Thành Hoàng Bản Cảnh

Thành Hoàng Bản Cảnh

Thành Hoàng, cũng gọi Thành Hoàng Gia, nguyên bản vốn là một tín ngưỡng dân gian Trung Hoa bắt nguồn từ việc tế tự thần Thủy Dung thuở cỗ đại. "Thành" tức là chỉ bức tường thành, "Hoàng" là chỉ cái hào không có nước ở chân thành. Đào hào, đắp thành là để bảo vệ cho sự an toàn của dân tộc của bách tính. Người xưa cho rằng sự an toàn sinh mệnh và cuộc sống của con người đều quan hệ mật thiết với một sự vật hay vị thần nào đó, do vậy mà thành với hoàng đều được tôn sùng trở nên là một vị thần bảo vệ, gia hộ. 

Nguồn: Đạo Trưởng Nguyễn Sùng Chân

thanh-hoang-ban-canh

Ảnh: Long Môn Phái

Ban đầu Thành Hoàng có nhiệm vụ bảo vệ thành địa, trị an dân chúng. Từ thời Minh, Thanh, sau khi tiếp thu tín ngưỡng này dân gian đã hóa thành một vị thần Hộ quốc an bang, trừ bạo, yên dân, quản lí vong hồn sở tại, làm cho mưa thuận gió hòa,... Quan viên khi nhận chức đều phải đến miếu Thành Hoàng lễ bái tuyên thệ để mong được bảo vệ, phù trì. Đạo sĩ khi lập đàn siêu độ cho vong hồn cũng phải phát Thành Hoàng Điệp đến Thành Hoàng mới có thể đưa hồn về đàn. 

Thời Tiên Tần, một trong tâm lễ tế tự của vua là phải tế lễ thần Thủy Dung, đó cũng là hoạt động lễ bái Thành Hoàng sớm nhất. Sau này mới phát triễn dần dần thành tín ngưỡng Thành Hoàng , ban đầu lưu hành ở các nước Ngô Việt, đến Nam Bắc triều chính thức được gọi là thần Thành Hoàng. Đường triều, thần Thành Hoàng được phong tước, Ngũ Đại phong vương. Đến Tống triều , lễ tế tự Thành Hoàng được liệt vào hàng lễ tế quốc gia, ở các châu, huyện địa phương đều lập miếu thờ phụng. Nhà Nguyên ở Đại Đô thiết lập miếu Thành Huỳnh, phong làm Tả Thánh Vương, là vị đại thần bảo hộ quốc gia. Minh Thái Tổ sắc hạ các vị Thành Hoàng ở kinh đô, các châu các phủ các huyện đều được phong chức tước. Ở khắp các địa phương, miếu Thành Hoàng đều được xây dựng, tu bổ. Về sau các lễ tế tự được chỉnh đốn, miếu Thành Hoàng cũng được tu bổ và kiến tạo lợi. 

Miếu Thành Hoàng ở nước Ngô thời Tam Đại, tức miếu thờ Vu Hồ, là một trong những miếu thờ được xây dựng sớm nhất. Về sau, ở miếu ngoài việc tế tự Thành hoàng , thông thường còn thờ cả tám vị đại tướng, phán quan, Ngưu Đầu, Mã Diện cho đến mười tám Ty và Thập Điện. Thời Minh Thanh, tượng thờ trong miếu thường gồm hai loại. Một loại tượng chính, to lớn đặt an vị là dùng bùn đất đắp thành. Loại kia nhỏ hơn, dùng các loại gỗ hoặc gốm sứ kim loại,...tạc thành, vào các tiết Xuân Thu mỗi năm đều được người dân rước đi tuần hành. Vào mùa Xuân, lễ vào tiết Thanh Minh, gọi là Thu Quỷ. Mùa Thu, lễ vào tiết Trung Nguyên, gọi là Phong Quỷ. Mùa Đông, lễ ngày vọng tháng Khai Đông, gọi là Phong Thủy. Dựa theo Chư Thần Thánh Đản Nhật Ngọc Hạp Ký, nhà Minh định ngày mười một tháng năm là đản nhật Thành Hoàng, tuy nhiên những vị Thành Hoàng của những làng xã phủ huyện khác nhau cũng sẽ có những ngày đản khác nhau. Những dịp lễ này thường được diễn ra trên quy mô rất lớn. 

 

Hôm nay 11/5 nông lịch, đạo chúng cung nghênh Thành hoàng gia thánh đản
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -


Thành hoàng bảo cáo:
Chí tâm quy mệnh lễ
Xã tắc cổ công
Thiên hạ chính thần
Thuyên phúc quốc hiển trung chi hành
Bẩm thưởng thiện phạt ác chi nhân
Đô ấp chi chủ
Chư quận thị tòng
Sở lệ thập tam bố chính
Án phán nhất thập bát tư
Miếu xã vạn niên
Ân phù ức kiếp
Thiết tác phúc tác uy chi bính
Tạo chú sinh chú tử chi quyền
Vận thần lực dĩ hộ dĩnh xuyên
Ngộ âm binh nhi khu di khấu
Chí linh chí thánh
Nãi chính nãi công
Hộ quốc bảo ninh hữu thánh vương
Uy Linh Công Cảm Ứng Tôn Thần .
Coppy xin vui lòng ghi nguồn