Hậu Hán Thiên Sư Phủ

Thứ bảy, 17/12/2022, 18:16

1. Giới thiệu về Hậu Hán Thiên Sư Phủ:
Hay còn gọi Long Hổ Sơn Thiên Sư Phủ, Tướng Quốc Thiên Phủ, Thiên Hạ Đạo Đình, nằm ở Thượng Thanh Trấn, tọa lạc trên núi Long Hổ, trên đỉnh Tỳ Bà.Vào thời Nam Triều, lưng dựa vào núi Hoa Sơn, cổng gần sông Lô Khê, ban đầu được xây dựng vào thời Minh Thái Tổ niên hiệu Hồng Vũ (1368), và được xây dựng lại nhiều lần, hiện nay còn tồn tại là các công trình kiến trúc bằng gỗ đều được xây dựng vào thời nhà Minh và Thanh, là Phúc địa thứ 15 trong 32 Phúc Địa, là tổ đình của Long Hổ Tông và Chính Nhất Phái. 

Nguồn: Chính Nhất Quán

Hậu Hán Thiên Sư Phủ có tổng diện tích là 42000m2, tổng diện tích xây dựng là 14000m2, tọa Bắc hướng Nam, trên cơ sở giữ nguyên mô hình kiến trúc của các triều đại Minh- Thanh. Từ Phủ Môn, Nhị Môn, Tư Đệ, nằm thành một trục trung tâm, có các công trình kiến trúc như Ngọc Hoàng Điện, Thiên Sư Điện, Huyền Đàn Điện, Pháp Lục Cục, Đề Cử Thự, Vạn Pháp Tông Đàn, là nơi duy nhất dành cho các hoạt động Đạo giáo của Long hổ Sơn.

Năm 1983, Hậu Hán Thiên Sư Phủ được Quốc Vụ Viện Trung Quốc công bố là cung quán trọng điểm quốc gia.
Năm 1987, Hậu Hán Thiên Sư Phủ được Quốc Vụ Viện Trung Quốc liệt kê là 1 trong 21 Đạo quán trọng điểm của cả nước.

2. Lịch sử phát triển:

Theo truyền thuyết vào cuối thời Đông Hán, Lão Tổ Thiên Sư sáng lập ra Đạo giáo, tại Long Hổ Sơn luyện ra Cửu Thiên Thần Đan, con cháu Trương Thị đời đời kế tục ở tại Long Hổ Sơn cho đến hết 63 đời, trải qua 1900 năm. Đây là một tông phái có thời gian tồn tại và phát triển lâu đời nhất Trung Quốc, từng được Nguyên Thế Tổ tặng phong quan tước Nhất Phẩm, tương đương với chức Tể Tướng. Vì vậy mà người ta gọi là “Long Hổ Sơn Trung Tể Tướng Gia”.

Hậu Hán Thiên Sư Phủ là nơi sinh sống của các Thiên Sư, và cũng là nơi cúng bái thần linh, vốn ban đầu có tên là Chân Tiên Quán được xây dượng dưới chân núi Long Hổ Sơn.

Hậu Hán Thiên Sư Phủ được xây dựng vào thời Tống niên hiệu Sùng Ninh năm thứ 4 (1105), Thiên Sư đời thứ 30 của Đạo giáo Chính Nhất Đạo Long Hổ Tông, do Đạo pháp cao thông, dùng thuốc chữa bệnh ôn dịch có công, được Tống Huy Tông tặng thưởng, sau đó cho xây dựng cổng của Thiên Sư Phủ, nay là cổng phía Đông của Thiên Sư Phủ.

Vào thời Nguyên niên hiệu Diên Hựu thứ 6 (1319), Thiên sư đời thứ 39 laf Trương Tự Thành của Đạo giáo Chính Nhất Đạo Long Hổ Tông dời Thiên Sư Phủ được xây dựng từ thời Tống  về Trường Khánh Lý, nay là cổng phía Tây của Thiên Sư Phủ.

Vào cuối đời Nguyên đầu đời Minh, Thiên sư đời thứ 42 là Trương Chính Thường của Đạo giáo Chính Nhất Đạo Long Hổ Tông, được Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương giao cho làm sách thiên văn có công, đầu năm Hồng Vũ 1368, phong cho Thiên sư Trương Chính Thường trưởng quản Thiên Hạ Đạo Giáo Sự Vụ, cho mở rộng và xây dựng lại Thiên Sư Phủ với quy mô lớn hơn. 

Thời Minh niên hiệu Gia Tĩnh (1522-1566), hoàng đế Gia Tĩnh đã mệnh lệnh cho Ngô Du cùng với Giang Tây Phủ căn cứ vào việc xây dựng Thiên Sư Phủ trong những năm Hồng Vũ nhằm tiến hành xây dựng và mở rộng quy mô của Thiên Sư Phủ.

Thời Thanh niên hiệu Khang Hy thứ 13 (1674), khu vực Thượng Thanh Long Hổ Sơn phát sinh loạn động, Tự Hán Thiên Sư Phủ bị đốt cháy.
Thời Thanh niên hiệu Càn Long thứ 43 (1779), Thiên sư đời thứ 57 là Trương Tồn Nghĩa của Đạo giáo Chính Nhất Đạo Long Hổ Tông đã căn cứ vào việc xây dựng và bố trí Thiên Sư Phủ vào thời Minh để tiến hành trùng tu sửa chữa.

Thời  Thanh niên hiệu Hàm Phong thứ 7 (1857), cuối nhà Thanh khởi nghĩa nông dân dành chính quyền nổi lên, Thái Bình Thiên Quốc đã chiếm Thượng Thanh Trấn, Thiên Sư Phủ lại bị nạn binh tai hỏa hoạn.Thời  Thanh niên hiệu Đồng Trị (1862-1875), Thiên sư đời thứ 61 của Đạo giáo Chính Nhất Đạo Long Hổ Tông là Trương Nhân Trinh đã căn cứ theo các ghi chép về xây dựng Thiên Phủ từ thời Minh để tiến hành trùng tu. 
Năm 1950, Tự Hán Thiên Sư Phủ thành lập Sở Lương Quản tại Khu Thượng Thanh huyện Quý Khê.
Năm 1953, Cục Hậu Cần Đường Sắt Ưng Hạ chiếm dụng Tự Hán Thiên Sư Phủ.
Năm 1961, Trường Đào Tạo Giáo Viên của địa khu Thượng Nhiêu được thành lập tại Tự Hán Thiên Sư Phủ.
 Năm 1978, Học Viện Sư Phạm Thượng Thanh được thành lập tại Tự Hán Thiên Sư Phủ.
 Năm 1982, Trường Trung Học Cơ Sở Số 3 được thành lập tại tự Hán Thiên Sư Phủ.
Ngày mùng 5 tháng 2 năm 1986, ủy ban quản lý của Tự Hán Thiên Sư Phủ huyện Thượng Thanh- Quý Khê được thành lập.
Ngày 18 tháng 9 năm 1993, Tự Hán Thiên Sư Phủ được đặt dưới sự quản lý của Khu Thắng Cảnh Ưng Đàm.

3. Cách cục kiến trúc của Thiên Sư Phủ .

Thiên Sư Phủ là một quần thể kiến trúc Đạo giáo cổ được xây dựng theo phong cách giống như vương phủ, Thiên Sư Phủ được bao quanh bởi núi và sông, với quy mô lớn, khí thế phi phàm. Trong Nội phủ có trồng rất nhiều cây long não, tạo thành một rừng long lão, nó có thể che nắng, cũng là nơi chim chóc chú ngụ và là môi trường sống khá thanh nhã yên tĩnh. Bởi vì Đạo giáo đã được nảy sinh trong khoảng không gian của cỏ cây hoa lá nơi này, đây cũng là nơi mà các Đạo sĩ thường truy cầu việc siêu phàm thoát tục, mong đạt được cảnh giới thanh tĩnh vô vi, vì vậy mà Thiên Sư Phủ có rất nhiều loại kì hoa danh mộc, và nhiều loài cây nổi tiếng nhằm làm tăng vẻ đẹp của chốn tiên cảnh nhân gian. Quần thể kiến trúc của Thiên Sư Phủ gồm toàn bộ các kiến trúc của phủ đệ như Phủ Môn, Đại Đường, Hậu Đường, Tư Đệ, Thư Ốc, Hoa Viên, Vạn Pháp Tông Đàn, bố cục và phong cách được bảo toàn và giữ gìn những nét đặc trưng của Đạo giáo Chính Nhất Phái Thần Đạo, nó là một viên ngọc của nghệ thuật kiến trúc Đạo giáo và tư đệ viên lâm Trung Quốc.

Tự Hán Thiên Sư Phủ có tổng diện tích là 4,2 vạn m2, tổng kiến trúc có 1,4 vạn m2, chỉnh thể tọa Bắc triều Nam, trên cơ sở bảo trì và giữ gìn được phong cách kiến trúc thời Minh Thanh, lấy Phủ Môn, Nhị Môn, Tư Đệ làm trục tuyến trung tâm, có Ngọc Hoàng Điện, Tam Tỉnh Đường, Huyền Đàn Điện, Pháp Lục Cục, và Đề Cử Thự, Vạn Pháp Tông Đàn, Thụ Lục Viện…Cung quán và vương phủ có kiến trúc được tích hợp với nhau.
Tự Hán Thiên Sư Phủ là một quần thể được xây dựng theo phong cách của Cổ Huy Phái, lấy Tứ Tiến Tiền Cung Hậu Phủ, trùng thiềm đan doanh, đồng bích chu phi (Tường đỏ, cửa đỏ).

Huyền Đàn Điện là nơi xưa kia lịch đại Thiên sư đăng đàn thụ lục, chính điện có 3 gian, phòng phía Đông phía Tây cũng có 3 gian, trước có viện môn lang phòng làm lộ ra mô thức Tứ Hợp Viện, bối Đông triều Tây, chiếm khoảng 492 m2; 
Pháp Lục Cục là nơi chính thức chưởng quản tất cả các công sự của Đạo môn, lối vào thứ 2 là Ngọc Hoàng Điện “Cung Bảo Đệ”; lối vào thứ 3 là nơi ở của các vị Thiên sư, vậy nên mới xưng là “Nam quốc vô song địa, Tây giang đệ nhất gia”.
Thụ Lục Viện và Vạn Pháp Tông Đàn được bố trí ở hai bên, là nền tảng căn cơ của Vạn Pháp Quy Tông, là tổ mạch của Đạo môn huyền phong, lối vào thứ 4 là Linh Chi Viên, Sắc Thư Các, phía sau có Bách Hoa Đường.

Tự Hán Thiên Sư Phủ Môn Phủ tọa Bắc triều Nam, cao và rộng, mặt hướng ra sông. Chính môn có 3 gian, với những bức tường đỏ ngói xanh. Chính môn có treo một tấm biển chữ vàng “Tự Hán Thiên Sư Phủ”, hai bên có ghi Giang Tây Tỉnh Đạo Giáo Hiệp Hội Trù Bị Ủy Viên Hội, Giang Tây Long Hổ Sơn Đạo Giáo Hiệp Hội, Long Hổ Sơn Tự Hán Thiên Sư Phủ Quản Lý Ủy Viên Hội, đều được làm bằng gỗ, bức tường màu đỏ ở phía Đông vàò năm 1983 được khảm bằng đá cẩm thạch đen “Toàn quốc trọng điểm cung quán bảo hộ đơn vị” do Quốc Vụ Viên Trung Quốc ban bố; trên cột của phủ môn có đối liễn: 
“Kỳ lân điện thượng thần tiên khách, 
Long Hổ Sơn Trung tể tướng gia”.

Vì năm Gia Tĩnh triều Minh, Lễ Bộ Thượng Thư, thư pháp gia Đổng Kì Xương đã viết lên đôi câu đối này; Trước phủ môn, ở chính diện có một hình tiên thiên bát quái thái cực đồ với đường kính 3,3m, 2 bên phía Đông và phía Tây bức phù đồ có một đôi kỳ lân đá rất lớn đứng thủ hộ cho Đại môn. 

Nhị Môn Hậu Hán Thiên Sư Phủ có Chính môn 3 gian, ở hai bên tường phía Đông và phía Tây có Lão Tử Đạo Đức Kinh được khắc bằng các tấm đá xanh, trên Lục Vũ Môn có vẽ các thần tượng là các danh tướng đời Đường như Tần Quỳnh, Uất Trì Cung, Trình Giảo Kim, Đan Hùng Tín, La Thành, Dương Lâm, biểu thị cho sự sùng bái của Đạo giáo với trung, hiếu, nhân, dũng, tín, nghĩa; Hai bên chính môn có môn liễn do thư họa gia Bành Hữu Thiện đề rằng:
 “Đạo giáo thánh địa long bàn hổ cứ thiên cổ thắng, 
Nhân gian tiên hương quỷ phủ thần công thập phân kì”. 

Trước cửa có một câu đối được viết bởi hội trưởng Hiệp Hội Đạo Giáo Thượng Hải Trần Liên Sinh từng viết đối liễn rằng:
 “Đạo cao long hổ phục, 
Đức trọng quỷ thần khâm”.

Nhị môn của Tự Hán Thiên Sư Phủ bên trong có Đại Viện, lầu chuông lầu trống, và Thông Đạo được lát bằng đá cuội, trong miêu tả của Long Hổ Sơn Chí nói rằng: Vào thời Nam Tống, tổ sư của Kim Đan Phái Nam Tông là Bạch Ngọc Thiềm từng đào Linh Tuyền Tỉnh (là nơi lịch đại Thiên sư từng lấy nước trong giếng này để họa phù kiến tiếu, cho nên cũng gọi là Pháp Thủy Tỉnh); phía sau của Linh Tuyền Tỉnh là Diễn Pháp Đại Đường, là nơi các vị Thiên sư diễn luyện Đạo pháp, cũng là nơi mà các Đạo sĩ hàng ngày tụng kinh lễ sám, chính giữa bức tường tiền sảnh có một bức họa lớn là Mặc Long Xuyên Vân Đồ, và tấm biển do vua Càn Long năm thứ 7 (1742) ngự ban “Giáo diễn tông truyền”. 
Năm 1992, tiền sảnh bị hư hỏng, phải phá bỏ và xây dựng lại thành Ngọc Hoàng Điện như ngày nay.

TRUNG QUỐC ĐẠO GIÁO THÁNH ĐỊA LONG HỔ SƠN CHÍNH NHẤT QUÁN, NƠI TRƯƠNG THIÊN SƯ ĐẮC ĐẠO.

Long Hổ Sơn là nơi phát tích của Đạo giáo Trung Quốc. Vào giữa thời Đông Hán có truyền thuyết rằng: “Đan thành nhi long hổ hiện”, từ đó mà núi mang tên Long Hổ. Chính Nhất Quán tọa lạc ở chân núi Long Hổ Sơn, thành phố Ưng Đàm tỉnh Giang Tây, là 1 trong 72 Phúc Địa của Đạo giáo, nó tọa đông hướng tây, sau núi có nước, phong thủy đặc biệt, đây là nơi giáo chủ của Đạo giáo Lão Tổ Thiên Sư năm xưa từng luyện đan đắc Đạo.

Vào thời kì Ngũ Đại- Nam Đường, cho xây dựng Thiên Sư Miếu. Vào thời kì Bắc Tống, niên hiệu Sùng Ninh năm thứ 4 (1105), thiên sư đời thứ 30 là Hư Tĩnh Thiên Sư phụng sắc lệnh mà tu tập, thời Tống Huy Tông cho sửa chữa Thiên Sư Miếu.

Thời Minh niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ 32 (1563), vua ban cho trùng tu Thiên Sư Miếu và đổi Diễn Pháp Quán thành Chính Nhất Quán.

Hiện nay, Chính Nhất Quán đã được tu sửa và xây dựng lại vào năm 2000, đúng trên địa điểm của Chính Nhất Quán thuở xưa, nó được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà Tống.

Kiến trúc bên trong bao gồm Thất Tinh Trì, Chính Môn, nghi môn, lầu chuông lầu trống, Nguyên Đàn Điện, Tòng Tự Điện, Tổ Sư Điện, Ngọc Hoàng Lầu, Đan Phòng, Hồng Môn, hành lang và các phòng sinh hoạt. Chính Nhất Thần Quán là 1 trong 8 đại thắng cảnh chính của Long Hổ Sơn.

Lịch sử của Chính Nhất Quán rất lâu đời, tương truyền rằng vào thời Hán Hòa Đế (CN-89), Lão Tổ Thiên Sư cùng với đệ tử về Vân Cẩm Sơn- Quý Khê luyện Cửu Thiên Thần Đan, thần đan luyện thành sau đó hiện long hổ, chính vì vậy mà Vân Cẩm Sơn đổi thành Long Hổ Sơn, Lão Tổ Thiên Sư ở trong núi tu Đạo hơn 30 năm, sáng lập ra Đạo giáo, Ngài được coi là tị tổ (Thủy tổ) của Đạo giáo Trung Quốc.

Để phát dương Đạo giáo và tế tự Tổ Thiên Sư, Thiên Sư đời thứ 4 là Trương Thịnh đã từ Tứ Xuyên rời đến Long Hổ Sơn, nơi mà năm xưa Tổ Thiên Sư luyện đan, tại đây Thiên Sư Trương Thịnh cho xây dựng miếu vũ, gọi là Tổ Thiên Sư Miếu (Tiền thân của Chính Nhất Quán ngày nay).

Thiên Sư Trương thịnh còn cho tu sửa Huyền Đàn và lò luyện đan xưa của Tổ Thiên Sư, và Ngài cũng ở lại tại đây, cho nên nơi đây đã trở thành nơi luyện đan tu tính của lịch đại Thiên Sư.

Trải qua “thương hải tang điền”, Tổ Thiên Sư Miếu đã bị hư hại và được xây dựng lại nhiều lần, đến thời nhà Tống được đổi thành Diễn Pháp Quán, đến thời nhà Minh thì được đổi thành Chính Nhất Quán cho đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, thực sự đau buồn cho Chính Nhất Quán và Long Hổ Sơn. Năm 1947, Chính Nhất Quán đã bị quân đội Quốc Dân Đảng đốt thành tro bụi, Chính Nhất Quán hiện nay được xây dựng vào năm 2000 trên kiến trúc cũ của quán, theo phong cách kiến trúc cũ của thời Tống, tổng thể tòa nhà đơn giản trang nhã uy nghi.

Chúng ta đi dưới bài phường, ngang qua nghi môn, qua lầu chuông lầu trống, đến đối diện với Chính điện. Chính điện là Tổ Sư Điện, trước điện tiền có bức phù điêu Long Hổ Hí Thái Cực làm bằng đá hoa cương vô cùng tinh xảo, trong điện có cung phụng tượng Tổ Thiên Sư và đệ tử.

Một dãy nhà phía Bắc của Chính Nhất Quán chính là Đan Phòng, vốn xưa kia là nơi hợp dược luyện đan của Tổ Thiên Sư, ngày nay trong phòng còn có mô hình lò luyện đan thuở trước.

Trong Chính Nhất Quán còn có Thiên Sư Luyện Đan Tỉnh, tương truyền giếng này đã có tuổi đời hơn 1900 năm. Tương truyền chiếc giếng này do Tổ Thiên Sư đào, lịch đại thiên sư thường lấy nước trong giếng để luyện đan và hành phù thi chú, khu trừ tà ma.

Long Hổ Sơn là nơi sơn thủy hữu tình, là tổ đình của Đạo giáo, ai đã từng đến đó một lần đều cảm thấy yêu quý văn hóa Đạo giáo. Một lần đi phiêu lưu trên sông Lô Khê, ngắm phong cảnh núi non như tranh vẽ, đi bộ dọc đường, để ngắm nhìn những vách đá kỳ sơn tuyệt bích.

Mong rằng trong tương lai gần, chúng tôi có thể quay trở lại Long Hổ Sơn lần nữa để ngắm cảnh núi non hùng vĩ nguy nga, tư thế uy nghiêm ở mảnh đất Giang Nam, Long Hổ Sơn quả thật là nơi rồng chầu hổ phục, Chính Nhất Quán quả thật là nơi đắc Đạo tu tiên.

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng