< 1.000.000 đ
1.000.000 đ - 5.000.000 đ
5.000.000 đ - 8.000.000 đ
8.000.000 đ - 10.000.000 đ
10.000.000 đ - 15.000.000 đ
> 15.000.000 đ
Gõ Trắc
Đá Tự Nhiên
Gốm Sứ
Bột Đá
Đồng nguyên khối
Đồng thau
Đồng đỏ
Đồng vàng
Gỗ Hương
Gỗ Cẩm
Gỗ Nu Hương
Gỗ Mít
Bột đá
Gỗ Đào
Gấm
Gỗ Hương Đá
Gỗ Gõ Vàng
Đá Ngọc Hoàng Long
Đá Ngọc Phỉ Thúy
Bột Composite
Đồng Sơn Men
Lưu Ly
Gỗ Long Não
Sứ men rạn vẽ tay
Bột đá dát vàng
170cm
120 cm
80 cm
70 cm
60 cm
50 cm
40 cm
30 cm
20 Cm
10 Cm
12 cm
16 cm
27 cm
24 cm
37 cm
23 cm
25cm
45 cm
1.5"
3"
2"
3.5"
4"
5"
6"
7"
8"
9"
10"
11"
12"
13"
14"
16"
18"
20"
22"
1 tay
2 tay
2.5 tay
3 tay
3.5 tay
4 tay
4.5 tay
5 tay
6 tay
7 tay
8 tay
9 tay
5 cm
9 cm
13 cm
15 cm
10 tay
8 cm
11 cm
18 cm
5mm
6mm
7mm
8mm
9mm
10mm
11mm
12mm
13mm
Bộ 3 ly
Bộ 5 ly
14 cm
22 cm
32 cm
31 cm
47 cm
52 cm
14mm
16mm
18mm
20mm
25mm
30mm
34 cm
26 cm
43 cm
Cao 16cm
Cao 20cm
Cao 25cm
Cao 30cm
Cao 40cm
Cao 48cm
Cao 66cm
72cm
48 cm
1m63
Cao 13cm
Cao 18cm
Cao 28cm
Cao 33cm
Cao 23cm
Cao 12.5cm
Cao 15cm
Cao 27.5cm
Cao 32.5cm
3 Bông
5 Bông
7 Bông
9 Bông
13 Bông
3inch (~8cm)
3.6inch (~9cm)
4inch (~10cm)
5inch (~13cm)
6inch (~15cm
7inch (~18cm)
8inch (~20cm)
9inch (~23cm)
10 inch (25.3cm)
Cao 63cm
Việt Nam
Trung Quốc
Nhập Khẩu
Thái Lan
Malaysia
Hàn Quốc
Đài Loan

Ngũ Lộ Tài Thần

Ngũ Lộ Tài Thần gồm những ai ? ý nghĩa tượng Ngũ Lộ Tài Thần ? bạn muốn thỉnh hay mua tượng, tranh ảnh, linh phù Ngũ Lộ Thần Tài mà chưa biết tìm ở cho uy tín. Cùng Thocung.com tìm hiểu về tiên tượng Ngũ Lộ Thần Tài

Nguồn: Đạo sỹ Vô Danh Tử

Tượng Ngũ Lộ Tài Thần

Tượng Ngũ Lộ Tài Thần

 

Có ba thuyết về Ngũ Lộ Tài Thần

 

Đầu tiên, trứ danh nhất chính là thuyết Ngũ Lộ Tài Thần gồm Triệu Huyền Đàn - Triệu Công Minh Nguyên Soái - người được phong Huyền Hóa Tài Thần Thiên Tôn, cùng các bộ hạ Chiêu Bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng, Nạp Trân Thiên Tôn Tào Bảo, Chiêu Tài Sử Giả Trần Cửu Công, Lợi Thị Tiên Quan Diêu Thiếu Tư.

Truyết thứ 2 về Ngũ Lộ Tài Thần có thuyết đề cập Đông Lộ Tài Thần Tỉ Can, Nam Lộ Tài Thần Sài Vinh, Tây Lộ Tài Thần Quan Công, Bắc Lộ Tài Thần Triệu Công Minh, Trung Lộ Tài Thần Vương Hợi.

Thứ ba là thuyết Ngũ Lộ, Ngũ Sắc Thần Tài gồm Bạch Tài Thần, Hoàng Tài Thần, Hồng Tài Thần, Lục Tài Thần, Hắc Tài Thần gọi Ngũ Sắc Tài Thần. Ngũ Lộ hay Ngũ Sắc Tài Thần dù nhiều khác biệt song vẫn là sự chất phối giữa Âm Dương, ngũ phương, ngũ hành vậy.

Triệu Nguyên Soái - vị quản Tài Thần trước đây không được mô tả như vị cai quản tài nguyên kim bảo. Triệu nguyên soái cùng Ân nguyên soái, Ôn nguyên soái, Mã nguyên soái là những vị nguyên soái trứ danh trong số hộ pháp nguyên soái của Đạo giáo.

Trong “Thái Thượng Đỗng Uyên Thần Chú Kinh”, quyển 11 đề cập Triệu Công Minh còn có năng quyền trừng phạt kẻ ác, hành ôn dịch bệnh: “Hựu hữu Lưu Nguyên Đạt, Trương Nguyên Bá, Triệu Công Minh, Lý Công Trọng, Sử Văn Nghiệp, Chung Sĩ Quý, Thiếu Đô Phù, các tướng ngũ thương quỷ tinh nhị thập ngũ vạn nhân, hành ôn dịch bệnh”. 

Thời Nam Tống, Lộ Thời Trung, “Vô thượng huyền nguyên tam thiên ngọc đường đại pháp” quyển 13 “Trảm ôn đoạn dịch phẩm” cũng đề cập về Triệu Công Minh là một vị thần với chức năng hành ôn dịch bệnh, trừng phạt ác nhân, viết: “Bắc phong đế chủ quỷ bộ chi soái, nhân gian tướng soái, ngũ nhạc chi thần, biến hành thiên hạ, thừa kỳ tội hấn, phóng kỳ độc khí, dĩ trừng ác nhân. Tây phương bạch ôn quỷ Triệu Công Minh, kim chi tinh, lĩnh vạn quỷ hành chú khí chi bệnh”. 

Theo các văn hiến trên, trong giai đoạn đầu, Triệu Nguyên Soái được mô tả là một vị thần hành ôn dịch bệnh, tuy nhiên, càng về sau, hình ảnh của nguyên soái lại được chuyển đổi xoay quanh việc bảo hựu nhân gian, tài vật phú quý. Đến đời Nguyên-Minh, trong Sưu Thần Ký, quyển 1, có đoạn mô tả Triệu nguyên soái, họ Triệu, húy Công Minh, là người Chung Nam Sơn. Phục sắc đầu đội thiết quan, tay chấp thiết tiên, mặt đen như sắt, biểu trưng Bắc Khí; có hổ cạnh bên, tượng Kim vậy. Ngài có thể khu lôi dịch điện, hoán vũ hô phong, trừ ôn tiễn ngược, bảo bệnh nhương tai. Kẻ nào “Chí như tụng oan thân ức, công năng sử chi giải thích, công bình mãi mại cầu tài, công năng sử chi nghi lợi hòa hợp. Đãn hữu công bình chi sự, khả dĩ đối thần đảo, vô bất như ý”. Nghĩa là có việc oan ức, cầu tài, nếu phát “công bình chi tâm”, không tư tài vụ lợi, không nhiễm ác niệm có thể được như sở nguyện. Thượng thiên thánh hiệu của Nguyên Soái là Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Phủ Đại Đô Đốc.

Theo dân gian, Triệu Công Minh là người nước Tần, từ nhỏ gia đình nghèo khó, khi còn trẻ, ông làm thuê cho một thương gia buôn gỗ. Ông có đức tính cần cù, lương thiện và trọn chữ tín nên được người buôn gỗ đánh giá rất cao. Khi Triệu Công Minh tích góp được tiền của và bắt đầu kinh doanh riêng, có người đã xin vay mượn để khởi nghiệp, kết quả là gặp thiên tai, thua lỗ và không có khả năng bồi hoàn. Triệu Công Minh chỉ yêu cầu ông trả lại một đôi đũa và coi như xoá hết nợ. Hành động nhân từ không màng của cải được danh tiếng tốt, gặt hái cả nghĩa lẫn tài.
Ghi chép về việc Triệu Công Minh được tôn thờ như một vị tài thần lần đầu tiên có thể được tìm thấy trong ấn bản "Sưu thần quảng ký" của nhà Nguyên. Sách viết: “Mua bán cầu tài, cốt phải dung hoà giữa nghĩa và lợi”. Vì vậy, Triệu Công Minh, vị tài thần đứng đầu, bảo vệ những doanh nhân “kiếm tiền bằng lòng nhân từ, đạt được cả nghĩa và lợi”.

 

NGHIN ĐÓN NGŨ LỘ TÀI THẦN

 

Mồng năm tháng Giêng, tại gia nghênh tiếp tài thần. Kính chúc quý đạo hữu một năm phát đạt, thịnh vượng. Triệu nguyên soái còn xưng là Chính Nhất Tài Thần, Huyền Đàn Chân Quân, Triệu Công Nguyên Soái. Ngài cư tại Đốc Tài Phủ, Thần Tiêu Ngọc Phủ. Trong Đạo giáo, tôn hiệu ngài là Thượng Thanh Kim Luân Viện Chính Nhất Huyền Đàn Triệu Thiên Quân hoặc Hắc Hổ Huyền Đàn Triệu Công Minh Nguyên Soái, Huyền Hóa Tài Thần Thiên Tôn, Vạn Loại Khắc Thành Thiên Tôn. 

Hình tượng của Triệu nguyên soái thường là mặt đen, mắt tròn, râu đen, đầu đội mũ sắt, thân vận kim giáp, đi lục ngoa, tay phải chấp thiết tiên 24 đoạn, tay trái chấp xích sắt, lại có hắc hổ tùy thân. Ngày thánh đản vào  15 tháng 3 Nông lịch. Thường vào dịp Thánh đản Ngài, một số nơi cung quán cho đến nhân gian tổ chức bái tài thần, xem đó như một phong tục địa phương. Dân gian cầu nguyện chiêu tài tiến bảo, tài nguyên cổn cổn, như một cách ước mơ về cuộc sống no đủ, không nghèo khó. 

Tương truyền, Triệu Công Minh vào thời Tần thì giáng sinh nhân gian, tại Chung Nam Sơn tinh tu chí đạo. Về sau, Tổ Thiên Sư Trương Đạo Lăng tại Hạc Minh Sơn thu nhận họ Triệu làm đồ. Triệu Công Minh theo Trương Thiên Sư, có công thủ hộ đan thất lúc Ngài nhập thất luyện đan. Về sau, Thiên Sư đắc đạo thành chân, hướng Ngọc Đế thượng tấu, gia phong Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái. Tương truyền, ngài có những bộ hạ là Tiêu Thăng, Tào Bảo, Trần Cửu Công, Diêu Thiếu Tư, lần lượt là Chiêu Bảo Thiên Tôn, Nạp Trân Thiên Tôn, Chiêu Tài Sứ Giả, Lợi Thị Tiên Quan, hợp xưng “Ngũ lộ tài thần”, chủ quản tài nguyên lộc khố, ban tài phú tùy theo việc lành hảo lao tác mà chúng sinh có được, đó là “Thiên đạo vô tư, duy thiện thị dữ”.

 

Tài thần bảo cáo

Chí tâm quy mệnh lễ. Phương huy tứ vu tử hà. Công đức thuỳ vu kim bi. Nhất sinh thanh liêm. Tích đức tối hậu. Chung thân chánh trực. Luy nhân thậm thâm. Kiến lợi tư nghĩa. Tham vi vạn thế chủ tể. Bất tham vi bảo. Nghi hưởng thiên thu phương hinh. Đại bi đại nguyện. Chí công chí nhân. Tổng Ti Thiên Hạ Tài Nguyên, Vô Lượng Tăng Phúc Ích Lộc, Ngũ Phương Ngũ Lộ Tài Thần Đại Chân Quân.

Huyền Đàn bảo cáo

Chí tâm quy mệnh lễ. Vị liệt huyền đàn. Kim luân như ý. Hắc hổ hống thời. Thiên hạ yêu ma giai tang đảm. Kim tiên khởi xử. Thế gian tà mị tất tiềm hình. Thụ mệnh ngọc đế. Quản lí tài nguyên. Thống suất lôi đình. Hiệu lệnh ôn hoả. Thưởng thiện phạt ác. Chí công chí chánh. Đại bi đại nguyện. Tuần tra đàn viện. Huyền Đàn Triệu Thiên Quân. Chưởng Lý Thiên Hạ Tàu Nguyên Đốc Tài Phủ Trung Đại Nguyên Soái.

Không tìm thấy kết quả nào