Cấp Bậc Đạo Sĩ trong Đạo Giáo

Thứ bảy, 17/07/2021, 22:21 GMT+7

NGHI LỄ CỦA ĐẠO GIÁO

TAM PHẨM ĐẠO SỸ
 

THƯỢNG PHẨM

– Thiên tính vốn sẵn, vốn có đạo thâm hậu, không dạy đã biết

– Gọi là cao minh đạo sỹ

– Có thể lĩnh hội hết tất cả các điều kỳ diệu

– Nếu tu luyện có thể trở thành thiên quan

TRUNG PHẨM

– Có duyên với đạo, tự có được gốc thiện

– Chưa thoát khỏi những suy nghĩ bình thường, thường phiền não, suy nghĩ viển vông

– Lập đức, lập công, tu đạo có thể thành tiên nhân ở Nam cung

HẠ PHẨM

– Bị thất tình lục dục thường sinh

– Tự tư tự lợi, chỉ biết nghĩ cho bản thân, tự cho mình là đúng

– Dưới sự giáo đạo của người thượng phẩm và trung phẩm, cùng với sự cố gắng nơi thế tục có thể có cống hiến cho xã hội, tu đạo có thể giúp kéo dài tuổi thọ.

 

CÁCH XƯNG HÔ CỦA ĐẠO SỸ ĐẠO GIÁO

XƯNG HÔ BÌNH THƯỜNG

– Đạo nhân: chỉ người có đạo thuật hoặc đạo sỹ

– Hoàng quan: biệt danh của đạo sỹ

XƯNG HÔ TÔN KÍNH

– Thiên sư: xưng vị của người đắc đạo

– Tiên sinh: cách gọi tôn kính của đạo sỹ, thụy hiệu được ban tặng

– Pháp sư: thường là chỉ cao công trong buổi lễ lập đàn cúng tế

– Đại sư: thường là chỉ đạo sỹ tuổi cao hoắc có đức cao vọng trọng

– Luyện sư: tên gọi các đạo sỹ biết thuật dưỡng sinh, luyện đơn, tu luyện

– Đạo trưởng: xưng hô tôn kinh của người thường với đạo sỹ

XƯNG HÔ ĐẶC BIỆT

– Chân nhân: là bậc tu hành đắc đạo, trường sinh bất tử, hoặc là các bậc cao đạo đã mất được nhà nước sắc phong

– Tổ sư

GỌI NHAU VÀ TỰ XƯNG

– Mỗ gia: cách các đạo sỹ gọi nhau

– Lão tu hành: cách xưng hô tôn trọng với những đạo sỹ đức cao vọng trọng

– Đạo huynh: các xưng hô tôn trọng lúc các đạo sỹ lần đầu gặp nhau

CÁCH XƯNG HÔ KHÁC

– Cư sỹ: cách gọi tôn kính với người tu đạo ở nhà

– Học sỹ: cách gọi tôn kính với các học giả có cống hiến với đạo

– ẩn sỹ: cách gọi tôn kính những người ở ẩn học đạo tu tiên

– Tín sỹ: tên gọi tôn kính những người tôn sùng đạo giáo

Nghi lễ của tôn giáo là phương thức cúng tế vị “THẦN” vô hình tối cao theo quan điểm tôn giáo đó.

Trong Đạo giáo, chủ trương “tay trái” là “tay tôn kính” vì theo tập quán “Người phương Nam trọng tay trái, Đạo Tổ thuộc đạo gia”, ví thế nên “phía bên trái” được coi trọng.

CHUẨN BỊ – HÀNH LỄ

Phần 1: Chuẩn bị
1. Làm sạch sẽ khu vực làm lễ, chuẩn bị ánh sáng ở những vị trí cần thiết như đèn nến.
2. Xem xét các đồ hoa quả, bát đĩa dùng để thắp sắp lễ đã sạch chưa.
3. Chuẩn bị sớ theo nội dung làm lễ.
4. Tư trang và trang phục của những người làm lễ và chủ lễ trang nghiêm và trịnh trọng.
5. Trong biểu văn và khi khấn phải ghi rõ và đọc rõ đồ cúng có những gì. Khi đọc đến tên vị thần nào phải đọc cách ra và cúi lạy.
6. Trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ trước khi hành lễ vì đây là Quan rất lớn.
7. Khi viết tên vào sớ hoặc tên của các vị thần phải tìm dòng Hoàng đạo.
8. Khi cúng luôn phải có bàn thờ Thiên ngoài trời.
9. Mỗi đĩa có thức ăn mặn phải có 1 đôi đũa.
10. Khi cúng phải có bàn thờ Thổ Công trước sân và trong cổng thường sẽ để bên phải (ít nhất phải có một đĩa tiền vàng và được phủ khăn vàng) và có nước, rượu, trà.
11. Khi cúng phải có bàn thờ Thổ Địa ngoài cổng bên phải hoặc hướng mặt trời lên (ít nhất phải có một đĩa tiền vàng phủ khăn vàng lên trước khi hóa) và trà, rượu, nước.
12. Trên mỗi ban của lễ lớn phải có đủ các loại hoa quả rượu, gà, chân giò, rượu, bánh, kẹo, tiền, vàng, nến. Thường đồ mặn để ngay chính giữa. Như vậy mỗi lần cúng phải có trong là chính, ngoài sân và trước cổng. Tiền vàng ngoài sân đều có khăn vàng phủ lên. Góc sân dưới đất là Thổ Công, ngoài cổng là Sơn Thần, Thổ Địa.
12.b, Về mặt phẩm vật cúng tế lễ chay, Đạo giáo chọn “tứ hỉ ngũ quả”, cúng bốn món, sáu món, bảy món hoặc mười món,.

Tứ hỉ gồm:- Trà, rượu, mì sợi, cơm. Bốn món cúng dường là :- Bông hoa, nước trà, nhang, đèn sáp.

Trong đó, nhang tượng trưng cho sự “vô vi”, bông hoa tượng trưng cho “tự nhiên”, nước trà tượng trưng cho “thanh tịnh” , đèn sáp tượng trưng cho sự “thuận hóa = biến hóa theo chiều thuận” , nghĩa là bốn món nêu lên ý niệm cơ bản của Đạo giáo: -“thanh tịnh, vô vi, tự nhiên, thuận hóa”.

Bảy món cúng dường là :- Nhang, hoa, đèn sáp, nước trà, trái cây, cơm, âm nhạc.

Mười món cúng dường là:- Nhang, đèn , bông , trái, trà, cơm, rau cải, vàng bạc, châu ngọc, y phục.

13. Ban nào dùng bật lửa hoặc nến riêng ban đó (không dùng lửa lẫn lộn để thắp hương).
14. Không nói chuyện và huyên náo khu vực làm lễ.
15. Mỗi lần lễ thường có ít nhất từ 2 – 4 người phụ lễ hỗ trợ (sắp lễ các nơi, thắp hương, rót mời rượu, mời trà, hóa vàng, mời thần nhận tiền vàng hóa, cùng đọc bài khấn). Người được làm lễ lạy theo người chủ lễ.
16. Khi viết tấu văn phải xưng là đệ tử, nếu người không ở trong đền xưng huyền tu đệ tử, người trong đền xưng là phồn tu đệ tử, những người khác xưng là tín sỹ, tín đồ …
Phần 2: Hành lễ.
1. Dâng hương. Người nào được làm lễ phải trực tiếp thắp hương sau đó cắm hương bằng tay trái theo vị trí do chủ lễ xác định, một lần 3 cây hương to. Không làm quá 3 người cho một lần là tốt nhất, sau khi làm lễ xong xem hương cháy như thế nào để biết đẹp hay xấu (có minh họa riêng).
2. Khi dâng hương có một câu chú chung
Đạo do tâm học
Tâm dạ hương truyền
Tâm tồn để tiến
Chân linh hạ phán
Tiên phối lâm thiên
Kim thần quan cáo
Kinh đạt cửu thiên
3. Sau khi dâng hương rót nước trà vái sau đó đặt vào ban một cách trịnh trọng, tiếp tục rót rượu vào cốc vái đặt vào bàn thờ, rót nước lạnh vào cốc vái đặt vào bàn thờ.
4. Người được làm lễ làm mọi động tác theo chủ lễ: Cúi lạy, vái …
5. Tập trung và thành nguyện với mong muốn cho việc làm lễ của mình.
6. Khi hóa vàng các ban hóa độc lập nhau, khi hóa vàng đọc các câu mời thần đến nhận. Khi hóa các sợi dây buộc các túi và bó tiền cũng phải hóa cùng. Rượu của các ban ngoài sân được tưới lên sau khi hóa vàng.
7. Khi đóng dấu cho sớ có 2 vị trí đóng: Dưới tên mình đóng vào chính giữa và ngày tháng làm lễ đóng ở dưới. Dùng dấu Kinh Sư Bảo.
8. Khi thụ giới xong đã có chức vụ trên thiên đình phải xưng là tấu chức đệ tử. 
Đạo Kinh Sư Bảo là chủ giới hóa (Đạo là đại diện cho thần tiên – Kinh là con đường đi – Sư là thần truyền đạt – Bảo là bảo bối).
9. Người được làm lễ cảm ơn và hậu tạ cho chủ lễ và nhà đền.

Khi cúng tế , người ta dùng tay trái để cắm nhang vào lư hương. Khi quỳ lạy, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rồi quỳ xát xuống đất. Khi lạy xuống thì quỳ gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên. Cũng có nơi quỳ hai gối xuống và lên cùng một lúc. Ngày xưa, người ta lấy hình thức “ba lạy chín khấu” gọi là “lễ kính tối cao”. Nữ cư sĩ thì lạy có khác với nam cư sĩ, hai gối quỳ một lượt, nắm tay chỉ cần đưa ngang cổ rồi xá xuống một cách nghiêm cẩn là được.

Tư thế thắp hương lễ bái là, tay phải cầm nhang, tay trái bao ngoài tay phải, đưa lên ngang ngực (không cần phải đưa lên tới ngang hai lông mày hoặc lên khỏi đầu). Đầu nhang hơi nghiêng xéo một chút, nếu xá cao cũng không đưa nhang quá hai lông mày, nếu xá thấp thì từ ngực xá xuống, giống như vẽ thành một nửa vòng tròn.

Nếu không cầm nhang thì hai tay nắm lại như trên, đưa lên ngang ngực, đầu cúi xuống thành nửa vòng tròn.

Khi gặp bạn đồng đạo, hai tay nắm lại thành quyền đưa ngang ngực, miệng chào “Đạo đức thiên tôn”. Trường hợp một tay đang cầm đồ vật, thì chỉ cần tay kia nắm lại ngang ngực, cúi đầu chào, miệng nói như trên là được.

PHÉP XƯNG HÔ TRONG ĐẠO GIÁO

Trải qua nhiều thời đại lịch sử, nhiều nét văn hóa khác nhau, việc xưng hô trong Đạo giáo cũng thay đổi nhiều lần, trong các chức vụ, ngành nghề, công việc của Đạo. Thuật ngữ quan trọng trong đạo là:-

1.- Thiên Sư:- Đầu tiên để tôn xưng Ngài “Trương Đạo Lăng”, sau cũng dùng để tôn xưng những bậc hậu hiền

2.- Pháp sư:- Tinh thông kinh điển, giới luật, chủ trì các buổi cúng tế, chứng nhận cho người mới vào đạo, là vị Đạo Sĩ có tài, năng lực, tinh tông đạo pháp, có khả năng giáo hóa người khác.

3.- Luyện sư:- Lúc đầu chỉ cho những vị tu tập pháp “thượng thanh”, sau dùng chỉ cho những vị tu luyện “đan pháp” đến trình độ cao.

4.- Tổ Sư –Tôn Sư:- Những vị sáng lập các tông phái của Đạo giáo được đệ tử tôn xưng là Tổ Sư. Những vị đứng đầu việc truyền đạo của chi phái được tôn xưng là Tôn Sư.

5.- Chân Nhân:- Danh hiệu tôn xưng những vị đắc đạo, có đạo hạnh cao thâm, được đăng tiên khi vũ hóa (từ trần).

6.- Hoàng Quan (mũ vàng) :- Chỉ cho Đạo sĩ. Thời kỳ đầu, Đạo giáo rất tôn sùng màu vàng, người thế gian căn cứ vào màu sắc của y phục, áo mão nên gọi các đạo sĩ là “Hoàng quan = mũ vàng” .

7.- Vũ Khách :- (vũ = lông chim) cũng còn gọi là “Vũ Sĩ” hay “Vũ Nhân”. Lấy hình tượng lông chim để chỉ cho tiên nhân có khả năng phi thăng vào cõi “thượng thiên”. Lúc đầu dùng để chỉ những phương sĩ đắc đạo, sau mở rộng dùng chỉ cho tất cả Đạo Sĩ. Các đạo sĩ ngày nay cũng hay dùng từ này để xưng kèm danh hiệu mình.

8.- Tiên Sinh:- Là danh hiệu tôn kính để gọi các tên hiệu, tên thụy của các vị Đạo Sĩ.

9.- Cư Sĩ:- Chỉ những tín đồ tại gia của Đạo Giáo.

10.- Phương Trượng:- Chỉ vị lãnh đạo tối cao trong một tự quán của Đạo Giáo (tùng lâm); cũng gọi là “Trú Trì”. Những vị Phương Trượng đều là người đã thụ ba đại giới của ba đại đàn tràng, gìn giữ giới luật nghiêm minh, đức cao vọng trọng, thường được toàn thể đại chúng chọn lựa ra trong các vị đạo sĩ ở tự quán ấy.

11.- Giám Viện :- Cũng gọi là “Đương Gia” hay “Trú Trì” , do tất cả đạo chúng trong tự quán công cử, là vị Tổng Quản mọi việc trong ngoài của tự quán. Đây là một chức vụ quan trọng, người đảm trách phải là vị có tài có đức, tinh thông đạo học, tính tình khiêm cung, khoa hòa đại lượng, hiền lành thương yêu bảo vệ đại chúng, thể hiện trung thực tội phước nhân quả, công bằng chu đáo tận tình trong mọi việc.

12.- Tri Khách:- Vị nghênh đón và tiếp đãi quan khách đến tự viện, tự quán.

Trong “Tam Thừa Tập Yếu” viết:-

Tri khách có ngôn ngữ ứng đối cao minh, tiếp đãi quan khách bằng hữu mười phương, kiến thức sâu rộng, hiểu thấu nhân tình, mới hoàn thành nhiệm vụ.  

  

13.- Cao Công :- Chỉ những vị “đức cao vọng trọng”, tinh thông những nghi thức của khoa nghi Đạo gia như :- Đạp cương bộ đẩu, cầu nối với thần nhân, chỉ bày giáo lý, cầu phước tiêu tai, bạt độ vong linh u hồn, là vị đạo sĩ chủ trì những pháp hội “Trai Tiếu”, cũng là thủ lĩnh của những vị Kinh Sư khác.

14.- Đạo Nhân:- Lúc đầu đồng nghĩa với “Phương Sĩ Sau khi Đạo Giáo được sáng lập, thuật ngữ “đạo nhân” chuyên chỉ cho “Đạo Sĩ”. “Đạo Nhân” dùng để chỉ chung cho những người có đạo thuật cao hoặc chỉ cho Đạo Sĩ tổng quát.

15.- Đạo Trưởng:- Danh từ tôn xưng của người ngoài gọi những vị đạo sĩ xuất gia, chứ không phải là chức vị thực sự.

LỂ PHỤC ĐẠO GIÁO

I.- ÁO MÃO:-

Lúc bình thường, đạo sĩ đội mũ không có trang trí như mũ đội lúc làm đàn tràng trai tiêu. Ban sơ, những qui định về áo mão trong Đạo giáo rât1 là đơn giản.

Trong sách :- 《Động Huyền Linh Bảo Tam Động Phụng Đạo Khoa Giới Doanh Tư 》quyển thứ năm, có ghi rõ qui cách bắt buộc. Ý chính nói:- “Áo mão tượng trưng cho cái đức của người tu, nhất là những đạo sĩ nữ, càng phải hết sức oai nghi, đúng đắn. Những qui định trên phải được chấp hành nghiêm chỉnh, không được khinh suất, coi thường, số lượng qui định lên đến ba ngàn sáu trăm điều.”.

Đạo sĩ Trương Vạn Phúc đời Đường, trong sách 《Tam Động Pháp Phục Khoa Giới Văn 》đã đơn giản hóa, tùy theo pháp phái chia thành sáu loại:-

I.- Pháp Phục:- Là loại mặc, đắp cho các thần tượng thờ cúng; cũng là loại y phục dành cho Pháp sư và Cao Công mặc trong nghi thức “Trai Tiêu”. Loại này có ý nghĩa theo lễ nghi cúng tế thời cổ đại kết hợp với những xu thế biến cải của thời đại ngày nay.

II.- Các loại khăn của Đạo sĩ:-

(tạm dịch chữ Cân 巾 là khăn, nhưng nên hiểu là loại “khăn đóng”, giống như là loại mão)

1/- Khăn Hỗn nguyên:- Tượng trưng cho “hỗn nguyên nhất khí”, do Hắc Tắng Hỗ chế ra. Hình tròn, cạnh xung quanh nỗi rõ, trên đỉnh có chừa một lỗ tròn để lộ búi tóc.

2/- Khăn Xung Hòa”.:- Không bị câu thúc, gò bó chi cả, siêu phàm thoát tục. Còn có tên là “Khăn này, phía dưới có hình vuông, phía trên tạo thành hình tam giác, giống như nóc nhà. Phía trước khăn có đính một viên ngọc trắng, để đánh dấu phía chính, đồng thời tượng trưng cho phẩm tính đoan chính. Các vị đạo sĩ cao tuổi thường đội Khăn này.

3/- Khăn Lạc Thiên:- Sách “Tam tài đồ hội”. Trên đỉnh có dãi lụa bạch, xung quanh quấn thành hình lóng trúc, rũ xuống phía sau..

4/- Khăn Cửu Lương :- Giống như khăn Khăn Lạc Thiên, nhưng mặt đỉnh phía trước và mặt đỉnh phía sau cũng bằng phẳng, có trang trí chín mối, chín gút. Đạo giáo lấy số chín là số cực dương, là mục đích cao nhất của việc tu hành. Vì thế, khăn Cửu Lương còn tượng trưng cho mục tiêu và ảnh hưởng của Đại Đạo

5/- Khăn Hạo Nhiên:- Đời Thanh, đạo sĩ viết trong “Thanh Qui huyền diệu” có câu “Đêm tuyết dùng Hạo Nhiên” . Đời Minh, Chu Quyền viết trong 《Thiên Hoàng Chí Đạo Thái Thanh Ngọc Sách 》quyển thứ sáu :- “Lấy tơ sắc đen làm nên, trong có đệm lót lông thiên nga. Vào mùa lạnh rét nhiều tuyết rơi thì đội nó để bảo vệ bộ não. Vì thế, khăn Hạo Nhiên cũng gọi là khăn tuyết. Khăn này tương trưng cho chính khí “hạo nhiên” của đạo sĩ.

6/- Khăn Tiêu Dao:- Còn gọi là khăn Hà Diệp (lá sen). Những đạo sĩ trẻ tuổi thường dùng loại khăn này.

Khăn này là khối vuông trùm kín tóc, có chừa hai góc lụa phía sau, khi đi ra ngoài , gió thổi bay phơ phất hai dãi lụa, hiển thị tính chất tiêu dao tự tại của đạo gia.

7/- Khăn Tam Giáo:- Do Tổ sư đề xuất, chế tạo theo quan điểm “tam giáo hợp nhất”. Loại khăn này thể hiện tính tôn giáo ưa thích hòa bình, dung hòa các thứ. Những đạo sĩ từ trung cực giới trở lên mới có thể đội khăn này.

8/- Khăn Chữ Nhất :- Trước gọi là “khăn bức”, dùng lụa xanh làm thành một dãi dài, có gắn hình thái cực, bát quái làm bằng gỗ tốt. Khăn này thích hợp cho loại tóc ngắn. Ý nghĩa là “vòng tròn hỗn nguyên” khai mở ra thành “một”, thể hiện ý nghĩa “đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh muôn vật”.

9/- Khăn Thái Dương:- Giống như mão Thái Dương, biểu ý mặt trời đang tỏa sáng. Chỗ khác biệt là Khăn Thái Dương dùng lụa xanh làm thành. Các đạo sĩ thích giắt trâm cài tóc nên thường đội sử dụng nhiều loại khăn này.

III.- Các loại mão của đạo sĩ:-

1/- Mão vàng:- Người vừa thọ giới vào Đạo là có thể đội loại mão vàng này, từ trung cực giới thì đội loại Mão Tam Thai. Khi thọ giới Thiên Tiên mới được đội loại mão Ngũ Nhạc (trên có vẽ hình năm ngọn Ngũ Nhạc)

2/- Mão Ngũ Lão:- Có vẽ hình Ngũ Lão, dùng đội trong pháp hội siêu độ vong linh, hoặc các vị Cao Công thường hay đội.

3/- Mão Nguyên Thủy:- Các vị Động Chân pháp sư, Thái Động pháp lượng và Tam Động giảng pháp sư mới được đội.

4/- Mão Phù Dung:- Các vị Đại La Kim Tiên mới được đội.

  

IV.- Các loại y phục của đạo sĩ:-

1/- Pháp Y :- Dùng cho các vị Cao Công pháp sư mặc trong các khoa nghi của Đạo giáo.

2/- Sám Y:- Trong khoa bái sám thì mới mặc loại này.

3/-Giáng Y:- Trong các pháp hội Trai Tiêu lớn, các vị Cao Công pháp sư mặc loại này. Loại này có hai vạt áo và hai tay áo rộng dài, khi làm lễ thì tà áo, tay áo bay bay thành ra bốn góc rất kỳ ảo.

4/- Hải thanh:- Là y phục mặc thường ngày của đạo sĩ , may bằng vải màu xanh hình thức đơn giản, gọn gàng để chấp tác. Ngày nay có sự biến cải vào mùa nóng bức thì dùng áo may bằng vải màu trắng có hai loại:- Đối khâm và tà khâm.

V.- Các loại giày của đạo sĩ:-

Bình thường, đạo nhân mang loại giày Song Kiểm hoặc Thâp Phương, làm bằng vải xanh, hai bên có khoét lỗ nhỏ. Mùa hạ mang giày bằng vải trắng.

Khi vào lễ bái ở điện đường không mang giày,

Có một loại giày đặc biệt gọi là “Đạo Ngoa = giày đạo” dùng cho các vị Cao Công mang khi tổ chức pháp hội Trai Tiêu lớn. Còn các vị Trung Cao Công thì mang loại Vân Hài, có trang trí hoa văn rồng mây. Khi tác pháp “đạp cương bộ đẩu” các vị pháp sư cũng mang loại giày này.

CÔNG PHU NHẬT TỤNG

 

1.- CÔNG PHU SỚM CHIỀU (Tảo vãn công khóa)

Hiện nay các vị đạo sĩ trụ trì các đạo quán, vào hai giờ Mão (5-7 giờ sáng) , Dậu (5-7 giờ chiều) vào chánh điện để lễ bái, thắp hương, khai kinh kệ, tịnh tâm chú, tịnh khẩu chú, tịnh thân chú rồi tụng “Thanh Tịnh Kinh” hoặc “Ngọc Hoàng Tâm Ấn Diệu Kinh”.

Công phu sớm chiều này là để :-

A.- Tu chân dưỡng tính.

B.- Cầu đảo lễ lạy.

C.- Kiên định đạo tâm .

D.- Gìn giữ phong cách nội qui đạo quán.

 

2.- PHÁP TRUYỀN GIỚI:-

Truyền giới còn gọi là khai kỳ truyền giới, là pháp để chứng nhận sự tu tiến đầy đủ tư cách đạo sĩ. Mới vào đạo, gọi là “đạo đồng” chuyên việc lễ bái, học kinh. Chờ đến khi các nơi hợp lại đủ số lượng thì khai mở giới đàn truyền giới, các tự quán gởi đạo đồng đến thọ lễ.

Giới luật của đạo sĩ áp dụng Giới luật gồm :- “Sơ Chân Giới”, “Trung Cấp Giới”, “Thiên Tiên Đại Giới” gọi chung là “Tam đàn viên mãn đại giới”.

Ngài Vương Thường Nguyệt dạy:- “Học đạo mà không thọ trì giới luật, không thể nào đăng Chân Tiên”. Trong pháp hội truyền giới, chia ra ba cấp thọ giới khác nhau tùy đẳng cấp. Vị đứng đầu giới đàn là Phương Trượng của Thập phương tòng lâm , tôn xưng là “Truyền giới Luật sư” hay “Truyền giới bản sư”.

Trong lễ truyền giới, các đệ tử phải qua kỳ “khảo kệ” (kiểm tra trình độ), sắp xếp theo thứ tự của “Thiên Tự Văn”. Sau lễ truyền giới, đệ tử được ban cho “đạo hiệu” và cấp phát “giới điệp” chứng nhận đã thọ giới.

3.- CHÍNH NHẤT THỤ LỤC:-

Pháp thọ “Diên = Chân Tiên” Đây là một pháp dành cho mười phương tu tiên, Thiên quan công tào, Triệu dịch thần lại , được thọ giới để chính thức xác thực đạo hạnh đạo lực của người tu. Những vị thọ giới này sẽ được nhập thiên tào, đảm nhận chức vụ ở thiên đình, có thần linh theo bảo hộ.

Những vị “Chân Tiên” này có đầy đủ năng lực để “trảm yêu trừ quỷ”, có các vị tướng soái theo bảo hộ, cứu độ sinh linh, giải nguy trừ khổ cho thế gian.

Những vị này coi như đã đoạn trừ tất cả nghiệp ác, đạo nghiệp đủ đầy, chuyển phàm thành thánh, chờ ngày công thành quả mãn sẽ đăng tiên giới.

NHỮNG GIỚI LUẬT CHỦ YẾU CỦA ĐẠO GIÁO

 

Những giới luật chủ yếu của Đạo giáo gồm có:

-Tưởng nhĩ cửu giới.

-Ngũ giới.

-Thập giới.

-Bích ngọc chân cung đại giới qui.

-Phù Hữu Đế Quân thập giới.

-Trí tuệ thượng phẩm đại giới.

-Trí tuệ bế tắc lục tình thượng phẩm giới.

-Trì tuệ độ sinh thượng phẩm giới.

-Tam động chúng giới văn.

-Tam đàn đại giới và Sùng bách dược.

-Thuyết bách bệnh v.v…

Nói chung, những giới luật này có chỗ “đại đồng tiểu dị”, do vì thời đại đề ra giới luật không giống nhau nên có quan điểm khác nhau chút ít, nhưng tựu trung thì mục đích vẫn thông nhất nhau mà thôi.

Sau đây là những giới luật chủ yếu của Đạo giáo:

1.- Tưởng nhĩ cửu giới:- Còn gọi là “Lão Quân tưởng nhĩ giới” hay “Đạo đức tôn kinh tưởng nhĩ giới”. Giới nấy xuất phát từ “Đạo Đức Kinh Tưởng nhĩ chú”, chia ra làm ba :- Thượng, trung , hạ phẩm, cộng là chín điều .

-Thượng phẩm giới là:

+Hành vô vi.

+Hành nhu nhược.

+Hành thủ thư vật tiên động

-Trung phẩm giới là:-

+Hành vô danh.

+Hành thanh tĩnh.

+Hành chư thiện.

-Hạ phẩm giới là:-

+Hành vô dục.

Thọ giới nào là do sự quyết định của Sư dạy cho mà thi hành. Người thọ giới thượng phẩm thì mới có hy vọng đăng tiên, thọ giới trung phẩm thì có thể thêm tuổi thọ, sống lâu khỏe mạnh, thọ giới hạ phẩm thì được miễn giảm tai nạn.

Tưởng nhĩ cửu giới là giới luật

– Ngũ giới:- Còn gọi là “Lão Quân giới” do đức Thái Thượng Lão Quân truyền dạy. Năm giới là:-

-không sat sinh.

-không trộm cắp.

-không tà dâm.

-không vọng ngữ (nói dối)

-không uống rượu khi hành lễ

Đạo giáo qui định, đệ tử mới vào đạo thì thọ ba giới, kế là thọ năm giới, trước sau tổng cộng là tám giới.

Ngũ giới ở trời là ngũ vĩ (năm mối ngang), nếu mất giới thì trời hiện ra nhiều điềm xấu; ở đất gọi là ngũ nhạc (năm ngọn núi lớn), nếu mất giới thì đất bị thất mùa, sản vật kém khuyết. Ngũ giới theo khoa số thì gọi là ngũ hành, nếu mất giới thì thủy hỏa không dung hợp, kim mộc hại nhau; trong trị vì thì gọi là ngũ đế, nếu mất giới thì bị yểu mạng mất thân; ở người thì gọi là ngũ tạng, nếu mất giới thì phát sinh cuồng loạn. Nói tóm lại, ngũ giới mà mất thì mệnh chẳng thành.

Trong sách “Thái Thượng Lão Quân Giới Kinh” viết:- [Ngũ giới là cái gốc của việc trị thân, là cội rễ của việc trì pháp. Các trai lành, gái thiện, vui tuân theo giới luật, suốt đời chẳng phạm, gọi là “Thanh Tín” ] Do vậy, những đệ tử nào giữ tròn giới luật thì gọi là Thanh Tín Đệ tử hay Thanh Chân Đệ tử.

Cửu Chân Giới:- Còn gọi là “Cửu chân diệu giới” là giới luật dành cho vong linh áp dụng. Giới này do chính Cửu Thiên Đế Quân truyền dạy, những ai áp dụng tuân theo thì được thăng cửu thiên, nếu khinh lờn thì bị xuống cửu địa (địa ngục) .

Quyển hai của “Đạo pháp hội nguyên” nói:- “Cửu chân diệu giới, truyền dạy vong linh, một lòng trì giới, diệu đạo ắt thành”. Còn 《Bắc Đế Phục Ma Thần Chú Diệu Kinh 》quyển sáu viết về nội dung giới này là:-

-1 là kính trọng hiếu dưỡng cha mẹ.

-2 là trung tín, siêng năng phục vụ vua .

-3 là không giết hại, một lòng cứu giúp chúng sinh.

-4 là không tà dâm, gìn giữ hạnh tốt, nết na đoan chánh.

-5 là không trộm cắp, hay giúp đỡ người.

-6 là không nóng giận, chữi mắng người .

-7 là không dối gạt, dèm siểm người, làm mất tình người.

-8 là không tự cao, ngạo mạn khinh người.

-9 là một lòng nghiêm trì giới luật, không lơ là vi phạm .

《Vô Thượng Huyền Nguyên Tam Thiên Ngọc Đường Đại Pháp 》 nói:- “Người thọ trì Cửu chân diệu giới được xa lìa mọi khổ ách, sống lâu khỏe mạnh. Tại đời này, được hưởng phước báo, tuổi thọ dài lâu, khi mãn số lâm chung, khỏi rơi đọa vào luân hồi khổ sở, mà trực thượng đăng thiên.

Sơ Chân Giới:- Là khuôn vàng thước ngọc dành cho những người mới vào đạo tu trì.

Sơ Chân Giới gồm có :- Ngũ giới, bát giới, thập giới và Nữ chân cửu giới. Ý nghĩa của giới này là từng bước phát triển đạo tâm, hoằng đạo lập đức. Sơ chân giới cốt giữ cho mười điều ác không sinh ra, lấy giới luật làm thầy, thanh tĩnh vô vi, một lòng tu đạo , bỏ lòng phàm trở nên thánh đức.

Ngài Vương Thường Nguyệt viết “Sơ Chân Giới Luật” dạy cho người mới vào đạo trước tiên là thọ “tam quy giới” gồm:-

A.- Đạo Bảo:- Quy y phần Thân, tôn kính Thái Thượng , đại đạo vô cực, ra khỏi luân hồi.

B.- Kinh Bảo :- Quy y phần Thần, ba mươi sáu bộ Tôn Kinh, được nghe chánh pháp.

C.- Sư Bảo:- Quy y phần Mệnh, học đại pháp huyền môn, không rơi lạc vào tà kiến.

Sau đây là các giới thuộc về Sơ Chân :-

①Sơ Chân Ngũ Giới :là căn bản của giới Sơ Chân, là cửa vào đạo, phương tiện tốt để thanh lọc tâm thức, giúp người thoát khỏi trần tục, cho nên, người muốn đi vào pháp môn tu đạo, cần phải nắm vững và thực hành tốt.

Năm giới gồm:-

-1 là không sát sinh hại vật.

-2 là không đam mê rượu thịt.

-3 là không nói lời dối trá, không thật với lòng.

-4 là không gian tham trộm cướp.

-5 là không tà dâm.

Năm giới trên là căn bản của việc tu trì bản thân , là căn bản cho việc hộ trì pháp . Người giữ tròn năm giới thì được an ổn trong cuộc sống, khỏe mạnh sống lâu, có thiên thần bảo hộ, trong đời thoát khỏi ngũ hình, đời đời không bị mất thân người.

Năm giới phát triển thành tám giới. Lục Tu Tĩnh trong quyển “Thọ trì tám giới” viết :- “Lấy năm giới kể trên làm căn bản, gia thêm giới thứ sáu là không ngồi, nằm giường to, cao, rộng; giới thứ bảy là không sử dùng đồ trang sức vàng bạc, dầu thơm, lụa là gấm vóc; giới thứ tám là không nghe âm nhạc ca xướng , không xem hát kịch”.

 

Sơ Chân Thập Giới :

Sau thời gian thọ trì ngũ giới, thân tâm đã chân chính, tạp niệm vọng tưởng bớt dấy khởi, người tu nâng lên việc thọ trì “Mười giới Sơ Chân” (Sơ Chân Thập Giới) . Gồm có:-

-1 là không bất trung bất hiếu, bất nhân bất tín, làm hết sức mình trọn đạo vua tôi, tôn trọng muôn vật.

-2 là không âm mưu hại người , chiếm vật làm lợi cho bản thân, mà trái lại phải thi hành âm đức sâu dầy , cứu giúp chúng sinh rộng rãi .

-3 là không được sát hại sinh linh, để phục vụ cho vị ngon thức béo, mà trái lại phải thương yêu muôn vật, phóng sinh cứu mạng, kể cả côn trùng nhỏ nhít.

-4 là không được dâm tà bại hoại luân lý, tổn hao linh khí, gìn giữ nết na đoan chánh, đức hạnh trọn vẹn.

– 5 là không dùng cách làm tổn hại người để lợi cho mình, không chia rẻ cốt nhục, luôn lấy tình cảm hòa ái thương yêu người, vật, xử sự tốt đẹp trong thân tộc gần xa.

-6 là không ém tài người giỏi, nói xấu người hiền, hạ nhục người khác để tự nâng cao mình lên, mến trọng nhân tài, giúp sức và tạo điều kiện tốt để họ phát huy.

-7 là không được rượu thịt say sưa, phung phí tiền của, mà phải sống cuộc sống thanh đạm, có chừng mực, giao du với người lành bạn tốt.

-8 là không tham lam bỏn xẻn, vơ vét tiền của làm tài sản riêng tư, bo bo giữ của không bố thí, mà phải siêng năng cần mẫn, tiết kiệm để có điều kiện trợ giúp người khác.

-9 là không giao thiệp với kẻ ác, làm những việc trái pháp luật để kiếm tiền bất hợp pháp.

-10 là gìn giữ tư cách đứng đắn, ăn uống, nói năng chừng mực, không hành động, cử chỉ thô tháo, kém tư cách, phi đạo đức.

Mười giới này là do Hư Hoàng Thiên Tôn truyền dạy. Người giữ được trọn, thiên thần bảo hộ, tiến tu đến chỗ giải thoát.

Thập giới chú trọng về đạo đức, lối sống, cách cư xử, giao tiếp, hành sự tốt đẹp… nghĩa là bao gồm các yếu tố:- Trung, hiếu, giúp đời, rèn mình, tiết kiệm, làm lợi cho người … nói chung là rèn luyện cho tín đồ phẩm chất đạo đức thanh cao, làm tiền đề cho việc tu đạo thanh tĩnh vô vi, đăng tiên thoát hóa về sau.

Đạo giáo hết sức quan tâm đến việc rộng cứu quần sinh, dè dặt tu thân, luôn cẩn thận soi xét , quán chiếu hành động bản thân, lấy sự thương người làm việc lành, đề cao việc làm đạo đức âm thầm (âm đức), hoàn thành phần “đạo làm người” một cách tốt đẹp để có điều kiện nâng cao thêm việc tu hành giải thoát.

Những điều quan trọng trong việc gìn giữ Thập giới là:-

-Về phương diện tài vật:- Phải biết rõ việc giàu nghèo là do phước đức, được giàu không kiêu căng, gặp cảnh nghèo không oán trách, an phận, siêng năng làm hết khả năng mình, không chán nản, không bi quan hờn trách. Những của cải phi nghĩa không lưu giữ , những người phi nhân không giao tiếp. Biết làm ra tiền của một cách chân chính, biết dùng tiền của bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, chứ không bo bo ích kỷ.

-Về phương diện tu dưỡng thân tâm :- Gìn giữ tính hạnh tốt, bảo vệ luân thường đạo đức, làm nền tảng cho việc nâng cấp tu hành đạo thanh tĩnh vô vi về sau.

Xây dựng được nền tảng đạo đức “Mười giới Sơ Chân” này là nền móng vững vàng cho việc tu hành lên cao, nói chung, người tu hành bậc thấp, cao đều phải giữ.

Theo Đạo Sĩ Nguyên Tông Nhuệ (Hà Nội)

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng