Vậy năm môn học thuật cổ (Tinh, Bốc, Y, Tướng, Phong Thủy) mục đích và ý nghĩa là để làm gì? 

Thứ năm, 29/07/2021, 20:06 GMT+7
Hỏi : Vậy năm môn học thuật cổ (Tinh, Bốc, Y, Tướng, Phong Thủy) mục đích và ý nghĩa là để làm gì? 
Đáp : Năm môn học thuật cổ được tạo ra từ dịch đó chính là: Tinh (tử vi), Bốc (lục hào, mai hoa), Y, Tướng và Phong Thủy.
+ Xin thưa, đó là để giúp người Học có thể đạt được Đạo, thực hiện được trạng thái Thiên Nhân hợp nhất.
+ Học phái đầu tiên mở đầu cho trào lưu này chính là Âm Dương gia (một nhánh của Đạo gia). Quan niệm của họ đó là dùng âm dương, ngũ hành để lý giải sự vật hiện tượng trong cuộc sống, từ đó hiểu được quy luật vô thường của số mệnh. Bỏ được những cái nên bỏ, ngộ được những cái nên ngộ.
"Có kẻ đi hết Trường Giang nhưng chưa nhìn được biển lớn, cứ nghĩ Trường Giang là to nhất.Có kẻ chỉ nhìn một chiếc lá vàng rơi rụng mà lại thấu tận cả mùa thu"(Thiên Hành Cửu Ca)
+ Bên cạnh việc ngộ đạo cho mình, ta còn có thể giúp đỡ những người yếu kém gặp khó khăn trong cuộc sống. Cái này gọi là nhất cử lưỡng tiện, một hòn đá trúng hai con chim, vừa giúp mình vừa giúp người. Vậy năm môn học thuật này có tác dụng gì trong việc học Đạo?
a.Tử Vi: 
+ Chuyên nghiên cứu về yếu tố tiên thiên của số mệnh. Bất cứ ai khi sinh ra cũng sẽ mang sẵn nghiệp trong mình, cái này gọi là vận khí. 
+ Thông qua nghiên cứu biểu đồ sao ta có thể biết được một đứa trẻ phải gánh những nghiệp gì trong kiếp này. Đây cũng là cơ sở để các bậc cổ nhân coi xét căn cơ lựa chọn người thừa kế
b.Tướng số: Là môn học thuật nghiên cứu về sắc diện, hình thể và thần khí con người. 
+ Bởi vì con người sinh ra sẽ có tâm tính khác nhau, thói quen khác nhau, nên vận mệnh cũng rẽ ra trăm đường, chẳng ai giống ai. 
+ Thiên Nhân hợp nhất, những người có đức tánh cao đẹp hàm dưỡng tốt thần khí. thì dù vận mệnh tiên thiên có nhiều tai kiếp, tự sẽ được thuyên giảm. Còn nếu tâm tình bất chánh, tướng mạo suy bại thì dẫu có lá số đẹp cuối đời ắt gặp nạn hoặc phước đức hao mòn hậu kiếp khó tránh khỏi đương dữ. Nhân tướng chính là cách để ta đoán định nhân tâm con người.
c.Y Đạo: 
+ Nếu Nhân Tướng bàn về cách hàm dưỡng Nhân tâm, thì Y đạo bàn về cách hàm dưỡng thân thể. Một tâm tưởng lành mạnh chỉ có thể tồn tại trong một cơ thể lành mạnh, nên nghiên cứu sức khỏe là một điều tối quan trọng đối với người học Đạo. 
+ Y Đạo thông Tiên Đạo, nghiên cứu thân thể, kết hợp với nghiên cứu Tâm tưởng để đạt được trạng thái dưỡng sinh cao nhất là Thiên Nhân tương ứng. 
d.Bốc phệ: 
+ Trái ngược với tử vi bàn về Tiên thiên, tài năng con người trước khi sinh ra. Bốc phệ lại xem trọng yếu tố hậu thiện của số mệnh. 
+ Bởi vì con người sau khi ra sẽ có đặc điểm riêng trong tính cách dẫn đến sai biệt. Giống như sông thì sẽ đổ ra biển, đi từ cao đến thấp, nhưng mỗi con sông sẽ có tuyến đường và lộ trình khác nhau. 
+ Bốc phệ sử dụng quẻ Dịch để đoán định những khúc chiết, những sai khác này. Trong Kinh doanh cũng có câu, lập kế hoạch là một chuyện, còn thực hiện kế hoạch lại là một chuyện khác, nếu chỉ biết bám theo kế hoạch thì chỉ có con đường chết.
e.Phong Thủy: 
+ Nghiên cứu và cải thiện môi trường sống chính là mục đích cơ bản và đầu tiên của phong thủy. Người còn không sống khỏe (cả về thân, tâm) thì bàn gì đến vận số, tương lai hay quá khứ? Đất lành thì chim đậu đây là kiến thức cơ bản. Thứ đến là mới phối hợp Phong Thủy với bốn môn còn lại để mà hỗ trợ cải thiện vận số, mỗi người sẽ có vận số khác nhau, điều này yêu cầu người học phong thủy phải có sự linh hoạt, nhạy bén. Biết nắm thần mà bỏ hình, không bị trói buộc trong sách vở.
* Hiểu được như vậy thì mới có thể trăm sông đổ vào một biển, khắc phục yếu điểm trong mỗi môn học thuật cổ. Nhiều người chuyên nghiên cứu một môn nên thiếu cái nhìn toàn cảnh dẫn đến sai lạc kiến thức tổng thế. Thứ đến là bỏ quên đi cái mục đích sơ khai của cổ nhân khi sáng tạo ra các môn học thuật, đó chính là Đạo. 
* Hiểu tự nhiên, ngộ chân lý, tri túc hàm dưỡng thân tâm, đạt được Thiên Nhân hợp nhất, hòa quang đồng trần, đây mới là cái đích đúng đắn mà ta cần theo đuổi. Mọi dụng tâm không vì Đạo đều chỉ là sai lạc, những người này đến cuối đời đều sẽ chịu lãnh nghiệp báo sai lạc do mình gây ra, hay còn biết với tên gọi là nghiệp làm Thầy.
 
admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng