Tượng Quan Công, Quan Nhị Ca ( Quan Vân Trường) là biểu tượng không chỉ trong thờ cúng mà còn có ý nghĩa trong phong thủy, cùng Thocung.com tìm hiểu cách thờ cúng Quan Công sao cho đúng nhất, cách thỉnh tượng Quan Công Quan Nhị Ca ở đâu? Thánh tượng Quan Công nên thỉnh ngồi hay đứng....
Tượng Quan Công được chế tác dựa trên một nhân vật nổi tiếng có thật trong lịch sử Trung Quốc. Đó chính là Quan Vũ và có tự là Quan Vân Tường. Ông còn có nhiều tên gọi khác như Quan Đế, Mỹ Nhiêm Công hay Trường Sinh. Ông là một vị tướng tài ba ở cuối thời kỳ của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông đã góp rất nhiều công sức trong việc thành lập nên nhà Thục Hán lúc bấy giờ. Hiện nay, các tư liệu lịch sử về Quan Công còn khá ít. Tuy nhiên, dân gian cho rằng quan ông chính là anh em kết nghĩa với Trương Phi và Lưu Bị. Ông là người đứng đầu trong danh sách các Ngũ Hổ Tướng lừng danh của nhà Thục Hán. Theo các nhà sử học, Quan Công là người có tính tình khá kiêu căng ngạo mạn. Tuy nhiên, ông lại rất dũng cảm, trượng nghĩa, sống hào hiệp và giản dị. Cùng với lòng trung thành tuyệt đối nên ông được nhiều người tôn thờ và kính trọng.
Thánh Tượng Quan Công có những mẫu sau
Tượng Quan Công Đọc Sách: Tượng Quan Công ngồi đọc sách khắc hoạ hình ảnh Quan Công ngồi uy nghi, mạnh mẽ, đao chống sau lưng lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng, khuôn mặt nghiêm nghị, mắt nhìn thẳng vào cuốn Kinh Xuân Thu trên tay. Theo tiểu thuyết nổi tiếng “ Tam Quốc Diễn Nghĩa” của Trung Quốc, tượng Quan Công Đọc Sách xuất xứ từ sự tích Tào Tháo sắp xếp cho Quan Công ở với hai chị dâu của Lưu Bị với hy vọng dựa vào sắc đẹp của hai nàng Nhị Kiều khiến Quan Công không giữ mình được âm mưu làm rối loạn lễ vua tôi, rối loạn tình anh em giữa Quan Công và Lưu Bị. Ngờ đâu cả đêm đó, Quan Công đai không gỡ, áo giáp không cởi, lấy đuốc ra đốt và đọc sách Xuân Thu khiến Tào Tháo vô cùng hổ thẹn và khâm phục. Sau này, người ta lấy hình tượng Quan Công đọc sách làm biểu tượng cho chữ “Tín”, sự trung thành, quyết đoán, không thể nào lay động.
Tượng Quan Công ngồi: Ông là biểu tượng của trung thành, chính nghĩa, nhân từ và dũng cảm. Chạm khắc mặc áo rồng, uy nghiêm và dũng cảm. Thích hợp để thờ cúng và sưu tầm hoặc công ty
Khi quyết định chọn tượng Quan Công về thì mọi người cần lưu ý những điều sau:
Khi thỉnh tượng về nếu để thờ cúng thì mọi người cần làm nghi lễ hô thần nhập tượng. Còn nếu chỉ dùng trang trí phong thuỷ thì có cũng được, không cũng không sao.
Chúng ta không đặt tượng ở phòng ngủ, nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Bởi vì đây là những nơi được xem là thiếu nghiêm. Điều này có thể mang đến những vận xui cho gia đình bạn. Đặc biệt là ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Không đặt tượng sát sàn nhà mà cần đặt cách mặt đất 50 cm trở lên. Để thể hiện được sự oai phong và uy nghiêm của ngài. Cũng như là thể hiện sự tôn kính của chúng ta đối với ngài. Nhưng đối với những tượng to thường được chế tác kèm theo bệ thì có thể đặt trực tiếp trên sàn.
Không cầu xin, khấn bái ngài với mục đích hãm hại người khác, đặc biệt là bất trung bất nghĩa. Bởi ngài là đại diện của sự chính nghĩa và là khắc tinh của những kẻ tiểu nhân.
Bạn nên thường xuyên dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ chỗ đặt tượng. Có như vậy thì mới phát huy được hết tác dụng phong thủy. Và ngài sẽ “vui lòng” hơn trong việc phù trợ gia chủ. Giúp gia chủ và người thân có một cuộc sống bình an nhiên, vui vẻ và hạnh phúc.
Như vậy bài viết trên đã chia sẻ các thông tin về ý nghĩa và cách sử dụng của tượng Quan Công. Quan Công là vị thần rất linh thiêng, có thể mang đến may mắn và bình an cho gia chủ. Trước khi thỉnh tượng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin về cách thỉnh tượng và đặt tượng. Cũng như là cách khai quang điểm nhãn để tránh vi phạm vào những điều đại kỵ.
Tín Ngưỡng Quan Công đối với người Tu Đạo.
Nguồn: Chan Robbie
Đạo Giáo cho rằng Quan Vũ chính là vị thần tướng phò giúp cho Trương Thiên Sư. Sách Hán Thiên sư thế gia, quyển 1, viết: “Tống Sùng Ninh năm thứ 2 (1103), Tống Huy Tông từng hạ chiếu cho Trương Thiên Sư (Trương Kế Tiên) đời thứ 30 đi trừ yêu quái tại Chiếu Trì (nay thuộc Diên Trì, Giải Châu, Sơn Tây). Sau khi Trương Thiên Sư trừ yêu quái toàn thắng trở về, Tống Huy Tông hỏi Trương Thiên Sư: Ai đã phò tá ngươi trong việc này? Trương Thiên Sư đáp: Người giúp cho thần là Quan Vũ. Trong lúc thần diệt trừ yêu tinh thì Quan Vũ đã lập tức đến chiêu ứng.Tống Huy Tông nghe xong lập tức phong cho Quan Vũ làm Sùng Ninh Chân Quân. Một tác giả khác là Vương Thế Trinh, người thời Minh, trong cuốn Long tử cầu hoạ Quan tướng quân tứ sự đồ cho biết vào năm Tống Chính Hoà, Quan Vũ đã đánh bại được Si Vưu và được Hoàng đế phong là Sùng Ninh Chân Quân. Cụ thể, lời văn cổ trong cuốn sách này như sau: “năm Tống Chính Hoà, cuộc chiến ở Diên Trì, Giải Châu, Sơn Tây thất bại (sau đó, nhờ sự giúp sức của thần tiên, Hoàng đế mới thu được thắng lợi – NTH), nhưng Hoàng đế vẫn nghi ngờ và chưa biết rõ thực hư, bèn phái Hư Tĩnh đi chứng thực, Hư Tĩnh báo lại: Chính một vị thần đã đánh bại Si Vưu. Hoàng đế lại hỏi: Ai đã đánh thắng? Hư Tĩnh đáp: Đó là Quan soái…, sau đó, Hoàng đế đã phong cho Quan Vũ làm Sùng Ninh Chân Quân.”
Trong Đạo giáo, Quan Thánh Đế Quân được biết đến là một Tam Thập Lục Thiên Cương. Lại nói về Tam Thập Lục Thiên Cương Tam hay còn gọi là Tam Thập Lục Thiên Tướng, xuất phát từ sự sùng bái các vị thần Bắc Đẩu trong truyền thuyết dân gian cổ đại phương Đông. Thiên tướng chính là thần tướng ở trên Thiên Cung, phụ trách việc bảo hộ an toàn của Thiên Cung và chúng tiên.
- Về pháp thuật và võ công có trình độ tương đương với chức phẩm của mình. Trong thần thoại phương Đông cổ đại, thiên tướng có địa vị không cao, địa vị đại để chỉ tương đương với vệ sĩ bảo về cho Hoàng Cung.
- Tam Thập Lục Thiên Cương cũng có các nhân vật lịch sử, như Quan Vũ là đại biểu cho trung nghĩa, hiếu liệt, sau khi chết được phong làm thần. Hoặc người cao đạo như Vương Thiện, sau khi vũ hóa, được thần thoại hóa trở thành Vương Linh Quan...
- Tam Thập Lục Thiên Cương đồng thời cũng là người bảo vệ cho con người, bởi địa vị vốn là thiên tiên nên trọng trách bảo vệ con người cũng vô cùng quan trọng.
Có một câu đối rất hay trong miếu thờ Quan Công, thể hiện tầm ảnh hưởng to lớn cũng như địa vị của ông như sau: ‘Nho xưng Thánh, Thích xưng Phật, Đạo xưng Thiên tôn, tam giáo tận quy y. Thức chiêm miếu mạo trường tân, vô nhân bất túc nhiên khởi kính; Hán phong Hầu, Tống phong Vương, Minh phong Đại đế, lịch triều gia tôn hiệu. Thẩn thị thần công trác trứ, chân sở vị đãng hồ nan danh.’
Khi người Hoa di cư đến Việt Nam, họ cũng mang theo tín ngưỡng thờ Quan Công và xem Quan Công là một trong ba vị thần tối thượng (cùng với Ma Tổ và Phúc Đức Chánh Thần) trong đời sống tinh thần của họ. Trong các hội quán, tuỳ theo quan niệm của mỗi nhóm cộng đồng người Hoa, mà Quan Công được thờ chính ở gian giữa chánh điện hay là vị thần tùng tự. Nhưng dù như thế nào, thì người Hoa đối với Quan Công vẫn luôn một lòng thành kính, sùng bái. Thí dụ như trong việc kinh doanh hùn hạp nếu có tranh chấp, người ta thường thách nhau đến trước bàn thờ Quan Công thề thốt. Câu nói “Có mặt Ông làm chứng” đối với người Hoa mang tính thiêng liêng, có giá trị hơn tất cả các loại văn bản hợp đồng.
Ảnh hưởng của tư tưởng Quan Công ảnh hướng nhiều đến người tu đạo và người đời, người tôn thờ Quan Công hết sức coi trọng những việc trung hiếu tiết nghĩa, sao cho làm người không thẹn với lòng mà hiên ngang giữa trời đất. Nếu không có trung hiếu tiết nghĩa, thân tuy ở trên đời nhưng tâm thì đã chết, dẫu có sống lâu năm đi nữa cũng chỉ như cái xác mà thôi. Lấy nhân tâm mà nói, đó tức là thần, thần cũng là tâm, không biết thẹn với lòng tức là không biết thẹn với thần, nếu khinh khi tâm mình cũng là khinh khi thần thánh. Cho nên quân tử có ba điều sợ, bốn điều biết, ở một mình mà biết tự giữ mình. Chớ thấy nhà tối mà khinh, phòng dột mà ngượng, nhất động nhất tĩnh đều có thần minh giám sát, luôn luôn tự giác giống như đang có mười ngón tay đang chỉ vào mình, mười con mắt đang nhìn mình. Huống chi báo ứng rành rành, không sai một mảy lông. Muôn việc dữ thì việc tà dâm đứng đầu, trăm việc lành thì việc hiếu thuận đứng trước. Việc trái đạo lý mà thẹn với lòng, thì dù có lợi cũng không làm, phàm việc gì có đạo lý, không thẹn với lòng, thì dù chẳng lợi gì cũng làm. Tự nhiên được phước.
Quan Công, từ một võ tướng uy danh có thật trong lịch sử Trung Quốc, sau khi mất đã trở thành một vị “Đệ nhất Thần minh” được cả tam giáo thờ phụng. Nho Giáo lấy việc “Trung Nghĩa Hiếu Hữu” của đạo cương thường mà sùng bái, Phật Giáo lấy việc “Hiển Linh Kiến Tự” mà kết duyên, còn Đạo Giáo là “Giáng Thần Tĩnh Yêu” mà cầu giải. Cả Tam Giáo đã góp phần cùng nhau hình thành nên một hình tượng Quan Công “Trung Quán Nhật Nguyệt”, “Nghĩa Bạc Vân Thiên” lừng lẫy trong lịch sử văn hoá Trung Hoa.
Tín ngưỡng Quan Công, không những được các vương triều tín cẩn, trở thành vị thần bảo hộ quốc gia, được dân gian Trung Quốc qua nhiều đời chiêm bái, mà còn theo chân các lưu dân người Hoa, lan rộng đến nhiều quốc gia trên khắp thế giới – trong đó có Việt Nam, trở thành một biểu tượng văn hoá, tượng trưng cho đạo đức truyền thống của người Trung Hoa.
Người Hoa tôn sùng Quan Công, như là một phương thức tồn tại đặc biệt của họ nơi đất khách quê người, cho dù ngày nay, sự tôn sùng ấy cũng như những hoạt động tế tự đã có phần tinh giản đi nhiều cho phù hợp với điều kiện mới và nơi vùng đất mới. Song, tất cả đó, vẫn không làm mất đi giá trị, bản sắc của tín ngưỡng thờ Quan Công, mà ngược lại, vẫn còn rất hưng thịnh.
Cảm ơn chư vị đạo hữu đã đọc bài viết, tiểu đạo còn nhiều thiếu sót, tài thô học thiển kính mong quý vị giúp đỡ để tiểu đạo có nhiều bài viết hơn nữa.
Phúc Sinh Vô Lượng Thiên Tôn