Lễ cúng thần linh thổ địa trước khi động thổ ( ảnh internet)
Lễ cúng động thổ xây nhà là một nghi lễ truyền thống trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, nó thường được tổ chức trước khi bắt đầu xây dựng một ngôi nhà mới hoặc sửa nhà, nâng nền. Nghi lễ này được coi là một cách tôn kính để xin phép thần linh thổ địa trước khi bắt đầu khởi công xây dựng ngôi nhà. Cúng động thổ hay còn gọi là lễ cúng Thổ Địa, là lễ cúng để xin phép cho gia chủ động đất xây dựng nhà cửa, là nghi thức “xin phép Thổ Địa” để khởi công xây dựng từ nhà ở đến công trình lớn. Để thể hiện long thành kinh trong việc cúng, dưới đây là cách hướng dẫn làm lễ cúng động thổ chi tiết rõ ràng nhất.
Vậy xin phép thần linh sao cho đúng là câu hỏi không phải dễ cho gia chủ tự cúng. Thocung.com là Công ty chuyên tổ chức nhận cúng động thổ cho các công ty, các dự án, các cá nhân có nhu cầu cúng động thổ, cúng khoan giếng, cúng cất nóc...Cúng động thổ là cung kinh Thổ thần Thổ địa ( Thổ linh thổ địa sở tại, môn khẩu thổ địa, môn quan thổ địa, ngũ phương thổ địa, tiền chủ, hậu chủ, thành hoàng đất đai dương trạch....), mong các ngài phù hộ, độ trì mọi việc thuận lợi
Ngoài ra, khi cúng động thổ nên khấn nguyện những vị khuất mặt khuất mày, nếu các vị có tồn tại nơi này xin các vị buông bỏ nỗi oán hận cũ và mau siêu thoát. Các bạn nên khấn nguyện cho những sinh vật dưới lòng đất, chẳng may tổn hại đến những sinh vật này trong thời gian động thổ.
1. Bước 1: Chọn ngày giờ tổ chức lễ động thổ
Mỗi ngày đều có vận hung – vận cát riêng tương ứng với bản đồ sao và sự vận động của trời đất. Nên khi muốn làm lễ động thổ, gia chủ cần chọn ngày giờ hoàng đạo. Khi đó, đất trời hài hòa, ngày giờ phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ. Có như vậy thì mọi sự mới đạt được hanh thông.
Để chọn được ngày giờ tổ chức lễ động thổ, gia chủ nên tìm các thầy xem tuổi. Nếu gia chủ không hợp tuổi động thổ, có thể chọn người hợp tuổi và hợp mệnh của gia chủ để thay thế.
2. Bước 2: Chuẩn bị mâm đồ cúng động thổ
Sau khi chọn ngày chọn người rồi đến bước sắp xếp mâm cúng động thổ. Những đồ lễ đã được chuẩn bị xong thì gia chủ sẽ trực tiếp sắp xếp mâm cúng theo sự chỉ dẫn của thầy cúng.
Đa phần khi lễ động thổ sẽ mời thầy đến giúp. Nên lúc này gia chủ là người đứng bên hỗ trợ cho thầy tổ chức nghi lễ thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn có những chủ nhà có đủ kinh nghiệm và thời gian để tự cúng động thổ.
Điều này cũng rất nên làm. Việc tự cúng động thổ sẽ càng giúp nghi lễ trang trọng hơn. Đồng thời thể hiện trọn vẹn tâm ý thành kính của gia chủ hơn.
3. Bước 3: Thực hiện bài cúng động thổ làm nhà
Với cách cúng động thổ xây nhà, mâm lễ cúng động thổ sẽ được đặt ở vị trí giữa khu đất muốn động thổ.
Tiếp đó, gia chủ thắp 2 chiếc đèn cầy đã chuẩn bị sẵn ở hai bên. Đốt nhang 7 nén nếu gia chủ là nam, 9 nén nếu gia chủ là nữ. Sau khi thắp nhang xong thì người chủ trì bắt đầu đọc bài văn khấn cúng động thổ.
Bài văn khấn kết thúc cũng là lúc gia chủ sẽ là người cầm cuốc bổ nhát đầu tiên lên mảnh đất. Ngay sau đó, thợ xây nhà sẽ dùng cuốc đào từ nhát cuốc của gia chủ đã thực hiện trước đó mà khởi công.
Chọn ngày giờ lành tháng tốt. Gia chủ ăn mặc chỉnh chu
Sính lễ:
Tam sinh (tam sên): con heo quay (hoặc thịt heo quay) + Gà + Vịt hoặc Cá
Tứ quả: 4 loại trái cây, nhất định phải có: Cam + Táo.
Muối, gạo
Rượu + Kẹo
Nhang (hương)
Bộ giấy tiền vàng mã
Bộ giấy tiền cúng Đất đai, tiền vàng mã
Các vị nên cúng chay, giảm sát sinh, thế giới tâm linh ăn bằng xúc thực, quan trọng về tâm thành, không quan trọng về số lượng.
Chuẩn bị thêm 1 bàn nhỏ, kèm thùng inox chuyên dụng đốt giấy tiền vàng mã