< 1.000.000 đ
1.000.000 đ - 5.000.000 đ
5.000.000 đ - 8.000.000 đ
8.000.000 đ - 10.000.000 đ
10.000.000 đ - 15.000.000 đ
> 15.000.000 đ
Gõ Trắc
Đá Tự Nhiên
Gốm Sứ
Bột Đá
Đồng nguyên khối
Đồng thau
Đồng đỏ
Đồng vàng
Gỗ Hương
Gỗ Cẩm
Gỗ Nu Hương
Gỗ Mít
Bột đá
Gỗ Đào
Gấm
Gỗ Hương Đá
Gỗ Gõ Vàng
Đá Ngọc Hoàng Long
Đá Ngọc Phỉ Thúy
Bột Composite
Đồng Sơn Men
Lưu Ly
Gỗ Long Não
Sứ men rạn vẽ tay
Bột đá dát vàng
170cm
120 cm
80 cm
70 cm
60 cm
50 cm
40 cm
30 cm
20 Cm
10 Cm
12 cm
16 cm
27 cm
24 cm
37 cm
23 cm
25cm
45 cm
1.5"
3"
2"
3.5"
4"
5"
6"
7"
8"
9"
10"
11"
12"
13"
14"
16"
18"
20"
22"
1 tay
2 tay
2.5 tay
3 tay
3.5 tay
4 tay
4.5 tay
5 tay
6 tay
7 tay
8 tay
9 tay
5 cm
9 cm
13 cm
15 cm
10 tay
8 cm
11 cm
18 cm
5mm
6mm
7mm
8mm
9mm
10mm
11mm
12mm
13mm
Bộ 3 ly
Bộ 5 ly
14 cm
22 cm
32 cm
31 cm
47 cm
52 cm
14mm
16mm
18mm
20mm
25mm
30mm
34 cm
26 cm
43 cm
Cao 16cm
Cao 20cm
Cao 25cm
Cao 30cm
Cao 40cm
Cao 48cm
Cao 66cm
72cm
48 cm
1m63
Cao 13cm
Cao 18cm
Cao 28cm
Cao 33cm
Cao 23cm
Cao 12.5cm
Cao 15cm
Cao 27.5cm
Cao 32.5cm
3 Bông
5 Bông
7 Bông
9 Bông
13 Bông
3inch (~8cm)
3.6inch (~9cm)
4inch (~10cm)
5inch (~13cm)
6inch (~15cm
7inch (~18cm)
8inch (~20cm)
9inch (~23cm)
10 inch (25.3cm)
Cao 63cm
Việt Nam
Trung Quốc
Nhập Khẩu
Thái Lan
Malaysia
Hàn Quốc
Đài Loan

Tượng Thần Tài

Tượng Thần Tài gồm tượng Văn Thần tài và  Tượng Võ Thần tài. Thỉnh tượng Thần tài, Thổ địa tại Thocung.com sẽ được giới thiệu, tư vấn  khai quang, trì chú, hô thần nhập tượng...Cùng Thocung.com tìm hiểu các tượng Thần Tài như sau:

Nguồn: Trường Vân Thiên Sư 

Tượng Thần tài bằng sứ

Thần Tài (財神 Tài thần, Thần phát) là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Họa tướng Thần tài là hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian thờ cúng thần tài thì nhiều vị, như Thần Tiền Tài Bạch Tinh Quân (財帛星君) hay Võ Thần tài Triệu Công Minh Nguyên Soái (趙公元帥), Ngũ Lộ Thần tài, Cửu Lộ thần tài, Đào chu Công Phạm Lãi,  Tiếp Dẫn tài Thần, Văn Tài thần tỷ can... 

Tượng Thần Tài hiện này có nhiều mẫu mà với nhiều loại chất liệu khác nhau nhự tượng thần tài bằng gỗ, tượng sứ thần tài, tượng thần tài bằng đồng, bột đá composite...Tùy theo sở thích, nhân duyên thì mọi người có thể thỉnh các vị Thần tài khác nhau với chất liệu khác nhau. 

Đối với quan điểm riêng của Thocung.com thì tượng bằng gỗ hoặc đồng là có linh khí nhất. Theo Thuyết huyền môn của Đạo gia (đạo giáo) rất chú trọng tượng thờ hơn tranh ảnh. Do gỗ có khả năng tụ linh khí và giữ linh khí bên trong nên thường chọn tượng làm bằng gỗ. 

Sau khi tượng gỗ được khai quang, linh khí sẽ được lưu giữ bên trong rất lâu và dễ dàng kết nối với thần linh khi ta hương khói cúng lễ cầu xin. Tượng nhựa không thể tụ linh khí nên phải cho nhiều thất bảo vào để yểm. Tuy nhiên, tượng nhựa không thể giữ linh khí lâu nên khó mà kết nối với thần linh. Thờ lâu năm nên khai quang tượng nhựa lại để duy trì . 

Để tượng thờ có linh khí cao, mang lại may mắn và bình an cho gia chủ, cần chú ý đến chất liệu khi lựa chọn tượng: 

* Tượng thần tài bằng gỗ sét dánh: Đây là loại gỗ quý hiếm, có khả năng tụ linh khí cao nhất. Tượng gỗ sét dánh thường được chạm khắc tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao. Tuy nhiên, giá thành của tượng gỗ sét dánh cũng rất cao và hiếm có.
* Tượng thần tài bằng gỗ quý: Gỗ quý có khả năng tụ linh khí cao, giúp tượng thờ có linh khí mạnh mẽ. Tượng gỗ quý cũng có giá thành cao hơn so với tượng gỗ thông thường. Một số loại gỗ quý thường được dùng làm tượng thờ. 
* Tượng thần tài bằng đá quý: Đá quý có khả năng tụ linh khí cao, nhưng giá thành rất đắt đỏ.
* Tượng thần tài bằng bột đá, đá ngọc ép khuôn, sành sứ, đất nung...: Bột đá là loại đá phổ thông, có giá thành rẻ hơn so với đá quý. Tuy nhiên, linh khí của tượng bằng bột đá không cao bằng tượng bằng gỗ hay đá quý.
* Tượng thần tài bằng kim loại: Kim loại như đồng có khả năng tụ linh khí cao hơn so với tượng nhựa, nhưng vẫn thua gỗ và đá quý.
* Tượng thần tài bằng nhựa, tranh ảnh: Tượng nhựa không có khả năng tụ linh khí, sau khi khai quang thì một thời gian linh khí tiêu tán hết. Ưu điểm giá thành rẻ và phổ biến. 

           Ngoài chất liệu, khi lựa chọn tượng thờ cúng, cần lưu ý đến kích thước, hình dáng và thần thái của tượng. Tượng thờ cần có kích thước phù hợp với không gian thờ cúng, hình dáng tượng cần cân đối, hài hòa và thần thái tượng cần trang nghiêm, uy nghiêm. Trước khi thờ cúng, tượng thờ cần được khai quang để khơi dậy linh khí. Việc khai quang tượng thờ cần được thực hiện bởi người có đạo hạnh cao, am hiểu về huyền môn. 

Một số lưu ý khi lựa chọn tượng thờ:
* Nên chọn tượng thờ có kích thước phù hợp với không gian thờ cúng.
* Nên chọn tượng thờ có hình dáng cân đối, hài hòa, thần thái trang nghiêm, uy nghiêm.
* Nên chọn tượng thờ được làm từ chất liệu có khả năng tụ linh khí cao.
* Nên chọn tượng thờ được khai quang bởi người có đạo hạnh cao để kích phát được linh khí

1. Tượng Thần tài Triệu Công Minh  ( võ Thần tài)

Võ Tài thần đa phần chỉ Triệu Công Minh 趙公明. Hình tượng Triệu Công Minh được miêu tả trong Tam giáo nguyên lưu sưu thần đại toàn 三教源流搜神大全 là: đầu đội mũ sắt, tay cầm roi sắt, mặt đen nhiều râu, cưỡi hổ. Trong Phong thần diễn nghĩa 封神演義, Triệu Công Minh là vị đạo tiên ở núi Nga Mi 峨嵋, võ nghệ cao cường, có những pháp bảo như hổ đen, roi sắt và hải châu, dây cột rồng. Khi Khương Tử Nha trảm tướng phong thần, Triệu Công Minh được phong là thần “Kim long như ý chính nhất long hổ huyền đàn chân quân” 金龍如意正一龍虎玄壇真君, thủ hạ có 4 vị chính thần là: Chiêu tài 招財, Nạp trân 納珍, Chiêu bảo 招寶, Lợi thị 利巿, họ chuyên lo việc “Nghinh tường nạp phúc, truy đào bộ vong” 迎祥納福, 追逃捕亡. Triệu Công Minh quản về tiền của, có công năng khiến người ta làm giàu nên rất được mọi người hoan nghinh.  Sùng bái Tài thần, hi vọng Tài thần bảo hộ bản thân được phát tài đã trở thành tâm lí phổ biến của mọi người. Mồng 2 tết, nhà nhà đều có tập tục “Nghinh Tài thần”, “Tế Tài thần” để mong có được điều tốt đẹp “Tài thần đến nhà, càng ngày càng phát”.

2. Tượng Thần Tài Quan Công ( Võ Tài thần): Quan Vũ 關羽: truyền thuyết cho rằng Quan Vũ sở trường về cách ghi chép sổ sách, có thể bảo vệ lợi ích của thương nghiệp. Cũng nhân vì Quan Vũ là một võ tướng, nên cũng được gọi là “Võ Tài Thần” 武財神

3. Tượng Thần Tài Tài Tuyền Tinh Quân ( Văn tài thần): Thần Tiền Tài Bạch Tinh Quân 财白星君. “Văn tài thần” 文财神 là vị Tài thần gia có thái độ rất tự nhiên khoáng đạt. Hoạ tượng của ông thường xếp cùng Tam tinh “Phúc” 福 “Lộc” 禄 “Thọ” 寿 và “Hỉ” 喜 thần, trở thành “Phúc Lộc Thọ Tài Hỉ”. Tài Bạch Tinh Quân tay bưng hộp ngọc, 4 chữ “chiêu tài tiến bảo” 招财进宝từ đó mà ra. Tài Bạch Tinh Quân cùng với Lộc Tinh trong Phúc Thọ Tinh được xem là Văn Thần Tài trong dân gian, có chức năng quản lý của cải vàng bạc trong thiên hạ, rất linh thiêng trong việc cầu tài và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người lương thiện với hình ảnh thường thấy là mặc áo choàng đỏ, đầu đội mũ ô sa, lưng thắt đai ngọc, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, râu đen dài, một tay cầm bức lụa “Cung hỷ phát tài ” hoặc “Chiêu tài tiến bảo”, một tay cầm thỏi vàng. Vì vậy, dân gian thường kết hợp hình ảnh của thần với Phúc - Lộc - Thọ tam tinh và Hỷ thần hợp thành Phúc - Lộc - Thọ - Tài - Hỉ.  Tài Bạch Tinh Quân có tên gọi đầy đủ là Đô Thiên Chí Phú Tài Bạch Tinh Quân. Tài Bạch Tinh Quân là sự kết hợp của hai từ Tài Bạch và Tinh Quân, hay còn gọi là Khởi Minh, Trường Canh. Hai tên gọi này xuất hiện vào thời cổ, nguyên do là Sao Kim thường mọc ở phía Đông vào buổi sáng nên gọi là “Khởi Minh”, và xuất hiện ở phía Tây vào buổi chiều nên gọi là “Trường Canh.

4. Tượng Ngũ Lộ Thần Tài ( 5 vị Thần tài): Tượng ngũ lộ thần tài gồm Tượng Triệu Huyền Đàn Nguyên soái Triệu Công Minh với bốn vị Thần Tiên, hiệp xưng Ngũ Lộ Tài Thần, bao gồm Chiêu Bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng, Nạp Trân Thiên Tôn Tấn Bảo, Chiêu Tài Sứ Giã Đặng Cửu Công và Lợi Thị Tiên Quan Diêu Thiễu Tư, những vị này luôn ban phước lộc và may mắn cho những người thương gia, kinh doanh buôn bán. Danh hiệu cũa bốn vị đem lại những điều tốt lành cho mọi người: Chiêu bữu ( gọi vật quới), Nạp trân (thu vật báu), Chiêu tài (gọi tiền về), Lợi thị (buôn bán có lời). 
Sau khi Lão tỗ Trương Thiên Sư phi thăng, Triệu Ngươn Soái mãi mãi trấn giữ tại Long Hỗ Sơn, phụ trách việc thưỡng thiện phạt ác. 

5. Tượng Thần tài Tỷ Can ( Văn Thần tài): Tượng Thần tài Tỷ Can thường được thờ chung với tượng thổ địa Sở tại. Thần tài Tỷ Can còn được gọi là Thủ Tài Chân Quân 守財真君: Tỉ Can 比干 trong Phong thần diễn nghĩa 封神演義, là trung thần của triều Thương, bị Trụ vương mổ tim mà chết. Vũ Vương thắng nhà Ân, Khương Thái Công 姜太公 phong Tỉ Can là Văn Khúc Tinh Quân 文曲星君, Đạo giáo tôn ông là Thủ Tài Chân Quân守財真君. Dân gian cho rằng Tỉ Can không có tim nên không thiên vị, tôn là “Tài Thần”, cũng nhân vì Tỉ Can là một văn thần, nên cũng được gọi là “Văn Tài Thần” 文財神.

6. Tượng Cửu Lộ Thần Tài

7. Tượng tiếp dẫn Thần tài

8. Tượng Thần tài Hoàng Thần tài Phật giáo: Hoàng Thần Tài (Jambhala hay Dzambhala) còn được gọi là Bảo Tạng Vương Bồ tát, Ngài là vị Phật bảo hộ cho sự giàu có, thịnh vượng, kinh doanh phát đạt. Khi thờ cúng và hành trì Pháp tu Hoàng Thần tài, hành giả sẽ được tăng trưởng về Pháp Tài - tức là trí tuệ Phật Pháp cùng với công đức, tiền bạc và sự giàu có thịnh vượng.

9. Tượng Di lặc Thần tài: Bố Đại hoà thượng 布袋和尚: truyền thuyết cho rằng Phật Di Lặc hoá thân thành Bố Đại hoà thượng. Nụ cười và bao bố của hoà thượng  cũng thường được xem là tượng trưng cho hoan hỉ, chiêu tài, nên xem như là Tài Thần.

10. Tượng thần tài Phúc Lộc Thọ: Phúc Lộc Thọ tam tiên 福祿壽三仙: cũng gọi là “Tam tinh” 三星 là 3 vị thần nổi tiếng ở Việt Nam. Phúc tinh, Lộc tinh, Thọ tinh đại biểu cho cát lợi.Phúc Lộc Thọ tam tiên 福祿壽三仙: cũng gọi là “Tam tinh” 三星 là 3 vị thần nổi tiếng ở Trung Quốc. Phúc tinh, Lộc tinh, Thọ tinh đại biểu cho cát lợi.

11. Tượng Thần tài Đào Chu Công Phạm Lãi:  Phạm Lãi 范蠡:, hiệu xưng là “Đào Chu Công” 陶朱公. Phạm Lãi vốn là đại thần của Việt vương Câu Tiễn 勾踐. Ông túc trí đa mưu, giúp Việt vương đánh bại Ngô vương Phù Sai 夫差, lập nên nghiệp bá. Khi Việt vương đại thưởng công thần, không thấy có Phạm Lãi. Hoá ra Phạm Lãi đã mai danh ẩn tích chạy đến nước Tề. Tại nước Tề, Phạm Lãi kinh doanh nông nghiệp và thương nghiệp. Do bởi Phạm Lãi trong chốn công danh lợi lộc chịu nhiều sóng gió, đã xem nhẹ tiền bạc nên 3 lần phát tài, 3 lần đều đem tiền của có được phân phát cho người nghèo và bạn bè thân thích. Trong mắt mọi người Phạm Lãi có địa vị rất cao, vì thế ông được tôn là Tài thần.

12. Tượng Thần tài Lưu Hải Thiềm:  Lưu Hải Thiềm 劉海蟾: dân gian gọi là Lưu Hải 劉海, Tể tướng của Y ên vương Lưu Thủ Quang 劉守光 thời Ngũ đại thập quốc. Về sau bỏ quan tu đạo (tương truyền là Chung Li Quyền hoá thân, Lã Thuần Dương truyền cho phép), đạo hiệu là Hải Thiềm Tử 海蟾子, là tổ sư phái Hải Thiềm của Đạo giáo toàn chân đạo. Dân gian tương truyền “Lưu Hải Thiềm đùa với con cóc vàng, mỗi bước nhả ra một tiền). Cóc vàng được xem là thần thú có thể ban cho tiền bạc, tượng trưng cho nguồn kim tiền tuôn tới, còn Lưu Hải coi giữ cóc vàng (Lưu Hải Thiềm) tượng trưng cho Tài Thần. Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt 忽必烈 phong là “Hải Thiềm Minh Ngộ Hoằng Đạo Chân Quân” 海蟾明悟弘道真君, Nguyên Vũ Tông gia phong là Đế Quân 帝君.