Triều Chân Lễ Đẩu, Tứ Phúc Tiêu Tai

Thứ bảy, 07/10/2023, 18:30 GMT+7

Nguồn gốc của việc lễ đẩu nguyên khởi từ đời nhà Hán, trong “Bắc Đẩu Tinh Quân Tứ Phúc Chân Kinh” và “Nam Đẩu Diên Thọ Chân Kinh” có chép lại rằng: Vào thời Hán Hoàn Đế, Thái Thượng Lão Quân đã hạ giáng nhân gian, truyền lại cho Trương Đạo Lăng Thiên Sư hai bộ đẩu kinh. Để giải cứu thế nhân, giúp thế nhân tội nghiệp tiêu diệt, tăng gia phúc thọ, Trương Thiên Sư đã truyền thụ lại hai bộ chân kinh này cho thế nhân tụng niệm. Nhân đó đạo chúng có thể biết được Nam Bắc Đẩu tinh quân là người chủ chưởng  nhân mệnh, sinh tử, thọ  yểu, phú quý, cát hung cũng như việc các ngài có thể tiêu tai kì phúc, trị bệnh diên sinh. Vì vậy mà thế nhân mong cầu được những điều đó thì cần phải thường hướng về các ngài. Cầu cúng Nam Bắc Đẩu được gọi là bái đẩu. Bái đẩu là một khoa nghi đặc biệt và độc đáo của Đạo giáo nhằm  tiêu tai giải ách, kì phúc diên thọ, có danh xưng là “triều chân lễ đẩu”.

Tiên tượng Tổ sư Trương Thiên Sư

 

Bắc Đẩu thất tinh nắm giữ tạo hóa chi xu ki, là đấng chủ tể nhân thần, lại có thể hồi sinh chú tử, tiêu tai độ ách. Phàm nhân tính mệnh ngũ thể tất nhiên đều thuộc bản mệnh tinh quan chủ chưởng. Nếu kẻ nào gặp phải ngày bản mệnh sinh thần, có thể thanh tịnh thân tâm, phần hương tụng kinh, khấu bái bản mệnh tinh quân của mình, cũng như quảng trần cung dưỡng, thì tự khắc tội nghiệp được tiêu trừ, phúc thọ có thể đến thân, vĩnh viễn xa rời các tai vạ.
Bắc Đẩu Chân Quân còn được gọi là Bắc Đẩu Tinh Quân, hay Bắc Đẩu Thất Nguyên Tinh Quân. Dựa trên “Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu Bản Mệnh Diên Sinh Chân Kinh” và  quyển thứ nhất của “Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu Bản Mệnh Diên Sinh Chân Kinh chú” có ghi lại, thì Bắc Đẩu Thất Nguyên Tinh Quân bao gồm: Bắc Đẩu Dương Minh Tham Lang Tinh quân; Bắc Đẩu Âm Tinh Cự Môn Tinh Quân; Bắc Đẩu Chân Nhân Lộc Tồn Tinh Quân; Bắc Đẩu Huyền Minh Văn Khúc Tinh Quân; Bắc Đẩu Đan Nguyên Liêm Trinh Tinh Quân; Bắc Đẩu Bắc Cực Vũ Khúc Tinh Quân; Bắc Đẩu Thiên Quan Phá Quân Tinh Quân.
Lễ đẩu, tục xưng bái đẩu chính là hướng về Đẩu Chân mà thiết tiếu, cung dưỡng nhằm cầu diên sinh tứ phúc, tiêu tai giải  ách

Thông thường, việc lễ đẩu thường hướng đến Bắc Đẩu Thất Nguyên Tinh Quân là chủ yếu. Tích truyền rằng Thái Thượng Lão Quân vì thương xót chúng sinh phải chịu nhiều tai ách, khổ não nên vào mồng 7 tháng Giêng, đời vua Vĩnh Thọ nhà Đông Hán, Ngài hạ giáng nhân gian, truyền cho Trương Thiên Sư pháp môn lễ đẩu giải ách diên sinh. Cứ theo pháp này, vào ngày bản mệnh, hoặc mồng 3 và 27 hàng tháng là ngày Bắc Đẩu Chân Quân hạ giáng, nên thiết lập đẩu đàn.
Đẩu dựa trên bảy chủng pháp vật tổ thành: Cái đẩu, đại biểu cho vũ trụ, chư thiên, trời tròn đất vuông, vì vậy Đẩu được tạo dựng thành hình tròn. Gạo, đại biểu cho vô số vì sao mà vũ trụ bao hàm. Vậy nên gạo sẽ được đựng trong một cái đẩu, bên trên đặt các vật như gương, kiếm, kéo, cân và thước. Năm loại pháp khí tượng trưng cho ngũ phương, ngũ linh và ngũ hành. Một ngọn đèn dầu sẽ được đặt giữa năm loại pháp khí ấy, sau khi thắp sáng thì có thể khiến cho “trường minh bất giảm, hàm  sinh sinh bất tức, hoán thải nguyên thần chi ý”. Thắp sáng bảy ngọn đẩu đăng như hình tượng Đẩu Chân, tu trai thiết tiếu, chước thủy hiến hoa, kì đảo chúng chân, niệm tụng Bắc Đẩu Thất Nguyên Chân Quân danh hiệu, noi theo Bắc Đẩu Chân Kinh mà lễ bái đẩu chân, thì có thể  tiêu tai giải ách, diên sinh hoạch phúc.

“Bắc Đẩu Kinh” có tên đầy đủ là “Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu Diên Sinh Chân Kinh”. Niệm “Bắc Đẩu Kinh” theo truyền thống gọi là “Bái đẩu” tức yêu cầu hành trì đúng như pháp môn, đúng như khóa nghi, thành tâm bái lễ Bắc Đẩu Chân Quân. “Bái đẩu”, có thể tiêu tai, giải ách, diên thọ. Truyền thống bái đẩu của Đạo giáo có lịch sử vô cùng lâu đời, chẳng hạn như “Khổng Minh thu dạ tế Bắc Đẩu” của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc cũng đã phản ánh sự tôn thờ cũng như niềm tin của Đạo giáo về Bắc Đẩu, Nam Đẩu, Nhị Thập Bát Tú và các vì sao khác.

Vậy thì bái lễ và hành trì theo Bắc Đẩu chân kinh sẽ được những lợi ích gì? Kinh viết: “nhược chánh tín nam nữ, trị thử chân kinh, trí huệ tính viên, đạo tâm khai ohats, Xuất quần mê kính, nhập hi di môn, quy phụng chân tông, đạt sinh vinh giới. Ư tam nguyên, bát tiết, bản mệnh sinh thần, Bắc Đẩu hạ giáng nhật, nghiêm trí đàn tràng, chuyển kinh trai tiếu, y nhghi hành đạo, kỳ phúc vô biên. Thế thế sinh sinh, bất vi chân tính, bất nhập tà kiến. Trì kinh chi thân, thường trì tụng thất nguyên chân quân sở thuộc tôn hiệu, thiện công viên mãn, diệc hàng cát tường”. Đồng thời, trong kinh cũng chỉ ra rằng: Trì tụng Bắc Đẩu Chân Kinh, khả đắc Thất Nguyên Chân quân hộ hựu, năng giải tam tai, tứ sát, ngũ hành, lục hại, thất thương, bát nạn, cửu hoành,... thiên la địa võng, đao binh, thủy hỏa chư ách. Và lại nói: "Hoặc ư quán vũ, hoặc tại gia đình. Tùy lực kiến công, thỉnh hành pháp sự. Công đức thâm trong, bất khả câu trần. Thiện quả trăn thân, khắc kì an thái". Kẻ nam nữ thiện tín, nếu có việc nguy cấp, niệm tụng Bắc Đẩu Chân kinh sẽ được biến rủi thành may, chuyển họa thành phúc lành. Kinh này còn có thể hồi sinh chú tử, giải ách tiêu tai.

Như vậy, ý tưởng chính của “Bắc Đẩu chân kinh” là gì? Kinh viết: “Nhân thân nan đắc, trung thổ nan sinh. Giả sử đắc sinh, chánh pháp nan ngộ. Đa mê chân đạo, đa nhập tà tông. Đa chủng tội căn, đa tứ xảo trá, đa tứ dâm sát, đa hiếu quần tình, đa túng tham sân, đa trầm địa ngục". Đạo Tổ khai thị diễn pháp: "Ngã kim ai kiến thử đẳng chúng sinh, cố thùy giáo pháp, vị thuyết lương duyên. Lệnh sử tri đạo, tri thân tính mệnh, giai bằng đạo sinh. Liễu ngộ thử nhân, trường sinh nhân đạo, bất sinh vô đạo chi hương, bất đoạn nhân chi căn bản. Canh năng tâm tu chí đạo, tiệm nhập tiên tông, vĩnh li luân hồi". Thông qua điều Đạo Tổ khai thị, việc trì tụng chân kinh với hy vọng nam nữ thiện nhân có thể hiểu biết sáng tỏ ý nghĩa thâm sâu trong kinh điển, có thể siêng năng làm theo Đại Đạo, quảng tích âm công, thì chư ác tuyệt không khởi, chúng thiện được dâng lênh tới trời. Thông qua chân kinh, người tu học có thể đắc pháp diên sinh, đến gần với tiên tông, rời xa luân hồi khổ ải.

Lược dịch từ: 道站
Người dịch: Càn Khôn Tử

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng