Tụng Kinh Tháng 7 Hồi Hướng Công Đức cho các vong hồn

Thứ sáu, 13/08/2021, 16:31 GMT+7

TỤNG KINH HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC CHO CÁC VONG HỒN .

tung-kinh-cho-cac-vong-hon

Đạo sĩ Tụng Kinh (Ảnh: Chính Nhất Phái)

Nguồn: Đạo sĩ Huyền Chí (Chính Nhất Phái)

-Tháng 7 âm lịch là tháng theo quan niệm truyền thống mà cánh cửa âm giới và dương giới mở ra, thông suốt với nhau, vô số linh hồn chưa được siêu thoát từ âm giới được trở lại dương gian đi khắp nơi một phần vì lưu luyến, một phần vì chấp niệm. Và ở dưới địa ngục vẫn còn những linh hồn vì còn nhiều tội lỗi mà vẫn phải chịu những lỗi thống khổ mà chẳng có thể nào giải thoát được, nay vì lòng từ của chư thánh đối với chúng sinh, tôi xin có bài viết nói về công đức hành trì kinh điển, công đức cho việc hồi hướng giúp các linh hồn sớm được siêu thoát.

- Trong “Thanh tĩnh kinh” Lão tử có viết:  Chúng sinh sở dĩ chẳng được chân đạo bởi vì có vọng tâm, đã có vọng tâm, thì kinh động đến thần, đã kinh động đến thần, tức là bám chấp vạn vật, đã chấp vạn vật, thì sinh tham cầu, đã sinh tham cầu, chính là phiền não, phiền não vọng tưởng làm ưu khổ thân tâm, tạo ra vinh nhục đổi dời, nổi trôi sinh tử, đắm chìm trong bể khổ, mất hết chân Đạo. Đạo chân thường này, ngộ mà tự được; ngộ được đạo thì thường thanh tĩnh vậy.

 - Trong Chính Nhất Tảo Mãn Công Khóa Kinh - Khai kinh kệ viết “Tịch tịch chí vô tông, hữ trĩ kiếp nhận a, khoát lạc động huyền văn, thủy trắc thủ u hà, nhất nhập đại thừa lộ, thục kế liên kiếp đa, bất sinh diệc bất diệc, dục sinh nhân liên hoa, siêu lăng tam giới đồ, từ tâm giải thế la, chân nhân vô thượng đức, thế thế vi tiên gia”.

 - Từ hai dẫn chứng trên có thể thấy việc tụng kinh có tác dụng vô cùng to lớn đối với người thường xuyên thực hành trì tụng, đối với chính người trì tụng thì giúp cho họ tịnh được tam nghiệp, loại bỏ các trược nhục vọng động mà dần dần có được chân Đạo, người thành tụng thử kinh sẽ được vạn thần vây quanh mà bảo vệ họ. Không những thế còn có tác dụng vô cùng to lớn đối với những linh hồn được nghe tụng, hiểu được ý kinh có thể giúp cho họ sớm thoát khỏi mê đồ, lương nhờ Đạo lực của chư Thánh để thoát khỏi “Tam giới đồ”.   


 ------------------------------------

TỤNG KINH NHƯ THẾ NÀO LÀ CÓ HIỆU QUẢ?

 - Để tụng kinh có được hiệu quả thì chúng ta còn phải dùng tâm tồn tưởng đến những điều mình đang tụng và hồi hướng công đức này đến các linh hồn, cầu mong họ sớm ngộ được kinh điển này để có thể siêu thoát thì đây mới thực sự là có ý nghĩa. Ngược lại, nếu miệng tụng kinh mà tâm vẫn vọng động, phóng túng, không chú tâm vào bản kinh thì điều đó sẽ làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc tụng kinh, và không có nguyện lực để hồi hướng công đức cho các linh hồn. 

-Như vây nhân tiết Trung nguyên, mỗi người chúng ta hãy cùng nhau tụng trì các kinh điển để giúp cho bản thân càng có nhiều công đức, tâm được thanh tịnh, và nhờ nguyện lực của chúng ta giúp các oan hồn sớm được siêu thoát khỏi cõi trầm mê khổ hải. 

MÂM LỄ RẰM THÁNG 7 

Rằm tháng Bảy là một trong những lễ tiết quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Vào dịp này, các gia đình thường biện một mâm lễ cúng thần linh, gia tiên và lễ cúng cô hồn.

Đối với Đạo sĩ chúng tôi tháng 7 rất quan trọng, vì nó là một trong tam nguyên lễ tiết của năm, do đó chúng tôi hết sức chú ý và quan tâm tới các lễ tiết này, bởi tiết tháng 7 chúng tôi thường chuẩn bị các nghi thức để phổ độ chúng sinh cầu siêu cho các oan hồn, giúp cho các oan hồn vong linh cảm thấy thanh thản và siêu thoát khỏi vấn niệm.

Trước ngày cử hành nghi lễ huynh đệ chúng tôi thường trai giới mộc dục, chuẩn bị tốt tất cả các việc cần thiết để hoàn thiện tốt nhất cho lễ nghi quan trọng của tháng 7 này.

Hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn những điẻu cần biết về mâm lễ cúng kiếng trong tháng xá tội vong nhân này nhé:

Với mâm lễ đầu tiên chúng tôi thường dâng cúng thánh tổ, tổ sư. Theo quan điểm sống người Việt, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Mâm cúng dâng thánh tổ tổ sư là mâm cỗ chay cần được đặt ở ban thờ tổ và riêng biệt so với ban thờ của gia tiên.

Trên ban thờ ngoài mâm cỗ chay ra còn có những vật phẩm khác không thể thiếu như: hương, đèn dầu (nến), trà, hoa, quả và 3 chén nước thanh thủy. Mâm cỗ chay dâng lên thánh tổ tổ sư của chúng tôi cũng không cần phải xa hoa tráng lệ: 1 đĩa bánh chay, 1 đĩa xôi, 1 bát canh chay, 1 đĩa xào chay, 1 đĩa đậu mộc, 5 bát chè, 1 lọ hoa, 1 ấm trà, và đặc biệt là sự thành kính của chúng tôi dâng lên thánh tổ tổ sư.

Mâm lễ thứ 2 là mâm lễ cúng thần linh, ở tại gia tư của Đạo sĩ, mâm cúng thần linh thường là lễ mặn, có thể là tam sinh quả tửu hoặc 1 mâm cơm trần gian ăn sao cũng vậy.

Mâm lễ ông bà tổ tiên cửu huyền thất tổ cũng là mâm cơm mặn sao cho đầy đủ và tâm thành là được. Và nếu như bạn người Việt chắc cũng không quên mua quần áo cúng tiến ông bà tổ tiên dịp này đúng không?

Chúng ta có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị của chúng ta để dâng cúng thần linh và ông bà tổ tiên bạn nhé .

Mâm lễ chúng sinh được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7. Vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa phủ họ chắc chắn sẽ còn thiếu thốn chút gì đó, ta vì họ mà cấp chút lương thực tiền tài để họ trở về âm giới.

Mâm lễ cô hồn thường là lễ vật nhanh gọn gồm có:

Muối, gạo, cháo trắng nấu thật loãng, bỏng nẻ, hoa quả tùy tâm.

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng