THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN

THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN

Đức Thái Thượng Lão Quân (太上老君)  là thủy tổ của Đạo Giáo, được sinh ra do Nguyên Khí Hóa Tam Thanh, có trước trời đất và vũ trụ, là vị thần trường sinh bất tử, thống ngự thiên địa càn khôn. Đạo Đức Thiên Tôn còn được biết đến với danh hiệu Thái Thượng Lão Quân, Hỗn Nguyên Hoàng Đế, Ngài chính là Thần Bảo Quân hay Đại La Sư Bảo trong Tam Bảo của Đạo giáo (bao gồm Đạo bảo – Kinh bảo – Sư bảo). 

Nguồn bài biết: Long Môn

Tiên Tượng Thái Thượng Lão Quân 

Ngày Rằm tháng Hai Âm lịch, Đạo giáo quan niệm là ngày Thánh đản của Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn – một trong Tam Thanh Đạo Tổ. Đạo Đức Thiên Tôn còn được biết đến với danh hiệu Thái Thượng Lão Quân, Hỗn Nguyên Hoàng Đế, Ngài chính là Thần Bảo Quân hay Đại La Sư Bảo trong Tam Bảo của Đạo giáo (bao gồm Đạo bảo – Kinh bảo – Sư bảo). 

Trong Toàn Chân Quy Y Khoa Nghi, các Tổ sư có đề rằng: "Đạo Kinh Sư tam bảo, chúng thường tụng dã". Quả thế, kẻ học Đạo hằng ngày niệm tụng Đại La Tam Bảo Thiên Tôn, tán bái Tam Quy Y Kệ như một bổn phận cũng như một niềm vinh dự trong cuộc đời tu học của mình. Lời ngợi ca, vinh chúc đó chẳng đơn thuần là lời nói dừng tại nơi môi miệng họ mà nó còn phải xuất phát từ tâm, thân, ý, lúc nào cũng hằng noi theo, quy hướng, nương tựa vào nơi Tam Bảo vậy. Lại nữa, nếu chỉ đốt hương kính lễ, bái lạy tượng thần mà lòng chẳng biết suy niệm về cái diệu dụng của Tam Bảo thì chẳng phải hoài công vô ích hay sao? 

Thuở xưa, Thiên Bảo Tôn thuyết đại pháp độ chúng sinh, Ngài là Đấng gây dựng vũ hoàn và sinh xuất nên muôn phẩm vật, trong đó có ta – con người. Linh Bảo Tôn là Đấng truyền thụ kinh điển, giúp ta biết đường học Đạo, biết Pháp để hành trì. Đạo bảo, ta vốn hằng hướng tới, Kinh bảo là cầu nối giúp ta qua khỏi bờ u ám mà tới cõi Trường Sinh. Thật quý báu và thật diễm phúc cho kẻ nào thụ lãnh được Chân Kinh, Diệu Pháp mà tu hành. Tuy vậy, nhưng kẻ tu học cũng nên tự hỏi: Nhờ đâu tôi biết có Đạo? Nhờ đâu tôi biết kinh này là Chân Kinh hay ngụy tạo? Giả như kinh có đặng Chân Kinh thì nhờ đâu tôi có thể lĩnh ngộ được những điểm huyền diệu vốn ẩn chứa ở trong? Quả thật, không có người thầy hướng dẫn, làm sao có thể biết đến Chân Kinh? Không có thầy dạy dỗ, uốn nắn thì làm gì biết đến Đạo? Có thể khẳng định, không có Sư bảo thì dù có muôn phẩm tiên kinh cũng chẳng thể thấu ngộ được Tiên tông! Muốn học đạo đầu tiên phải có Thầy. Mà trong tất cả những gì được gọi là Thầy,  thì Chí Chân Sư Bảo Đạo Đức Thiên Tôn Thái Thượng Lão Quân chính là bậc Thầy Cả vậy!

Nhân dịp này, kính mong quý đạo hữu dành thời gian, xưng niệm Thái Thanh Bảo Cáo. Trước là cảm tạ Đạo Tổ đã hằng dõi theo chúng đệ tử, chỉ dẫn đường đi nước bước cho kẻ tu hành. Sau là kỳ nguyện cho quốc thái dân an, phong điều vũ thuận; Nguyện cho kẻ tu học được Đạo tâm viên mãn, thánh trí viên thông, tiến Đạo vô ma. 

Thái Thanh Bảo Cáo
Chí tâm quy mệnh lễ
(1) Tùy phương thiết giáo , lịch kiếp độ nhân. 
(2) Vi hoàng giả sư , đế giả sư , vương giả sư , 
 Giả danh dị hiệu ; 
(3) Lập thiên chi đạo, địa chi đạo, nhân chi đạo ,
Ẩn thánh hiển phàm. 
(4) Tổng thiên nhị bách chi quan quân, 
(5) Bao vạn ức trọng chi phạm khí . 
(6) Hóa hành kim cổ, trứ đạo đức phàm ngũ thiên ngôn ; 
(7)Chủ ác âm dương , mệnh lôi đình dụng cửu ngũ sổ . 
Đại bi đại nguyện ,đại thánh đại từ 
Thái thượng lão quân đạo đức thiên tôn.

Chú thích:
Thái Thanh Bảo Cáo là một bảo cáo thông dụng và ý nghĩa cũng vô cùng gần gũi đối với người tu học. Đại ý được hiểu như sau:

(1) Tùy phương thiết giáo , lịch kiếp độ nhân.
Thông thường, mở đầu một bảo cáo sẽ là nơi ngự trị của vị tôn thần được đề cập. Tuy nhiên, bảo cáo của Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn lại đi thẳng vào “việc làm” của Ngài. Ở câu này, có thể hiểu Ngài là đấng tùy vào từng địa phương mà thiết lập giáo pháp sao cho phù hợp với văn hóa, địa lý, với các yếu tố chủ quan và khách quan tại nơi ấy. Việc thiết lập giáo pháp cốt yếu luôn hướng về mục đích “độ nhân” dù có trải qua muôn muôn vạn kiếp. Đồng thời, nếu nhìn nhận theo một góc độ khác, câu này còn có thể hiểu là Đại Đạo dù có ở trong bất cứ thời kỳ nào, quá trình nào đi chăng nữa, thì luôn có những bậc gọi là “Sư bảo” đảm đương trách nhiệm truyền đạt giáo lý của Đạo vậy. 

(2) Vi hoàng giả sư , đế giả sư , vương giả sư , Giả danh dị hiệu;
Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn là thầy của các vị hoàng đế nguyên thủy; là thầy của ngũ đế; và cũng chính là thầy của các vị vua chúa sau này. Điều này biểu thị rằng ở mỗi thời gian, không gian khác nhau, Đại Đạo sẽ diễn hóa theo nhiều kiểu khác nhau. Trải qua ngần ấy thời gian, Đại Đạo hiển lộ dần dần với con người một cách sáng tỏ hơn. Từ thuở Tam Hoàng, nguyên thủy cổ xưa, chúng sinh phải nương nhờ vào một vị minh sư mới có thể khai mở ánh sáng, cứu chúng sinh khỏi biển tăm tối nguyên thủy. Một ý tứ vô cùng tuyệt hảo khi muốn nhắc đến việc Đại Đạo luôn ở cạnh, khai hóa cho chúng sinh và khiến con người trở thành giống loài tuyệt diệu trong tam giới. Quả vậy, con người chẳng phải là giống loài bình thường, mà quả thực là loài tối linh trong muôn giống loài tạo vật. Lữ Tổ Tâm Kinh chép: “Thiên sinh vạn vật; Duy nhân tối linh”, Đạo Đức Kinh cũng nói người là một trong “tứ đại” (Đạo, Thiên, Địa, Nhân) vậy. 
Từ thời Tam Hoàng - Ngũ Đế tới muôn đời Vương bá sau này, có bao nhiêu vị chân nhân, đạo sư lớn không ngừng truyền dạy cho dân biết về Đại Đạo. Điển hình ta thấy Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Tổ Thiên Sư, Chung Ly Tổ, Lữ Tổ ... Qua mỗi thời đại, ta nhận ra Đại Đạo dần dần như tỏ mình ra rõ hơn cho muôn dân chiêm ngưỡng. Nói cách khác, chính nhờ lời từ môi miệng các vị chân sư truyền dạy mà Đạo giáo ngày càng hoàn thiện. Thật thế, Đại La Sư Bảo phân thân hóa khí mà ứng hiện trên môi miệng Thánh nhân, tuy là miệng lưỡi phàm trần, nhưng lại chính là tòa ngự của Sư Bảo. Cho nên, Sư bảo không nhất thiết phải Đạo Đức Thiên Tôn ngự trên Đại La Kim Khuyết, nhưng có thể là tất cả chư tiên, có thể là muôn vị tổ sư qua bao đời truyền diễn đại đạo, có thể là vị Độ Sư truyền dạy kinh pháp cho mình, hay trong bất cứ ai giúp mình hướng tới đại đạo. Hồng ân sư bảo tản mác khắp thập phương giới, thường thùy kim khoa mà sửa dạy ngu hiền. Vậy nên còn gọi là Thập Phương Thường Trụ Sư Bảo vậy.
Thiên tôn ngự nơi kim khuyết cao sang, ấy mà lại chịu hạ mình hóa hiện nơi xác phàm thấp kém mà diễn dương giáo pháp độ chính nó. Thiên tôn danh hiệu không thể xưng lượng, vì to lớn vĩ đại lắm thay nên chẳng thể nào có tên. Ấy mà vì muôn dân nên mới lập nên "giả danh dị hiệu - tên giả, tên dễ", để hễ ai xưng niệm danh này thì liền được phù nguy cứu nạn. Về bản chất, Sư bảo là vô danh, vì ngài là Đạo. Ngài xuống trần, tuyên thuyết cho chúng sinh nên phải mượn danh mượn hiệu để thấu tỏ cho chúng sinh và cho chúng sinh có thể thấu tỏ mình vậy. 

(3) Lập thiên chi đạo, địa chi đạo, nhân chi đạo ,Ẩn thánh hiển phàm. 
“Thiên chi đạo” là đạo âm dương, “địa chi đạo” là đạo cương nhu, “nhân chi đạo” là đạo nhân nghĩa. Vạn vật trong cõi trời đất này đều không thoát khỏi âm dương, “vật cõng âm bồng dương”. Đạo Đức Thiên Tôn lập nên đạo âm dương để khai hóa, sinh dưỡng chúng sinh, điều lý chúng theo quy luật của Đại Đạo. Lập “địa chi đạo” là biết đến lẽ cương - nhu, đó là cái đạo của đất. Còn đạo của Nhân – nghĩa, trong đó:  “Nhân” là đối xử với người khác như mình, đồng cảm, thấu hiểu họ như thấu hiểu chính mình.; “Nghĩa” – nếu một người không thể sống theo lòng nhân thì ít ra cũng phải sống theo “Nghĩa”. Tuy nhiên, người sống theo “Nghĩa” là sự duy trì mối quan hệ dựa trên sự ràng buộc: làm những việc người đời nhìn vào mà mình phải làm vậy. Qua câu này, ta có thể nhận thấy Đại Đạo đã tiên liệu được sự thoái trào: mất Đạo mới có Đức, mất Đức mới có Nhân, mất Nhân mới có Nghĩa... Và công việc của Sư bảo chính là làm thầy dẫn dắt chúng sinh qua muôn thế hệ, giáo hóa lẽ phải đưa chúng sinh trở về với Vô Thượng Đại Đạo.
Đạo Đức Thiên Tôn cũng là Đấng đã ẩn đi những thứ cao quý, Ngài hạ mình để giáo hóa chúng sinh. Ngài ở cùng chúng sinh vì lòng nhân từ to lớn của mình vậy thay. 

(4) Tổng thiên nhị bách chi quan quân,
Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn tổng lãnh 1.200 vị tiên thánh. Trong con người có 1.200 thần vị, thực hiện nhiệm vụ cai quản, coi sóc, bảo vệ và tấu trình lên trời cao, phúc thì ghi trong Thanh bộ, tội ghi trong Hắc bộ. Cứ đến kỳ trai giới Tam Nguyên sẽ khảo định lại. Ngoài ra, trong Kim Đại Lục Tứ Lâm Thành Nghi cũng cho rằng trên trời 1.200 vị đảm nhiệm việc phụ giúp dân chúng. Qua đó, có thể thấy, câu này ám chỉ Sư bảo là bậc cai quản các vị thần nâng đỡ, cứu giúp chúng sinh.

(5) Bao vạn ức trọng chi phạm khí . 
Nơi ngài ngự trị, “phạm khí” (Đạo khí) tầng tầng lớp lớp, triệu triệu vô số.

(6) Hóa hành kim cổ, trứ đạo đức phàm ngũ thiên ngôn ; 
“Hóa hành kim cổ”, ám chỉ Thiên Tôn là đấng luôn hóa độ chúng sinh từ cổ chí kim. Và Ngài cũng là đấng đã biên soạn Đại Đạo và Đại Đức vào Đạo Đức kinh gồm 5.000 từ. Đạo Đức Kinh quả thực là một pho tàng quý báu đối với kẻ học đạo thuở ban sơ. Từ đó, kẻ sơ học có thể có những cách nhìn nhận, thấu hiểu đúng đắn và phù hợp với góc nhìn của Đạo giáo. 

(7)Chủ ác âm dương , mệnh lôi đình dụng cửu ngũ sổ . 
Chủ ác: nắm giữ âm dương; mệnh: sai khiến, hiển hóa lôi uy. 
———————————————
Chí tâm xưng niệm
Đại La Sư Bảo Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn

Mồng 7 tháng Giêng: Lão Quân truyền thụ Bắc Đẩu Bản Mệnh Diên Sinh Kinh Quyết cho Trương Thiên Sư.
“Thiền Lê diễn giáo, khai nhương tai độ ách chi môn. Ngọc Cục truyền kinh, hữu tiêu tử diên sinh chi pháp” 

Tiên Tượng sư tổ Trương Thiên Sư tại Trường Chân Môn

Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu Bản Mệnh Diên Sinh Chân Kinh hay còn gọi là Bắc Đẩu Kinh, là một kinh điển thông dụng và quan trọng trong Đạo giáo. Theo truyền thống, Lão Quân khi xưa giáng tại Thục đô, Địa thần thăng Ngọc Cục nghênh giá. Lão quân thân thụ Tổ Thiên Sư Bắc Đẩu Kinh Quyết - một pháp môn thù thắng diệu nghiệm. Trong kinh đề xuất, Bắc Đẩu Thất Tinh Quan nắm quyền cơ tạo hóa, có thể hồi sinh chú tử lại thêm quyền tiêu tai độ ách. Phàm kẻ nào năng tụng Bắc Đẩu Danh Hiệu cùng gặp thời lành thánh thiết lập trai tu nhiên đăng tụng kinh hẳn hoạch được quả phúc vô lượng. 

Bắc Đẩu kinh viết: “Phàm nhân tính mệnh ngũ thể, tất thuộc bản mệnh tinh quan chi sở chủ chưởng; bản mệnh thần tướng,bản tú tinh quan, thường thùy âm hựu chủ trì nhân mệnh, sử bảo thiên niên” Nhắc lại tích xưa, khi ấy, tại Thái Thanh Tiên Cảnh trong cung Thái Cực, Thái Thượng Lão Quân đoan nhiên hảo tướng kim thân bất động. Lão Quân tùy phương ứng hóa, phân thân biến mãn trời cùng đất. Ngài lấy tâm vô thượng từ bi mà quán kiến muôn vàn chúng sinh đang luẩn quẩn trong vòng sinh tử. Nhất tại nhân luân, dùy giàu sang phú quý hay nghèo hèn bần tiện đều thường gặp muôn trùng khổ não. Họ như thể cục chì, ngày một chìm đắm trong vũng bùn tội nghiệp và cái kết phải đọa đày trong Địa Ngục đau khổ khôn xiết. 
Quán kiến chúng sinh phiêu trầm trong khổ thú, Lão quân liền sinh lòng ai mẫn thương xót. Vào năm thứ nhất đời vua Vĩnh Thọ (155) ngày mồng Bảy tháng Giêng, Ngài liền phân thân hạ phàm đến kinh đô nước Thục (tức Đô Thành phủ thời Đường nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Khi đó trời đất giao hòa, vạn thần ủng hộ, địa thần liền từ nơi đất thấp đẩy lên một đài cao gọi là Ngọc Cục cung nghênh Lão Quân Thánh giá.
Bấy giờ, Lão Quân thăng lên Ngọc Cục bèn truyền với Thiên sư Bắc Đẩu Bản Mệnh Kinh Quyết cùng lệnh cho Ngài tuyên dương giáo pháp hầu cứu khắp chúng sinh. Nhất là giúp muôn dân biết Bắc Đẩu, biết tính mệnh bản thân đều do Đạo sinh. Ngài cũng ước thúc, kẻ thụ trì pháp này đều được phúc diên sinh, đắc Đạo.
Lão Quân sau khi thuyết kinh xong, rồng hạc cùng chư tiên đều đến cung tống trở về Thái Cực Thiên Cung. Thiên sư hoan hỷ, tín thụ phụng hành.

Tam Thanh Triều Khoa viết: “Minh tịch huyền thông nguyên, hóa sinh Thần Bảo Quân, trị Thái Thanh cảnh, Đại Xích Thiên cung, kì khí huyền bạch, hiệu Đạo Đức Thiên Tôn, diễn Đỗng Thần nhất thập nhị bộ tôn kinh”.
Thái Thượng Lão Quân Đạo Đức Thiên Tôn là một trong Tam Thanh, Ngài có vị trí vô cùng cao trọng trong niềm tin Đạo giáo. Ngài còn được gọi với danh xưng Hỗn Nguyên Hoàng Đế, hay gần gũi hơn là Thái Thượng Đạo Tổ. Lão Quân ngự tại Bạch Ngọc Quy Đài, Thái Thanh Tiên Cảnh, Đại Xích Thiên Cung.

Đạo Đức Thiên Tôn ứng với Sư Bảo trong Tam Bảo Đạo giáo. Lại nhắc thuở xưa, Thiên Bảo Quân thuyết đại pháp độ chúng sinh, gầy dựng vũ hoàn, sinh xuất muôn phẩm vật. Linh Bảo Tôn là đấng truyền thụ kinh điển, giúp chúng sinh biết đường tu học, biết pháp hành trì. Như thế, Đạo bảo – ta hằng quy phục, Kinh bảo – cầu nối giúp ta siêu xuất mê tân, hàm đăng Đạo ngạn. Thật phước báu cho những kẻ gặp được Chân Kinh, Diệu Pháp. Song, không có Sư bảo, quả như người đi đêm không có đèn, trăng soi rọi. Không có Sư bảo, muôn phẩm tiên kinh cũng khó lòng thấu ngộ. Tiên tông muốn tựu thành, trước tiên phải cầu cạnh Sư bảo. Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn chính là bậc Thầy cả vĩ đại vậy! Đại La Sư Bảo phân thân hóa khí mà ứng hiện trên môi miệng Thánh nhân, tuy miệng lưỡi phàm trần nhưng chính là tòa ngự Sư Bảo. Một trong những hóa thân trứ danh của Ngài là Lão Tử - người để lại tác phẩm “Đạo Đức Kinh” - kinh điển tối ưu trong việc hỗ trợ, nâng bước những kẻ sơ học!
Nhất khí hàm tam hỗn độn sơ, Thái Thanh lập giáo tự hư vô. Thùy tướng chu lễ đông truyền khổng, thùy nhập hàm quan hóa hồ di. Bát thập nhất chương minh đạo đức, bách thiên vạn ức trấn huyền đô!

Vào thời Đông Hán, Lão Quân giáng lâm đất Thục truyền thụ Tổ Thiên Sư Trương Đạo LăngThái bình đỗng cực kinh”, “Chính nhất minh uy nhị thập tứ phẩm pháp lục”, tam ngũ đô công ngọc ấn, thư hùng trảm tà kiếm cùng các đẳng kinh thư, pháp khí, lại gia phong Thiên sư, phó thác cho Thiên sư quảng hành “Chính nhất minh uy chi đạo”, cứu độ lê dân bá tánh
Căn cứ theo một số Đạo kinh, Lão Quân thượng xử ngọc kinh, vi thần vương chi tông; hạ tại tử vi, vi phi tiên chi chủ. Thị đạo giáo tối cao tôn thần tam thanh thiên tôn chi nhất, đạo tổ thường thường phân thân giáng thế, truyện giáo độ nhân, hoằng dương đạo pháp.

Thái Thượng Đạo Tổ vô thủy vô chung, sinh thiên sinh địa, vì giáo hóa chúng sinh mà giáng Thánh thành phàm, đồng cùng bụi bặm, hóa thân nơi trần thế, hiệu Lão Tử, độ nhân vô số, trở thành thầy của các bậc vương giả, lại truyền thụ “Đạo đức kinh” duy chỉ ngũ thiên ngôn, nhưng bao hàm tất thảy thiên địa, vũ trụ, nhân sinh, thân thể cho đến đại trí tuệ.

Trong tín ngưỡng của Đạo giáo, Lão Quân đôi lúc được hiểu chính là Đại Đạo. Đại Đạo vô thủy vô chung, vô hình vô tướng, và Lão Quân được xem là hiện thân của Đại Đạo. Tại thiên địa chi sơ, Lão Quân ở tại không động chi trung, dùng vô tâm vô dục vận hành âm dương nhị khí, thiên địa nhân từ đó được phân khai, nhật nguyệt nương vào mà được khai thủy vận hành. Chung cuộc, nhân loại, vạn vật dần được sinh thành dưỡng dục cũng bởi Đại Đạo vậy.

Lão Quân khai sáng, cứu độ chúng sinh. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, Đại Đạo diễn hóa theo nhiều kiểu khác nhau. Qua thời gian, Ngài dần hiển lộ với con người một cách sáng tỏ hơn. Từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, Lão Quân nhiều lần hóa thân thành các bậc tiên hiền, khai sáng chúng sinh. Qua từng thời gian, Ngài dần dạy dỗ, uốn nắn con người, khiến chúng trở thành giống loài tuyệt diệu trong tam giới. Điển hình ta thấy có Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Tổ Thiên Sư, Vương Huyền Phủ Tổ sư, Chung Ly Tổ, Lữ Tổ, v.v… Các bậc Chân nhân, Thiên sư góp phần công sức trong việc uốn nắn, dạy dỗ quần sinh!
 

LÃO QUÂN GIÁNG THẾ

 

Thái Thượng Đạo Tổ vô thủy vô chung, sinh thiên sinh địa, vì giáo hóa chúng sinh mà giáng Thánh thành phàm, đồng cùng bụi bặm, hóa thân nơi trần thế, độ nhân vô số, trở thành bậc thầy của các vương giả. Đời nhà Chu, Lão Quân hoá thân Lão Tử, truyền thụ “Đạo Đức kinh”, duy chỉ 5.000 từ đã ẩn chứa diệu lý, nội hàm thiên địa, vũ trụ, nhân sinh, thân thể cho đến đại trí tuệ. Lão Quân “tùy phương thiết giáo, lịch kiếp độ nhân”, mỗi giai đoạn khác nhau, Ngài lại diễn hóa theo những phương thức khác nhau. Qua thời gian, Ngài dần hiển lộ với con người một cách sáng tỏ hơn. Từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, Lão Quân nhiều lần hóa thân thành các bậc tiên hiền, khai sáng chúng sinh. Qua thời gian, Ngài đồng hành cùng sinh giới và vạn vật, dạy dỗ, uốn nắn chúng, ngõ hầu dẫn bước chúng về Đạo Cả.

Nguồn: Long Môn

Tiên tượng Thái Thượng Lão Đạo Tổ 

“Hỗn Nguyên Thánh Kỷ” chép lại 12 lần Lão Quân giáng thế, lịch kiếp độ nhân như sau:
Thiên Hoàng Thời, Lão Quân hạ giáng, hiệu Thông Huyền Thiên Sư, còn có hiệu khác là Huyền Trung Đại Pháp Sư.
Địa Hoàng Thời, Lão Quân hạ giáng làm bậc Thầy Cả, hiệu là Cổ Đại Tiên Sinh, Ngài là thầy của Địa Hoàng.
Nhân Hoàng Thời, Lão Quân hạ giáng làm bậc Thầy Cả, hiệu Bàn Cổ Tiên Sinh.
Thần Nông Thời, Lão Quân hạ giáng vào nơi Tế Âm, hiệu Đại Thành Tử.
Hoàng Đế Thời, Lão Quân hạ giáng tại nơi Không Động Sơn, hiệu Quảng Thành Tử. 
Thiếu Hạo Thời, Lão Quân lại  hạ giáng tại Không Động, hiệu Thái Cực Tiên Sinh.
Chuyên Húc Thời, Lão Quân hạ giáng Hành Sơn, hiệu Xích Tinh Tử.
Đế Cốc Thời, Lão Quân hạ giáng đất Giang Tân, hiệu Lục Đồ Tử.
Đường Nghiêu Thời, Lão Quân hạ giáng Cô Xạ Sơn, hiệu Vụ Thành Tử.
Ngu Thuấn Thời, Lão Quân hạ giáng đất Hà Dương, hiệu Doãn Thọ Tử.
Đại Vũ Thời, Lão Quân hạ giáng tại Thương Sơn, hiệu Chân Hành Tử.
Thành Thang Thời, Lão Quân hạ giáng đất Tiềm Sơn, hiệu Tích Tắc Tử.

Trong “Bắc Đẩu Kinh” đề cập lại một điển tích trứ danh Đạo giáo rằng khi ấy, tại Thái Thanh Tiên Cảnh, cung Thái Cực, Lão Quân tùy phương ứng hóa, phân thân biến mãn khắp đất trời. Ngài lấy tâm vô thượng từ bi mà quán kiến muôn vàn chúng sinh đang luẩn quẩn trong vòng sinh tử. Quán kiến chúng sinh phiêu trầm trong khổ thú, Lão Quân sinh lòng ai mẫn thương xót. Vào năm thứ nhất đời vua Vĩnh Thọ (155) nhà Đông Hán, ngày mồng Bảy tháng Giêng, Ngài phân thân hạ phàm đến kinh đô nước Thục (tức Đô Thành phủ thời Đường nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Khi đó trời đất giao hòa, vạn thần ủng hộ, địa thần liền từ nơi đất thấp đẩy lên một đài cao gọi là Ngọc Cục cung nghênh Lão Quân Thánh giá. Bấy giờ, Lão Quân thăng lên Ngọc Cục bèn truyền với Thiên sư Bắc Đẩu Bản Mệnh Kinh Quyết cùng lệnh cho Ngài tuyên dương giáo pháp hầu cứu khắp chúng sinh. Nhất là giúp muôn dân biết Bắc Đẩu, biết tính mệnh bản thân đều do Đạo sinh. Ngài cũng ước thúc, kẻ thụ trì pháp này đều được phúc diên sinh, đắc Đạo. Lão Quân sau khi thuyết kinh xong, rồng hạc cùng chư tiên đều đến cung tống trở về Thái Cực Thiên Cung. Thiên sư hoan hỷ, tín thụ phụng hành.
Tam Thanh Triều Khoa viết: “Minh tịch huyền thông nguyên, hóa sinh Thần Bảo Quân, trị Thái Thanh cảnh, Đại Xích Thiên cung, kì khí huyền bạch, hiệu Đạo Đức Thiên Tôn, diễn Đỗng Thần nhất thập nhị bộ tôn kinh”. Thái Thượng Lão Quân Đạo Đức Thiên Tôn vô cùng cao trọng. Ngài là Chí Chân Sư Bảo, Đỗng Thần Giáo Chủ, là bậc Thầy Cả vĩ đại nhất vậy!

Thứ bảy, 11/11/2023, 12:27
Ngày Rằm tháng Hai Nông lịch, Đạo giáo quan niệm là ngày Thánh đản của Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn – một trong Tam Thanh Đạo Tổ. Đạo Đức Thiên Tôn còn được biết đến với danh hiệu Thái Thượng Lão Quân, Hỗn Nguyên Hoàng Đế, Ngài chính là Thần Bảo Quân hay Đại La Sư Bảo trong Tam Bảo của Đạo giáo (bao gồm Đạo bảo – Kinh bảo – Sư bảo).
Chủ nhật, 08/10/2023, 08:18
Tam Thanh 三青 là hợp xưng của Ngọc Thanh 玉清, Thượng Thanh 上青 và Thái Thanh 太青, là nơi cư trú của 3 vị tôn thần tối cao mà Đạo giáo tín phụng, cho nên 3 vị tôn thần tối cao này hợp xưng là “Tam Thanh”.  Tam Thanh Đạo Giáo gồm  Ngọc Thanh Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức
Chủ nhật, 08/10/2023, 07:50
Bất cứ ai khi đọc về phả hệ Thần tiên trong Đạo giáo đều choáng ngợp bởi số lượng, danh xưng của những vị này cũng như "Thiên cung, Địa hộ" - nơi các Ngài ngự tọa. Có những vị hoàn toàn là Thánh Chân Tiên Thiên (Tam Thanh, Lục Ngự, chư vị tinh quân...), có vị do tu tập mà Bạch lộ phi thăng hay vũ hóa đăng Chân (Tổ Thiên sư, Vương Tổ, Khâu Tổ), có những vị không tu tập nhưng do được nhân dân tôn kính cách đặc biệt, nhiều đời phong hiệu, suy tôn...
Thứ sáu, 24/03/2023, 22:09
Đạo giáo là một tôn giáo cố hữu của Trung Hoa, nằm lòng trong dòng chảy văn hóa, lịch sử của người dân nơi đây từ rất lâu đời. Đạo giáo có mối liên hệ mật thiết với văn hóa bản địa Trung Quốc, mang đặc trưng văn hóa Á Đông và tác động sâu sắc đến nhiều phương diện. Đạo giáo tôn Hoàng Đế làm Thủy tổ, Lão Tử làm Đạo tổ và Trương Đạo Lăng thiên sư làm Giáo tổ. Ba vị ấy được gọi là “tam tổ” của Đạo giáo
Thứ năm, 23/02/2023, 13:03
  Lão Tử tại tiên giới được xưng là vị thầy của vạn pháp, cũng là vị thầy của các bậc đế vương kiệt xuất thời viễn cổ. Thời Phục Hi 伏羲 ông ra làm thầy, hiệu là Nguyên Hoá Tử 元化子, dạy Phục Hi suy cựu pháp, diễn âm dương, chính bát phương, định bát quái. Thời Thần Nông 神农 ông làm thầy, hiệu là Đại Thành Tử 大成子, dạy Thần Nông nêm bách thảo, trồng ngũ cốc, cùng với dân gieo trồng. Thời Chúc Dung 祝融 ra làm thầy, hiệu là Quảng Thành Tử 广成子, dạy tu tam...
Chủ nhật, 29/10/2023, 18:24
Đạo giáo có một số cấm kỵ mà những người sơ học cần lưu ý, tránh phạm phải đối với một đạo sĩ. Có thể nhắc đến như: Tam bất vấn, tam bất ngôn và tam bất khởi.