Thuyết vô vi trong đạo đức kinh của Lão Tử

Thứ bảy, 02/03/2024, 10:04 GMT+7

1. Thường vô và thường hữu
Lão Tử nói: “Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.”
Tức là: Thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của mình. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn của mình.
Diệu là cảnh giới không thể đoán trước được, nơi được mệnh danh là cánh cửa của tất cả các tôn giáo như: Thần Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo.
Kiếu là phương pháp then chốt yếu điểm của khiếu môn, là đầu mối là dấu vết để ta tìm kiếm, là đường đi lối Đạo của Tục môn. Chẳng hạn như Đạo của Văn Võ, Đạo của Nghệ Thuật, Đạo của Khoa học, Đạo của Trị Quốc, Đạo của Kinh Tế, Đạo của Y Gia, Đạo của Công Nghệ Kỹ Thuật...
Bất luận là cách nào hay con đường nào đi chăng nữa ngoài Đạo của Thường vô ra còn Đạo của Thường hữu. Không phải là chuyện có thể giải thích rõ ràng trong một vài chữ vài câu, sau mấy ngày tu học mà có thể hội ngộ thấu hiểu Đạo học được, nên việc đạt đến trình độ đắc Đạo là vô cùng khó.
Cho nên “Đồng vị chi huyền”, mà huyền tuy cao đấy nhưng khó có thể vin vào mà nắm lấy cho được, lại không thể nói, không thể dò được và không thể tiếp cận. Nghĩ kỹ lại xem, đây chẳng phải là chuyện tai nghe mắt thấy sao!
Đạo của Thường vô là truy cầu sự giải thoát tự ngã. Đạo của Thường hữu là truy cầu sự thỏa mãn ham muốn dục thức.
Cả thường vô và thường hữu song song cùng tồn tại, không phân biệt cao thấp, tuy có sự đối lập nhưng cả hai đều chung một con đường là quay về với Đại Đạo.
Đạo vĩ đại, Đạo thần thánh, Đạo vô cùng, Đạo là con đường cần đi duy nhất cho vũ trụ và con người hay chăng?
2. Vô vi và hữu vi
Những gì Lão Tử nói về Vô vi đã chỉ ra cho chúng ta con đường đến gần với Vô vi nhất, còn vô bất vi chính là con đường thường hữu. Bởi con đường thường vô là con đường của Thánh Đạo, nó không phải con đường thông thường của Tục môn, vì vậy nên mới gọi nó là vô vi. Tuy nhiên con đường thường vô là con đường không phải không làm cái gì chỉ là chẳng qua không làm những việc khác mà chuyên tâm làm một việc thôi. Vì vậy vô vi với việc bên ngoài, còn vô bất vi với việc bên trong. Chính bởi vậy đã có nhiều người nghĩ rằng:
Vô vi, không phải là không làm việc gì, không dụng tâm, không truy cầu, càng không phải để tận hưởng sự lười biếng nhàn nhã...
Vô vi không phải là nhỏ, hay nhỏ không làm, hoặc không làm cái nhỏ mà là không làm những việc thế tục phàm thường, không làm những việc tư dục ích kỉ, không làm những điều tổn thương người khác và mang lại lợi ích cho bản thân, không làm những việc tranh danh đoạt lợi...
Vô vi không phải một câu cửa miệng thông thường mà là một công phu đòi hỏi cần có một lỗ lực thực sự, không phải là mục đích mà là bản lĩnh tài cán, không phải kết thúc mà là một quá trình, không phải là tiêu điểm mà là quá trình tu dưỡng, không phải là chốn tiên cảnh mà là cầu nối sang bên bờ bỉ ngạn.
Mọi thứ trên đời đều có thể nói là một việc làm vô cùng nhỏ với con đường thường vô, mà truy cầu trường sinh, đăng tiên theo con đường thường vô mới là con đường mang lại thành tựu to lớn. Cho nên, vô vi là biết những gì nên làm và không nên làm, bởi nó dễ làm nên không muốn làm.
Chỉ có Vô vi mới có thể thường thanh, thanh tức là cao, thanh cao mà tuyệt trần. Vô vi gọi là ninh, tâm ninh mà tư tĩnh, chỉ khi đó người ta mới có thể bước vào cảnh giới vũ không của vũ trụ.

 

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng