Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là ai

Chủ nhật, 19/02/2023, 00:01 GMT+7

Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn hay Tầm Thanh Cứu Khổ Thiên Tôn hay Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn", gọi tắt là "Cứu Khổ Thiên Tôn". Có 2 thuyết về Thái Ất Cứu Khổ Thiên tôn với sự phổ biến nhất coi ngài là hóa thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ngoài ra, có một truyền thống mang tính suy luận cho rằng ngài hóa thân từ Đông Vương Công.

Ảnh: internet - Bài viết: Nhược Thủy

* Theo "Thái Ất Cứu Khổ Hộ Thân Diệu Kinh" nói: - "Ở thế giới Trường Lạc về phương Đông có một vị đại nhân đại từ tên là Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, hóa thân của Ngài nhiều như số cát sông Hằng , cứu liền nghe tiếng Hoặc trụ. ở thiên cung, hoặc giáng xuống nhân gian, hoặc ở địa ngục, hoặc lan vào đám đông, hoặc hiện Kim Đồng Ngọc Nữ, hoặc hiện Đế Quân, Thánh Nhân, hoặc làm Thiên Tôn Chân Nhân , hoặc làm Kim Cang Thần Vương, hoặc làm Ma Vương Lực Sĩ, hoặc làm Thiên Sư Đạo Sĩ, hoặc làm Huỳnh Nhân Lão Quân, hoặc làm Thiên Y Công Tạo, hoặc hiện thân nam thân nữ, hoặc làm quan văn quan võ, hoặc làm Đô Đại Nguyên Soài Rạp, hoặc làm Pháp Sư Thiền Sư, hoặc làm Thần Mưa Thần Gió ... Thần thông vô lượng, công hạnh vô cùng, tầm thanh cứu khổ, ứng biến tùy duyên ".

* Vị Thánh nay ở trời gọi là Thái Nhất Phước Thần ", ở thế gian xưng là Đại Từ Đại Bi, ở địa ngục tôn làm Nhật Diệu Đế Quân; ngoại đạo tiếp thu 
xưng là Sư Tử Minh Vương, ở thủy phủ xưng là Động Châu Đế Quân "Khi gặp khó khăn tai nạn., chỉ cần xưng danh hiệu hay cầu nguyện Ngài là có thể" giải lo trừ nạn, biến hung thành cát ", tu theo Ngài có thể đạt công thành quả mãn, giữa ban ngày sanh lên cõi trời.

* Hình tượng thờ Phụng Ngài, theo sách "Đạo Giáo Linh Nghiệm Ký" nói: -"... ngồi ngay thẳng trên đóa hoa sen, chung quanh có sư tử chín đầu  miệng phun lửa hỏa Diệm, tỏa ra khắp bảo tỏa, trên đầu ngài có hào quang chín sắc, phóng ra ánh sáng đập muo, rất nhiều Chân Nhân, Lực Sĩ, Kim Cang Thần Vương, Kim Đồng Ngọc Nữ hầu hạ xung quanh. "

* Ngày Đản thần của Ngài là mười một tháng mười một âm lịch.

* Còn truyền thuyết dân gian ghi trong "Bát Độ Huyết Hồ Bảo Thiên" thì nói là "mây lành che phủ thân Ngài".

* Trong "Thanh Huyền Tể Luyện Thiết Quán Thi Tự Toàn Tập" thì nói Ngài "... mình ngồi trên sư tử chín đầu, tay cầm nhánh dương liễu, quỳnh rầy nước tương hộ cứu sống còn để chúng sinh, độ hồn người vong roi chết 
"Có bài. thơ: --
"Đông Cực Thanh Hoa Diệu Nghiêm Cung,
Tử vụ hà quang triệt thái không
Thiên đóa liên hoa ánh bảo tỏa,
Cửu đầu sư tử xuất vân trung.
Nam Cực đan đài khai bảo cấp
Bắc Đô huyền cấm phá la phong
Duy nguyện thùy quang lai cứu hộ
Chúng đẳng khe Thủ Lệ từ dung
Thị thực công đức bất tư nghi
Cô hồn trệ Phách tảo siêu thăng "

* Dịch: --
(Ngài) Ở trong cung Đông Cực Thanh Hoa Diệu Nghiêm,
Rang tim mong chơi sáng rọi khắp cả hư không
Ngàn đóa hoa sen tỏa sáng xung quanh bảo Tọa (của Ngài)
(ngồi) Trên sư tử chín đầu bay ra khỏi mây.
Nơi đài đỏ phương Nam mở ra quí sách hôm
Kinh đô phía Bắc trong cung cấm huyền diệu phá trừ tai ách
Ban bố công đức không thể nghĩ bàn
Giúp cho những cô hồn và kẻ mê muội được siêu thăng

 

THÁI ẤT CỨU KHỔ THIÊN TÔN THANH HUYỀN CỬU DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ

Bài viết: Long Môn

Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là một vị thần tối cao của Đạo giáo. Đạo giáo có hai truyền thống. Sự phổ biến nhất coi ngài là hóa thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ngoài ra, có một truyền thống mang tính suy luận cho rằng ngài hóa thân từ Đông Vương Công. Mặc dù Nguyên Thủy Thiên Tôn hóa thân thành Đông Vương Công, nhưng hai truyền thống mang những tính chất khác biệt. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn trong Thanh Huyền Sám viết: “Thanh Hoa trường lạc giới, bản vô thanh, vô sắc chi thiên; Đông Cực Diệu Nghiêm cung, hữu đại từ đại bi chi chủ”. Thanh Hoa trường lạc giới là tầng trời không thanh không sắc. Và Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn ngự trị ở đó là vị thần đại diện cho sự từ bi của Đại Đạo. Dù ở truyền thống nào, thì tư tưởng vẫn giao hòa và thống nhất rằng ngài đại diện cho sự từ bi của Đạo.

Trong tất cả các vị thiên tôn, phải “có cầu mới có ứng”, nhưng với Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn thì đó là sự từ cứu chủ động, ngài tìm lấy những kẻ khổ đau và cứu vớt cả những kẻ không cầu khẩn đến ngài. Lòng từ cứu của ngài như thể bản tính tự nhiên từ bi của Đại Đạo. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn có một con thú cưỡi, đó là sư tử chín đầu. Con vật này có thể dùng tai để tìm nghe lấy những âm thanh mà chúng sinh đang chịu đau khổ. Để từ đó nó có thể đưa Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn đến nơi phát ra thanh âm đó. Cửu đầu sư tử đi trước để tìm kiếm, dò đường. Nó biểu trưng là trí tuệ và từ bi của ngài luôn đi trước. Điều này ám chỉ đến việc Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn chủ động tìm đến kẻ đang đọa vào sự khổ đau để cứu độ cho những người đó.

Trong Cứu khổ bảo cáo, khi nói về nơi ngự trị của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, cổ nhân viết: “Thanh Hoa trường lạc giới; Đông Cực Diệu Nghiêm cung/ Thất bảo phương khiên lâm; Cửu sắc liên hoa tọa”. Nơi ngự trị của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn chính là Thanh hoa thế giới. Chốn Thanh hoa là một thế giới thuộc Ngọc Thanh Cảnh. Đồng thời, nó cũng chính Ngọc Thanh thiên của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Chữ “Thanh” (青) trong “Thanh Hoa thế giới” tức là màu xanh, ám chỉ phương Đông – nơi khởi phát ánh sáng, mang nhiều sinh khí. Đây cũng là sự ám chỉ Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là hóa thân của Đông Vương Công. Nơi ngự trị của ngài là nơi hội tụ, đúc kết những gì tinh hoa, tuyệt diệu của dương khí. Cụ thể hơn, trong Thanh Hoa thế giới đó có một cung trời Diệu Nghiêm. Đó là nơi kỳ diệu, trang nghiêm. Sự trang nghiêm đối với cổ nhân ám chỉ cái đẹp tuyệt vời toàn hảo. Nơi đó, đầy những thứ tốt lành, tuyệt hảo, và cũng đầy những bông liên hoa, tô điểm tỏa hương sắc khắp nơi. 

Trong Diệu Nghiêm cung đó, có “thất bảo” ám chỉ cho Tam Thanh – Tứ Ngự. Tam Thanh – Tứ Ngự là bảy vị tự nhiên cao chân, vô cùng cao trọng. Bảy vị mô tả cho “thể đạo” và “dụng của đạo”. Thất bảo tức là ám chỉ cả Đạo và Đức. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn ngự nơi ngát mùi dương khí kết thành mùi hương của cỏ, thanh khiết trong lành. Nơi ngài ngự được đón nhận ánh sáng của Tam Thanh Tứ Ngự, là nơi được soi sáng hoàn toàn bởi Đạo và Đức. Nơi đó không còn tăm tối, mịt mờ hay là nơi nhiễm trần tục chốn nhân gian mà là chốn vĩnh hằng và an lạc. Ở giữa thất bảo có bãi đất trống rộng lớn, nơi ấy có một đài gọi tên “Cửu sắc liên hoa tòa (tọa)”. Cửu sắc mô tả cửu dương khí, muốn nói đến Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn thừa hưởng cửu dương chi khí của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn tựa như đóa hoa sen trọn hảo ở giữa rừng hoa của Đại Đạo, tự tỏa hương thơm ngát và cũng khiến cho những đóa hoa khác được thơm lây.

Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn qua muôn muôn vạn kiếp, ngài luôn ban ân hồng từ để tế độ chúng sinh. Bởi vì ngài ở trên chúng sinh, là bậc cao thượng vô cùng, ngài tài trí, tuyệt hảo nên có thể thùy ơn cứu độ, mở lượng hải hà, nhỏ giọt từ bi. Ngài lại đại khai (mở rộng) cửa cam lộ để cứu lấy chúng sinh trong bể khổ. Chân thân của ngài chính là diệu đạo. Pháp tướng của ngài là thụy tướng (tướng đẹp, tốt lành may mắn) chứ không phải tướng phàm tục. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn tùy cơ hội nhận lấy sự phó thác, kêu cứu của chúng sinh trong bể khổ. Từ ấy mà ngài thệ nguyện cứu chúng sinh vô cùng. Bởi có lòng thương chúng sinh, nên ngài nguyện cứu hết thảy. Nhưng lòng thương mà không có khả năng thì quả thật khó khăn vô cùng. Nhưng ngài là bậc “Đại thánh” nên mới có cái uy lực, quyền năng của ngài có thể thả một chiếc thuyền dẫn lối, độ hóa chúng sinh trong thiên hạ. Trong “Thái Thượng Đỗng Huyền Linh Bảo Cứu Khổ Diệu Kinh” có chép: “Nhĩ thời, Cứu khổ thiên tôn; Biến mãn thập phương giới; Thường dĩ uy thần lực; Cứu bạt chư chúng sinh; Đắc ly vu mê đồ…”. Ý muốn nói Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn hóa thân thành mười vị Cứu Khổ Thiên Tôn (gọi Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn, đã được đề cập ở bài trước) để phổ độ chúng sinh rời xa khỏi con đường mê muội trần ai. Trong muôn muôn triệu kiếp, ngài đã độ nhân vô cùng, công đức không sao kể hết được.

Tiện thể nói qua về tư tưởng tịnh độ của Đạo giáo. Trong “Tam Quan Kinh” có chép: “…Thiên Tôn ngôn: Cừu nhân băng phán, oan gia trái chủ, tự tiêu tự diệt. Cô hồn đẳng chúng, cửu huyền thất tổ, tứ sinh lục đạo, luân hồi sinh tử, xuất ly địa ngục, tức vãn Đông Cực thiên giới, cứu khổ môn đình. Cứu khổ địa thượng hảo tu hành, chỉ hữu thiên đường vô địa ngục. Diêm Vương nhất kiến, bất cảm cao thanh. Đồng tử dọa xoa, kình quyền củng thủ. Ngưu đầu mã diện, tổng tận quy y. Nhất thập bát trọng địa ngục, ngục ngục tiêu diêu. Tam thập tam thiên thiên cung, cung cung tự tại…”. Cả đoạn ý muốn nhắc đến việc sau khi chúng sinh tu tập theo pháp môn của Tam Quan Kinh, họ đã tiệm cận với Đạo, đã xây dựng được những điều tốt nhưng chưa đủ duyên đắc Đạo. Đối với những người ấy, sau khi chết họ được lên Đông Cực thiên giới và Cứu khổ môn đình. Khi lên đến đây thì chỉ có thiên đường, không có địa ngục. Ngay cả Diêm Vương cũng không thể khảo định, ảnh hưởng đến họ, cả la sát nơi địa ngục cũng cung kính. Không chỉ nơi địa ngục mà nơi thiên cung cũng trở nên tiêu diêu đối với họ. Điều này ám chỉ sự tu tập, quý trọng pháp môn của một kẻ chuyên tâm tu hành thì khi chết có thể lên Đông Cực thiên giới và Cứu Khổ môn đình. 

Trong tháng này, quý đạo hữu thành tâm xưng niệm thánh hiệu “Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn” và “Tam Nguyên Xá Tội Thiên Tôn” nguyện hồi hướng đến hết thảy vong hồn, nguyện cầu cho tội khiên câu diệt, vĩnh thoát siêu thăng.
Chí tâm xưng niệm
Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn
Tam Nguyên Xá Tội Thiên Tôn
Bất khả tư nghị công đức

Trong Đạo giáo, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn hoá thân thành mười vị thiên tôn, đạo chúng biết đến với tên gọi “Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn”. Mười vị ấy bao gồm:
1. Đông Phương Ngọc Bảo Hoàng Thượng Thiên Tôn. - Nhân gian thường biết đến với danh hiệu Nhất Điện Tần Quảng Vương.
2. Nam Phương Huyền Chân Vạn Phúc Thiên Tôn. - Nhị Điện Sở Giang Vương.
3. Tây Phương Thái Diệu Chí Cực Thiên Tôn. -  Tam Điện Tống Đế Vương.
4. Bắc Phương Huyền Thượng Ngọc Thần Thiên Tôn. - Tứ Điện Ngũ Quan Vương.
5. Đông Bắc Phương Độ Tiên Thượng Thánh Thiên Tôn. - Ngũ Điện Diêm La Vương
6. Đông Nam Phương Hảo Sinh Độ Mệnh Thiên Tôn. - Lục Điện Biện Thành Vương 
7. Tây Nam Phương Thái Linh Hư Hoàng Thiên Tôn. - Thất Điện Thái Sơn Vương.
8. Tây Bắc Phương Vô Lượng Thái Hoa Thiên Tôn. - Bát Điện Đô Thị Vương
9. Thượng Phương Ngọc Hư Minh Hoàng Thiên Tôn. - Cửu Điện Bình Đẳng Vương.
10. Hạ Phương Chân Hoàng Đỗng Thần Thiên Tôn.  - Thập Điện Chuyển Luân Vương

Chúng sinh cho rằng rơi vào địa ngục là khổ đau, bất hạnh. Bởi lẽ nơi đó, trượng hình, lửa đốt, núi đao, chảo dầu trông thật đau đớn khôn nguôi. Thế nhưng, sự thật rằng địa ngục chính là nơi để người ta rửa đi những thứ bợn nhơ mà chính mình đã tự chuốc lấy. Hãy biết địa ngục cũng là một sự từ bi, đấy là nơi để chúng sinh rửa tội nghiệt. Nếu không có nơi rửa tội, bao giờ mới thoát khỏi bùn nhơ? Ta hằng thấy chúng sinh nơi địa ngục mình trần như nhộng. Ấy không phải là để bêu xấu mà biểu thị tất cả đều được phơi bày trước Đại Đạo, không điều gì có thể giấu diếm trước mắt đấng toàn năng tối thượng. 

Tại sao lại xá tội vong nhân? Một số người cho rằng gieo nhân nào gặt quả nấy, họ chịu khổ hình nơi địa ngục quả thật đáng kiếp, sao phải xá tội làm gì? Hỡi ôi, Đạo lấy vô tâm mà độ hữu tình. Đạo cũng thương lấy chúng sinh bằng lòng từ bi cao cả nên mới có ngày lễ này. Vong hồn chịu nhiều khổ đau, nếu đã có hối cải, lại nhận sự nương nhờ của pháp hội, ấy cũng đáng để xá tội. Chúng ta đâu có thể lấy cái tâm hẹp hòi yêu - ghét để bắt họ chịu khổ đau đến tột cùng mới thôi? 
"Cứu Khổ Thiên Tôn toạ liên đài
Thập điện diêm vương lưỡng biên bài
Phán quan triển khai sinh tử bạc
Nhiếp triệu vong hồn thụ độ lai."

[Cứu Khổ bảo cáo mạn đàm]


Cứu khổ bảo cáo (hay Thanh hoa bảo cáo) là một cáo thông dụng, thường được trì tụng trong các giờ kinh hay khoa nghi quen thuộc. Cứu khổ bảo cáo nói về Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn – một trong những vị thần tối cao của Đạo giáo.

Trong đó, có đoạn viết:
“Thanh hoa trường lạc giới. Đông cực diệu nghiêm cung.
Thất bảo phương khiên lâm. Cửu sắc liên hoa tọa.
Vạn chân hoàn củng nội. Bách ức thụy quang trung.
Ngọc thanh linh bảo tôn. ứng hóa huyền nguyên thủy”
“Thanh hoa trường lạc giới. Đông cực diệu nghiêm cung”

Nơi ngự trị của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn chính là Thanh hoa giới. Chốn Thanh hoa là một thế giới thuộc Ngọc Thanh Cảnh. Đồng thời, nó cũng chính Ngọc Thanh thiên của Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Chữ “Thanh” (青) tức là màu xanh, ám chỉ phương Đông – nơi khởi phát ánh sáng, mang nhiều sinh khí. Đây cũng là sự ám chỉ Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là hóa thân của Đông Vương Công. Thanh hoa thế giới chính là nơi hội tụ, đúc kết những gì tinh hoa, tuyệt diệu của dương khí. Chính điều đó kết thành nơi an vui, nên gọi “trường lạc giới”. “Đông cực” không phải đề cập đến “Đông Phương thế giới” mà chủ yếu nói về phần dương khí của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn. Đó là nơi kỳ diệu, trang nghiêm. Sự trang nghiêm đối với cổ nhân ám chỉ cái đẹp tuyệt vời. Nhìn nơi đó, đầy những thứ tốt lành, tuyệt hảo, và cũng đầy những bông liên hoa, tô điểm tỏa hương sắc khắp nơi.

Việc đề cập nơi chốn của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn từ xa đến gần, từ một thế giới “Thanh hoa trường lạc” cho đến một cung trời “Diệu Nghiêm”.“Thất bảo phương khiên lâm. Cửu sắc liên hoa tọa.”

Trong Diệu Nghiêm cung đó, có “thất bảo” ám chỉ cho Tam Thanh – Tứ Ngự. Tam Thanh – Tứ Ngự là bảy vị tự nhiên cao chân, vô cùng cao trọng. Bảy vị mô tả cho thể đạo và dụng của đạo. Thất bảo tức là ám chỉ cả Đạo và Đức. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn ngự nơi ngát mùi dương khí kết thành mùi hương của cỏ, thanh khiết trong lành. Nơi ngài ngự được đón nhận ánh sáng của Tam Thanh Tứ Ngự, là nơi được soi sáng hoàn toàn bởi Đạo và Đức. Nơi đó không còn tăm tối, mịt mờ hay là nơi nhiễm trần tục chốn nhân gian mà là chốn vĩnh hằng và an lạc.

Ở giữa rừng thất bảo có bãi đất trống rộng lớn, có một đài gọi tên “Cửu sắc liên hoa tòa”. Cửu sắc mô tả cửu dương khí, muốn nói đến Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn thừa hưởng cửu dương chi khí của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn tựa như đóa hoa sen trọn hảo ở giữa rừng hoa của Đại Đạo, tự tỏa hương thơm ngát và cũng khiến cho những đóa hoa khác được thơm lây.
“Vạn chân hoàn củng nội. Bách ức thụy quang trung.” 

Muôn vạn vị cao chân quây tròn cung kính hướng về bên trong “thất bảo phương khiên lâm” ấy. Chư tiên đều cung kính, quy hướng, triều kính về Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn. Vì nơi ngài có chư chân hiện diện nên có trăm triệu thụy quang (ánh sáng lành hảo). Ánh sáng đến từ Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn và chư chân thánh chúng tỏa ra vô cùng. Ánh sáng đó không ngừng chiếu tỏa vọng xuống nhân gian, địa ngục và bất cứ cõi nào. 
“Ngọc thanh linh bảo tôn. ứng hóa huyền nguyên thủy” “Ngọc Thanh” đang nói đến Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn. Còn “Linh bảo tôn” đang nói đến Linh Bảo Thiên Tôn. Thông qua lời Kinh Bảo, Nguyên Thủy Thiên Tôn giới thiệu cho chúng sinh biết đến Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn. Trong ba khí huyền – nguyên – thủy, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn đã sơ khai hiện hóa trong ba khí đó. 

Ngày 11/11 là Thánh đản của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn. Kính mong chư vị thường đọc tụng Cứu khổ bảo cáo, trước cung nghênh Thánh đản, sau nguyện tiền nhân tông tổ tảo đắc siêu thăng, thập phương cô hồn đẳng chúng được xuất ly tam đồ ngũ khổ, siêu thăng Thượng Nam Cung. 
Cáo viết:
“Chí tâm quy mệnh lễ,
Thanh hoa trường lạc giới. Đông cực diệu nghiêm cung.
Thất bảo phương khiên lâm. Cửu sắc liên hoa tọa.
Vạn chân hoàn củng nội. Bách ức thụy quang trung.
Ngọc thanh linh bảo tôn. ứng hóa huyền nguyên thủy.
Hạo kiếp thùy từ tế. Đại thiên cam lộ môn.
Diệu đạo chân thân. Tử kim thụy tướng.
Tùy cơ phó cảm. Thệ nguyện vô biên.
Đại thánh đại từ. Đại bi đại nguyện.
Thập phương hóa hiệu. Phổ độ chúng sinh.
Ức ức kiếp trung. Độ nhân vô lượng.
Tầm thanh phó cảm.
Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn. 
Thanh Huyền Cửu Dương Thượng Đế”.

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng