Chi tiết

Bình Hoa (Lọ Hoa) Thờ Cúng Tâm Kinh Sứ Trắng – dòng sản phẩm phong thủy có khả năng tích khí, tụ tài và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tâm linh.

1. Thế nào là men Trắng xanh

     Tại Phùng Gia các nghệ nhân đã nghiên cứu và phát triển dòng men Trắng Xanh từ nhiều đời nay, những năm gần đây nhờ có đầu tư trang thiết bị từ khâu làm đất tới thợ tạo hình mà sản phẩm sứ Trắng Xanh của Phùng Gia ngày càng đẹp và đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của Khách hàng. Hình thức trang trí kiểu cách tạo hình, men mầu đều phong phú mới lạ. Họa sĩ áp dụng họa pháp “tuyển nhiễm” bằng cách dùng bút lông thấm đẫm men mầu xanh cobalt tô nhiều lần cho đậm hoa văn trên thai cốt trắng, sau đó phủ men trong. Sau khi nung đồ sứ có mầu xanh tươi đẹp sáng bóng như ngọc, không có chấm đen (Hắc Thung Nhãn). Các mầu xanh đậm nhạt nổi bật được gọi là “năm màu hoa văn xanh” (Thanh Hoa Ngũ Thái).

Nhìn chung đặc điểm của đồ sứ Trắng Xanh là:

 - Thai thổ (đất làm sứ): đất làm cốt được tinh luyện rất sạch không lẫn tạp chất, không có thiếc nên đáy không lộ mầu đỏ

 - Thai thể (nước men bên ngoài): Nhờ đun ở nhiệt độ lên tới 1350°C, nước men sáng bóng, trong không mờ, nổi rõ hoa văn vẽ bên trong.

 - Màu men xanh cobalt: có thể làm đậm nhạt trở thành nhiều màu rất tươi đẹp. Nên họa sĩ thể hiện được âm dương sáng tối dễ dàng, vẽ nhân vật có thần thái linh động tự nhiên, cảnh sắc núi sông bao la trùng điệp, hùng vĩ.

     Men trắng xanh có mầu xanh dương trong ngũ hành tượng trưng cho tính THỦY, theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì mầu men của sản phẩm sẽ dưỡng gia chủ mang mệnh MỘC và khắc gia chủ mang mệnh HỎA, với gia chủ mệnh THỦY, KIM, THỔ là trung tính.

2. Lọ hoa, tiểu lộc bình

Lọ Hoa

- Hoa là thứ không thể thiếu trong mỗi bàn thờ trước khi làm lễ, dù nghèo hay giầu, ít hay nhiều cũng phải có 1,2 bông cho tới bó hoa đẹp rực rỡ đặt trên bàn thờ vào những ngày lễ. Cùng với Hương, Hoa, Nước lã là những đồ cúng lễ cơ bản thì có thể có thêm thức ăn, trà, rượu, đồ vàng mã, tiền âm phủ,... để bàn thờ thêm đầy đủ.

Tiểu Lộc bình

- Tiểu lộc bình hay chính là lộc bình kích thước nhỏ từ khoảng 30-60cm. Với nhiều hình dáng khác nhau, đặc điểm cơ bản là miệng rộng, cổ nhỏ, thân bình phình to.

- Lọ được bày trên ban thờ, phía sát tường, nên đặt ở phía tay trái tức là phía đông theo quan niệm " Đông bình Tây quả" - khi bày 1 bình. Tuy nhiên cũng có nhiều quan niệm cho rằng nên bày 1 đôi lộc bình 2 bên ban thờ để tạo thế đối xứng, "song cát". 

- Thường cắm hoa sen gỗ, Cây phát lộc, ngày Tết cắm đào... hoặc bày bình rỗng.

    --> Bình hoa, lọ tiểu lộc bình men trắng xanh có nhiều hình dáng và các cảnh vẽ khác nhau, các cảnh vẽ được vẽ tay 100% giúp cho sản phẩm đẹp và có giá trị cao hơn: Long cuốn thủy, Phú quý mãn đường, Tứ quý, hoa sen,... ngoài ý nghĩa trang trí chúng còn có ý nghĩa may mắn, đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ

- Sản phẩm được nung tới 1200ºC, cho kết tinh chắc chắn, mầu sắc nhã nhặn không lòe loẹt phù hợp với không gian thờ cúng trang nhã, tĩnh lặng.

3. Ý nghĩa hoạt tiết khổng tước trên bình hoa Lộc bình

Chim khổng tước là loài vật được mệnh danh là Phật Mẫu trong nhân gian. Mang vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy và linh lực mạnh mẽ. Giữ một vị trí quan trọng trong đời sống phong thủy và văn hóa Phật Giáo.

Truyền thuyết Phật Giáo về chim Khổng Tước

Theo Phật Giáo, hai thần điểu có sức mạnh và khả năng khai thiên lập quốc là đại bàng Kim Sí Điểu và Khổng Tước. Cả 2 loài này đều được sinh ra từ Phượng Hoàng. Mang thân hình rực cháy khiến bất cứ sinh vật nào tới gần cũng bị thiêu rụi.

Loài thần điểu được mệnh danh là Phật Mẫu trong dân gian

Hình ảnh: Khổng tước – công 

Khổng tước là loài linh vật kiêu hãnh và rất hung ác. Truyền thuyết kể rằng nó từng nuốt Phật tổ Như Lai vào bụng. Phật tổ định rằng sẽ lấy tính mạng nó để phổ độ chúng sinh, ngăn ngừa sự ngang tàn hung ác của nó làm hại thế gian. Tuy nhiên các vị tiên đã khuyên can vì cho rằng nếu giết nó chẳng khác giết cha mẹ mình. Từ đó loài chim này được phong làm Phật Mẫu trong nhân gian.

Khổng tước trong phong thủy

Ý nghĩa phong thủy của loài chim này được bắt nguồn từ quan niệm của nhà Phật. Trong Phật giáo, loài chim này được mệnh danh là hóa thân của Khổng Tước Minh Quân Bồ Tát – vị bồ tát giúp tiêu trừ tai ách, khổ nạn, bệnh tật, ma quỷ. Từ đó mang đến cho thế gian sự cát tường, như ý.

Chim khổng tước và những ý nghĩa trong phong thủy

Hình ảnh: Chim khổng tước 

Trong văn hóa Ấn Độ, chim Khổng Tước gắn liền với hình ảnh nữ thần Lakshmi. Là nữ thần của sắc đẹp, sự nhân từ, may mắn và sự giàu có, thịnh vượng. Bà là vợ của Vishnu -vị thần của sự bảo vệ và gìn giữ. Đây là cặp vợ chồng mang ý nghĩa tốt lành, viên mãn cho mọi người. Vậy nên chim công còn là biểu tượng của quyền lực, cuộc sống gia đình, hôn nhân, giàu có, sung túc.

Vẻ đẹp phong thủy qua khí chất bên ngoài

Ngày trước, chỉ có các bậc quan có chức cao quyền trọng trong triều đình mới được sử dụng lông công để cài lên mũ. Vì vậy mà khổng tước được xem là đại diện cho sự quyền uy cùng vị thế trong xã hội của người sở hữu.

Bên cạnh đó, loài chim này còn được xem là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Lông chim khổng tước với sự rực rỡ, thu hút có thể hấp thụ được vô vàn nguồn năng lượng tích cực từ mặt trời. Nhờ đó, đem lại hiệu quả ưu việt trong việc điều hòa và cân bằng âm dương. Giúp loại bỏ tà khí, xua đi luồng khí xấu mang lại vượng khí cho gia đình.

Chim khổng tước và những ý nghĩa trong phong thủy

Hình ảnh: Khổng tước 

Chim công còn được biết đến với lòng chung thủy, cả đời chỉ ghép đôi 1 lần duy nhất. Là biểu trưng của tình yêu đôi lứa thủy chung, son sắt một đời một kiếp. Do vậy, hình ảnh chim công được rất nhiều gia đình chọn lựa với mong muốn tình cảm vợ chồng sẽ luôn luôn bền chặt và mặn nồng.

Ngày nay, đồ án hoa văn khổng tước được sử dụng rất nhiều trên các vật phẩm phong thủy gốm sứ. Mang những giá trị cao về thẩm mỹ và phong thủy. Được lựa chọn sử dụng như một biểu tượng khai lộc, khổng tước khai bình. 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Bước 1: Tẩy uế đồ thờ cúng tâm linh. 

- Tất cả sản phẩm thờ cúng tâm linh sau khi mua về nên rửa sạch (hoặc lau sạch) bằng nước sạch

- Chuẩn bị hỗn hợp nước rượu-gừng như sau: Giã gừng và dùng khăn để vắt lấy nước gừng nguyên chất, hoặc thái lát mỏng gừng và đun sôi lấy nước.

+ Nếu là gừng vắt lấy nước thì pha với rượu trắng theo tỷ lệ 20% gừng và 80% rượu trắng chúng ta sẽ được hỗn hợp rượu gừng, sau đó pha với nước ấm 40°C lượng vừa đủ để tẩy uế.

+ Nếu là gừng đun sôi lấy nước thì pha với rượu theo tỷ lệ 70% nước gừng (để nguội tới 40°C) và 30% rượu trắng chúng ta sẽ được hỗn hợp rượu gừng cho việc tẩy uế sản phẩm.

- Lưu ý tại sao nên dùng nước rượu gừng?

Quý vị cũng có thể dùng nước ngũ vị hương đóng chai có bán sẵn để tẩy uế, nhưng theo kinh nghiệm Đồ Thờ Phùng Gia tư vấn Quý vị nên dùng hỗn hợp nước rượu-gừng để tẩy uế vì những lý do sau đây:

+ Tẩy uế đồ thờ cúng tâm linh gia đình không nhiều, chủ yếu các sản phẩm nhỏ và số lượng có hạn nên hỗn hợp rượu gừng ít, Quý vị không ngại mất nhiều thời gian và công sức.

+ Tự tay Quý vị chuẩn bị hỗn hợp rượu gừng, sử dụng an tâm hơn nước ngũ vị hương mua sẵn vì xuất sứ từ thiên nhiên và chính tay Quý vị pha chế, ngoài ra còn yếu tố tâm linh đó chính là sự thành tâm khi Quý vị bỏ thời gian và công sức để chuẩn bị, không ngại khó ngại mất thời gian mà sử dụng nước ngũ vị hương tẩy uế có sẵn.

+ Nước tẩy uế ngũ vị hương là một dung dịch được pha chế đóng vào chai có bán sẵn tại nhiều cửa hàng đồ tâm linh, nước ngũ vị hương được sử dụng chính trong việc tẩy uế mùi hôi, thối khi Quý vị bốc mộ, sang cát, cải táng mộ phần cho người thân hoặc lau chùi, tẩy uế sàn, sân, tường khu thờ tự (do bị bẩn, hoặc nước ngập,...). Ưu điểm của nước ngũ vị hương là mùi thơm mạnh, nó có thể át mùi hôi, thối và dễ dàng dùng số lượng lớn (vài chục lít).

+ Từ những phân tích trên, hỗn hợp nước rượu gừng hoặc ngũ vị hương đều có thể sử dụng trong việc tẩy uế đồ thờ.

+ Nước sau khi tẩy uế, không nên đổ xuống cống, rãnh mà nên đổ xuống sông, hồ,.. hoặc tưới cây,... hoặc tưới đều ra sân nhà,.... đều được.

* Bước 2: Làm sạch và khô đồ thờ cúng tâm linh.

- Sau khi tẩy uế xong từ bước 1, để sản phẩm ra vị trí sạch, khô thoáng và dùng khăn sạch thấm hết nước còn đọng lại trên sản phẩm.

- Cẩn thận tránh lối đi lại, hoặc chỗ trẻ em vui chơi có thể làm đổ vỡ hoặc làm bẩn.

* Bước 3: Bày đồ thờ cúng tâm linh lên bàn thờ.

- Sau bước 2, Quý vị bày đồ thờ cúng tâm linh lên bàn thờ theo thứ tự như sau:

+ Bày từ trong ra ngoài, từ giữa sang 2 bên trái phải bàn thờ

+ Bày đồ thờ lên sao cho chỉ chiếm khoảng 40% ÷ 60% không gian trên bàn thờ, không gian còn lại để bày hoa, quả, tiền vàng trong những ngày lễ lớn.

+ Cẩn thận khi bày lên bàn thờ, hàng sứ dễ vỡ khi va đập.

Bước 4: Thắp nén nhang khấn dâng đồ thờ cúng mới đặt lên ban.

- Nếu bàn thờ Quý vị bốc mới bát hương và bày cùng phụ kiện thờ cúng thì không cần khấn dâng báo mới đồ thờ

- Tất cả đồ thờ cúng tâm linh, được đặt lên sau khi đã bốc bát hương Quý vị nên thắp nén nhang khấn khai báo với chư vị thần linh và gia tiên.

Ghi chú:

- Thông tin tâm linh trên web chỉ mang tính chất tư vấn tham khảo, do thờ cúng mang nhiều ý nghĩa văn hóa vùng miền (theo phong tục tập quán nơi sinh sống). Thocung.com cố gắng hướng dẫn thông tin một cách khách quan, hợp lý và logic nhất tới Quý vị, để an tâm trong thờ cúng tâm linh Quý vị nên tham khảo thêm ý kiến của người cao tuổi trong gia đình hoặc tại nơi mình sinh sống.

 

Để mua sản phẩm và nhận tư vấn, báo giá, Quý khách hàng có thể liên hệ qua sđt 0935.118.118

Ý kiến khách hàng