< 1.000.000 đ
1.000.000 đ - 5.000.000 đ
5.000.000 đ - 8.000.000 đ
8.000.000 đ - 10.000.000 đ
10.000.000 đ - 15.000.000 đ
> 15.000.000 đ
Gõ Trắc
Đá Tự Nhiên
Gốm Sứ
Bột Đá
Đồng nguyên khối
Đồng thau
Đồng đỏ
Đồng vàng
Gỗ Hương
Gỗ Cẩm
Gỗ Nu Hương
Gỗ Mít
Bột đá
Gỗ Đào
Gấm
Gỗ Hương Đá
Gỗ Gõ Vàng
Đá Ngọc Hoàng Long
Đá Ngọc Phỉ Thúy
Bột Composite
Đồng Sơn Men
Lưu Ly
Gỗ Long Não
Sứ men rạn vẽ tay
Bột đá dát vàng
170cm
120 cm
80 cm
70 cm
60 cm
50 cm
40 cm
30 cm
20 Cm
10 Cm
12 cm
16 cm
27 cm
24 cm
37 cm
23 cm
25cm
45 cm
1.5"
3"
2"
3.5"
4"
5"
6"
7"
8"
9"
10"
11"
12"
13"
14"
16"
18"
20"
22"
1 tay
2 tay
2.5 tay
3 tay
3.5 tay
4 tay
4.5 tay
5 tay
6 tay
7 tay
8 tay
9 tay
5 cm
9 cm
13 cm
15 cm
10 tay
8 cm
11 cm
18 cm
5mm
6mm
7mm
8mm
9mm
10mm
11mm
12mm
13mm
Bộ 3 ly
Bộ 5 ly
14 cm
22 cm
32 cm
31 cm
47 cm
52 cm
14mm
16mm
18mm
20mm
25mm
30mm
34 cm
26 cm
43 cm
Cao 16cm
Cao 20cm
Cao 25cm
Cao 30cm
Cao 40cm
Cao 48cm
Cao 66cm
72cm
48 cm
1m63
Cao 13cm
Cao 18cm
Cao 28cm
Cao 33cm
Cao 23cm
Cao 12.5cm
Cao 15cm
Cao 27.5cm
Cao 32.5cm
3 Bông
5 Bông
7 Bông
9 Bông
13 Bông
3inch (~8cm)
3.6inch (~9cm)
4inch (~10cm)
5inch (~13cm)
6inch (~15cm
7inch (~18cm)
8inch (~20cm)
9inch (~23cm)
10 inch (25.3cm)
Cao 63cm
Việt Nam
Trung Quốc
Nhập Khẩu
Thái Lan
Malaysia
Hàn Quốc
Đài Loan

Tượng Đẩu Mẫu Nguyên Quân

Đẩu Mẫu Nguyên Quân (斗姥元君 ) là một vị thần tối cao của Đạo giáo. Toàn hiệu của ngài là: Cửu Linh Thái Diệu Bạch Ngọc Quy Đài Dạ Quang Kim Tinh Tổ Mẫu Nguyên Quân. Ngài còn được biết đến danh hiệu Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế Viên Minh Đạo Mẫu Nguyên Quân.

Tiên tượng Đẫu Mẫu Nguyên Quân


Nói về nguồn gốc của ngài, Đạo kinh chép: “Ngọc trì hiện kim thân, hóa sinh trí tuệ cửu bao, phóng vô cực quang minh; Hào quang thiểm thiểm diệu lôi đình”. Ý muốn nói đến Đẩu Mẫu Nguyên Quân là hóa thân của Tây Vương Kim Mẫu mà thành. Nơi ngài khởi sinh chín đóa hoa chiếu tỏa hào quang vô cực như thiểm điện đến tận thiên đình. “Lôi đình ngọc kinh” cũng có ghi: “Nhật cung thái dương đế quân, lôi đình lại dĩ uy. Nguyệt phủ thái âm hoàng quân, lôi đình lại dĩ thần. Bắc đẩu cửu hoàng chân quân, lôi đình lại dĩ xu hạt”. Điều đó có nghĩa Lôi đình dùng thái dương để hiển uy, dùng thái âm để hiện thần thông và dùng chư tinh đẩu để cai quản. Đồng thời “Lôi đình ngọc kinh” cũng có nhắc đến việc Tử Vi Đại Đế chưởng quản ngũ lôi. Vả lại, Đẩu Mẫu Nguyên Quân chính là mẹ của các vì tinh tú, nhật nguyệt nên uy quyền của ngài cũng nắm giữ uy quyền của Lôi đình. Chung quy lại, chúng ta kết hợp danh xưng “Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế Viên Minh Đạo Mẫu Nguyên Quân”, cùng lời đạo kinh thì tuyệt nhiên khẳng định rằng Đẩu Mẫu Nguyên Quân là vị thần của Đạo giáo.
Tuy nhiên, khi nhìn hình tướng của ngài, thì ta có thể bắt gặp sự tương đồng với Ma Lợi Phác (Chi) Thiên Bồ Tát. Đây thật ra là một dụng ý tốt của các Tổ sư với tư tưởng hòa hợp tôn giáo. Các Tổ sư có ý muốn mượn một hình tướng của Phật giáo để làm biểu tướng của một vị thần Đạo giáo. Từ đó mà hòa hợp các tôn giáo, tránh sự tranh đấu mà gây hại cho việc tu hành. Tuy nhiên trải qua thời gian, một số người lợi dụng hình tướng nhằm mục đích xuyên tạc, kích động tôn giáo và dẫn đến sự tranh cãi về nguồn gốc của Đẩu Mẫu Nguyên Quân. Thế nên hiện tại một số Đạo quán không tạc tượng ngài giống như hình ảnh của Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát mà đưa về hình tướng gốc là một vị cưỡi trên kỳ lân (hoặc ngồi trên Bạch Ngọc Quy Đài) tay bồng bảy hoa sen tượng trưng cho thất tinh. Một lần nữa, xin khẳng định Đẩu Mẫu Nguyên Quân là vị thần của Đạo giáo. Việc tượng thần giống Phật giáo chỉ là mượn hình tướng để biểu thị ý tốt hòa hợp tôn giáo. Quý đạo hữu chớ vịn vào hình tướng mà tin lời tà đạo, phá hoại, xuyên tạc tôn giáo.
Trong Đẩu Mẫu bảo cáo viết về nơi ngự trị của ngài rằng: “Tây thiên Trúc quốc, Đại trí quang trung”. Nơi ngài ngự là Tây thiên Trúc quốc chỉ đến nước Tây Trúc - Ấn Độ. Thực chất nơi Đẩu Mẫu Nguyên Quân ngự trị là phía trời Tây. Trong văn hóa cổ nhân, trời phương Tây mang một ẩn ý huyền diệu. Khi phương Đông chìm trong bóng tối, thì trời Tây bừng sáng, ngập tràn hào quang, đối lập với nhân thế đang ở trong u tối. Nơi “Tây thiên Trúc quốc” ấy là một thế giới tràn ngập ánh quang của trí tuệ. Nó to lớn, khuếch lạc và trội vượt hơn hẳn. Nơi mà ngài ngự trị cũng là chốn không còn bị ảnh hưởng bởi thời gian và không gian.
Đẩu Mẫu Nguyên Quân là đấng sinh thành các vì tinh tú, và đó cũng chính là cách mà ngài phân tỏa ánh sáng của mình đến khắp nơi. Trong khoa nghi lễ đẩu có trăm trăm ngọn đèn khác nhau, nhưng luôn giữ lấy truyền thống là phải rước ánh sáng từ một ngọn trường minh đăng to lớn để thắp lửa lên cho những ngọn đèn khác. Một phương tiện hữu vi nhưng biểu thị đó là cách Đại Đạo trao tặng, thắp lên ánh sáng cho chúng sinh còn mịt mù tăm tối. Nhật – nguyệt: mặt trời và mặt trăng chính là đại diện tiêu biểu cho các tinh tú cũng nằm trong bàn tay của ngài. Ngay cả Tử vi đại đế cai quản trực tiếp các vì sao và lôi đình, thì Đẩu Mẫu là mẹ ngài nên ít nhiều cai quản những điều đó. Sự cai quản nhật nguyệt tinh tú, lôi đình của ngài thể hiện một cách “tiềm huy” – sự chỉ huy một cách ẩn dấu, tiềm ẩn.
Chúng sinh có nạn bèn xưng danh hiệu của Đẩu Mẫu Nguyên Quân, tức thì ngài tìm nghe lấy thanh âm đó để cứu khổ. Sự cứu rỗi của ngài là một sự “có cầu mới có ứng”. Chúng sinh có thành tâm cầu khẩn thì được sự ứng nghiệm, cứu rỗi từ ngài.
Trong dịp Cửu Hoàng Hội, lại sắp đến Thánh đản của Đẩu Mẫu Nguyên Quân, quý đạo hữu thường hằng thành tâm xưng niệm Đẩu Mẫu bảo cáo, nguyện cầu Đạo học được thăng tiến, vạn ách tiêu tai, gia đình bình an mạnh khỏe.
Đẩu Mẫu bảo cáo:
Chí tâm quy mệnh lễ.
Tây thiên Trúc quốc, Đại trí quang trung
Chân không diệu tướng pháp vương sư
Vô thượng huyền nguyên thiên mẫu chủ
Kim quang thước xứ, Nhật nguyệt tiềm huy
Bảo xử toàn thời, Quỷ thần thất sắc
Hiển linh tung vu trần thế, Vệ thánh giá vu diêm phù
Chúng sinh hữu nạn nhược xưng danh
Đại sĩ tầm thanh lai cứu khổ
Đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ
Thánh đức cự quang thiên hậu
Ma lợi phác thiên đại thánh
Tiên Thiên Đẩu Mẫu Nguyên Quân
Ảnh dưới đây chính là Đẩu Mẫu Nguyên Quân với biểu tướng mượn của Phật giáo và biểu tướng nguyên gốc. Chung quy lại, hình tướng của ngài thể hiện cho tư tưởng hoà hợp tôn giáo, nhưng bản vị của ngài vẫn là một vị thần của Đạo giáo.