyết Di La Thiên Cung, diệu tướng trang nghiêm, pháp thân vô thượng, thống ngự chư thiên, tổng lĩnh vạn thánh, chủ tể vũ trụ, khai hóa vạn thiên, hành thiên chi đạo, bố thiên chi đức, tạo hóa vạn vật, tế độ quần sinh, quyền hành tam giới, thống ngự vạn linh, vô lượng độ nhân, là thiên giới chí tôn chi thần, vạn thiên đế vương. “Hoàng Kinh” giảng thuật Ngọc Đế từ thời viễn cổ luôn hằng “Xá thân đổ bắc khuyết, đại tồn vạn chúng sinh”.