Đạo Giáo

Tìm Hiểu Đạo Giáo

Huyền Thiên Trấn Vũ là ai
13/11/2023, Thứ hai
Huyền Thiên Trấn Vũ là ai, Thỉnh Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ Đại đế ở đâu ? Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế hay Chân Vũ Đại Đế, Huyền Thiên Thượng Đế. Huyền Thiên Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp thần thoại tín ngưỡng Đạo Giáo đã được Việt Nam hóa, là một biểu tượng của sức mạnh chống thiên nhiên và ngoại xâm của dân tộc đã được thần linh hóa. Cùng tìm hiểu Bài viết Huyền Thiên Chân Vũ Đại đế do đạo sĩ Vô Danh Tử biên soạn
Ngã quỷ theo quan điểm Đạo Giáo
29/10/2023, Chủ nhật
Ngã quỷ vốn là danh từ có nguồn gốc Phật giáo, xưng là “peta” (tiếng Bali) hoặc “preta” (tiếng Phạn). Danh từ này thường mang ý chỉ Tổ Tiên Hồn (Đạo giáo gọi là Cửu Huyền Thất Tổ chi tiên linh hoặc chi hồn) hoặc là một trong Lục đạo luân hồi.  Danh từ Ngã quỷ xuất hiện trong các bản dịch kinh Phật giáo từ rất sớm. Vào Đời Đông Hán (23-220 CN), An Thế Cao trong cả hai quyển của “Trường A Hàm Thập Báo Pháp Kinh”,

Thiên Phụ Địa Mẫu

Ngọc Hoàng Hựu Tội Tích Phúc Bảo Sám
29/10/2023, Chủ nhật
Ngọc Hoàng Hựu Tội Tích Phúc Bảo Sám, nguyên tên gọi là “Lôi Đình Mãnh Lại Đô Đốc Tân Hán Thần Trứ”. Tân Hán Thần là vị lôi thần được Đạo giáo tôn thờ nổi danh trong triều Tống và Nguyên. Trong văn hiến cũng đề cập việc Tống Huy Tông tôn phong danh hiệu “Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế”, cho nên phỏng đoán bản văn xuất hiện vào thời Nam Tống hoặc đời Nguyên. Về sau được thu nhập vào “Chính Thống Đạo Tạng”, xếp Đỗng Chân bộ, Uy Nghi loại. 
Ngọc Hoàng Đại Đế
22/02/2023, Thứ tư
Ngọc Hoàng Đại Đế ( 玉皇大帝 ) hay Ngọc Hoàng Thượng Đế ( 玉皇上帝 ) hay là những danh hiệu nói đến vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng của Đạo giáo, là đấng cực cao cực trọng cực quyền cực uy

Các ngày lễ trong năm

Lễ tiết quan trọng của Đạo giáo gồm những ngày nào
13/11/2023, Thứ hai
Lễ tiết của Đạo giáo căn cứ vào ngày đản sinh của thần, tiên cùng tổ sư các phái của Đạo giáo được phụng thờ mà xác định. Như mọi người đều biết, thần tiên mà Đạo giáo phụng thờ rất nhiều, hơn nữa phái biệt Đạo giáo cũng nhiều. Như vậy ngày lễ tiết của Đạo giáo cũng không ít. Nói chung, ngày lễ tiết quan trọng của Đạo giáo trừ ngày sinh của Tổ sư bổn phái ra, còn có một số ngày lễ tiết trọng yếu mà các phái của Đạo giáo xem trọng. Thời kì của những lễ tiết này, các cung quán của Đạo giáo đều tiến hành hoạt động tế lễ long trọng để chúc mừng. Dưới đây sẽ giới thiệu vắn tắt những ngày lễ tiết quan trọng.
1.8 Âm Lịch Thánh đản Cát Huyền chân
08/10/2023, Chủ nhật
Ngày mồng tám tháng tư Nông lịch, Đạo giáo quan niệm là ngày Thánh đản Cát Huyền chân nhân - một trong tứ đại thiên sư của Đạo giáo. Nguyện ngài từ bi, bảo hộ chúng đệ tử Đạo tâm được thanh tịnh vững vàng, thần trí được an ninh.

Chân Kinh

Tam Quan Kinh
13/11/2023, Thứ hai
Trong các kinh điển của Đạo giáo, “Tam Quan Kinh” được xem như là lời truyền thụ chỉ dẫn đạo sĩ cùng tín chúng đến với việc kiền thành sám hối về những tội lỗi của mình. “Tam Quan Kinh” như một sự khai thị của các Ngài chỉ dẫn cho thế gian về một con đường đến với vô thượng Đại Đạo.

Bảo Cáo

Phúc đức chính thần bảo cáo
12/11/2023, Chủ nhật
Phúc đức chính thần bảo cáo:
Chí tâm quy mệnh lễ.
Nhất phương thổ cốc,vạn tính phúc thần
Bỉnh trung chính liệt,trợ quốc vệ dân
Ưng thừa giản mệnh, trấn nhất phương nhi lê thứ ngưỡng chiêm
Tư chức công tào, chưởng truyện tấu nhi đan thầm thượng đạt
Nghĩa quán cửu thiên, thiện ác chiêu chương nhi hưởng ứng;
Linh thông tam giới, công quá củ sát dĩ phân        minh.
Củng cố kim thang, điện an xã tắc.
Đại trung đại hiếu, chí hiển chí linh
Hộ quốc hữu dân, đại hỉ đại xá
Phúc đức chính thần, thái thượng gia phong, Thổ cốc tôn thần, ngọc đế sắc phụng
Chủ đàn trấn cung, thổ địa minh vương
Phúc đức chính thần, Truyền Thành Đạt Khổn Thiên Tôn
Thái Thanh Bảo Cáo
11/11/2023, Thứ bảy
Ngày Rằm tháng Hai Nông lịch, Đạo giáo quan niệm là ngày Thánh đản của Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn – một trong Tam Thanh Đạo Tổ. Đạo Đức Thiên Tôn còn được biết đến với danh hiệu Thái Thượng Lão Quân, Hỗn Nguyên Hoàng Đế, Ngài chính là Thần Bảo Quân hay Đại La Sư Bảo trong Tam Bảo của Đạo giáo (bao gồm Đạo bảo – Kinh bảo – Sư bảo).

Thần Chú

Tịnh Khẩu Thần Chú
08/10/2023, Chủ nhật
"Tịnh Khẩu Thần Chú" là một trong "Bát Đại Thần Chú" của Đạo gia, được trích từ "Huyền Môn Nhật Tụng Tảo Đàn Công Khoá Kinh". Chú này được tụng ngay sau "Tịnh Tâm Thần Chú". Thần chú này không hẳn là một lời cầu xin nhưng đúng hơn là một sự "Quản tưởng". Kế thừa các tư tưởng của Huỳnh Đình Nội Cảnh Kinh (Thần hoá từng bộ phận trong cơ thể người), Tịnh Khẩu Thần Chú tóm gọn lại phép tu luyện Đan Đạo.
An Thổ Địa Thần Chú
08/10/2023, Chủ nhật
An thổ địa thần chú là một trong bát đại thần chú trích từ Tảo Đàn Công Khóa Kinh. Chú này kỳ đảo chư thần hộ vệ pháp đàn. Chú Viết: Nguyên Thủy an trấn, phổ cáo Vạn Linh (1). Nhạc độc chân quan, Thổ địa chi linh (2). Tả xã hữu tắc, bất đắc vọng kinh (3). Hồi hướng Chính Đạo, nội ngoại trừng thanh, các an phương vị, bị thủ đàn đình.(4) Thái Thượng hữu mệnh, sưu bộ tà tinh(5), Hộ Pháp Thần Vương, bảo vệ tụng kinh.(6) Quy y Đại Đạo, Nguyên Hanh Lợi Trinh.(7)