Thái Âm Tinh Quân

Chủ nhật, 03/03/2024, 16:57 GMT+7

Trong dân gian có lưu hành một thiên sách là “"Thái Âm Tinh Quân Kinh 太阳星君 ”, trong đó viết:- “Mỗi tháng vào hai ngày rằm và mười sáu, gọi là đêm đoàn viên của Thái Âm, nên đốt nhang, tụng mười biến kinh này, cả nhà sẽ vui vẻ sum vầy”. Theo truyền thuyết, khi nào có con trẻ èo uột khó nuôi, lập bàn hương án cầu nguyện khấn vái với "Thái Âm Tinh Quân", hiệu nghiệm vô cùng. Truyền thuyết có liên quan đến mặt trăng khá nhiều, như những chuyện “Thỏ ngọc giã thuốc”, “Ngô Cương chặt cây quế” còn có chuyện “Hằng Nga bay lên cung trăng”. Nhưng đây đều là những câu chuyện tình cảm mang đầy tính đời thường, đậm chất dân gian.  Đạo Giáo kế thừa những tín ngưỡng dân gian từ thời cổ đại, trong đó, niềm tin đối với mặt trời, mặt trăng, các sao … rất lớn. Nhất là đối với Bắc Đẩu, Ngũ Tinh và Nhị Thập bát Tú thì lại càng nhiều hơn nữa. Bởi họ tin là, những “Vị” đó có quan hệ mật thiết đến tiền đồ vận hạn của con người. Chính vì thế Đạo giáo lấy tiết Trung Thu làm ngày đản thần của Thái Âm Nương Nương.

Tiên tượng Thái Âm Tinh Quân - Thánh Đản ngày 15.08 ( Tết Trung Thu)


Tết Trung Thu là một trong những tết lớn của Trung Quốc và các nước Á Đông. Ngày này còn là thánh đản của Thái Âm Nương Nương. Việc sùng bái tự nhiên đã có từ rất lâu đời trong văn hóa truyền thống Trung Quốc và các nước Á Đông, nên sự sùng bái thần mặt trăng cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Trung Quốc. Cứ nhằm vào tiết Trung Thu bầu trời về đêm trong sáng, không một gợn mây, ánh trăng chiếu sáng khắp nơi. Do đó, mỗi năm đến ngày này, từ các bậc vua chúa đến mọi gia đình thường dân hay các nam thanh nữ tú đều lập ra các “Nguyệt Đàn” để tế trăng. 

Dân gian coi “Thái Âm Tinh Quân” là “Thường (Hằng) Nga”, là vị nữ thần cai quản cung trăng, biểu thị cho cái đẹp, sự thiện lương với những đức tính ưu mĩ đại biểu của cho nữ tính. Hình tượng thường thấy của “Thái Âm Tinh Quân” là một “tuyệt sắc mỹ nhân”. Chính vì vậy việc cúng tế “Thái Âm Tinh Quân” trong dân gian thường được tổ chức vào ban đêm, nhà nhà đều ra sân, thiết bày hương án có đôi đèn sáp, bình hoa đẹp, đĩa bánh Trung Thu, đĩa trái cây bốn màu. Mặt ngước ngìn trăng, tất cả đều thắp hương, thành tâm vái nguyện cho được những gì đang hoài bảo ôm ấp trong lòng, sau đó lạy tạ Thái Âm Nương Nương. Ngoài ra, đây cũng là dịp đoàn viên hội tụ cả nhà để chung vui với nhau một cách tao nhã

Thái Âm bảo cáo chí tâm quy mệnh lễ:
Đại la thiên thượng,
Thất bảo uyển trung,
Binh kim thủy chi tinh hoa,
Tư dung xước ước,
Bản khôn nghi chi nhu thuận,
Thụy tướng đoan nghiêm,
Khai ngọc chúc chi thần quang,
Gia triêm thanh trạch,
Luyện tử phòng chi linh dược,
Nhân tích trường niên,
Tuy thiểm nục nhi chân thể võng khuy,
Nhậm noãn doanh nhi minh huy bất dật,
Khảo hạch chư tiên chi thăng giáng,
Bỉnh chính vô tư,
Chủ trì ty lộc chi quyền hành,
Tích ân mỹ thắc,
Mệnh ngọc phi nhi tư cam lộ,
Thôi khai khai vạn cốc xuân dung,
Tư thanh nữ nhi giáng huyền sương,
Thu liễm thiên thảng thu thực,
Ân phu tam giới,
Hóa bị thiên nhân,
Đại bi đại nguyện,
Đại thánh đại từ,
Nguyệt phủ thái âm, 
Kết lân hoàng quân,
Bảo quang u chiếu,
Diệu quả tố nguyệt thiên tôn.
Chí tâm xưng niệm Diệu quả tố nguyệt thiên tôn.
Đại Đạo bất khả tư nghị công đức.

Nguồn: Huyền Chí

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng