Mồng 2.2 Âm Lịch - Thánh đản Thổ Địa Công Phúc Đức Chính Thần

Chủ nhật, 12/02/2023, 12:33 GMT+7

Thổ Địa là vị thần thủ hộ về đất đai nhà ở. Danh xưng chính thức của Ngài là “Phúc Đức Chính Thần”. Trong dân gian còn xưng là “Thổ Địa” hoặc “Phúc Thần”. Ở các nơi thờ phụng ngoài trời hay Miếu Vũ thì tôn xưng là “Phúc Đức Chính Thần”.

Nguồn: Đạo Trưởng Long Hoa ( Hà Nội)

 

Ảnh: internet

Thánh đản Thổ Địa Công Phúc Đức Chính Thần ( mồng 2.2 Âm Lịch)


Việc tạo ra hình tượng Thổ Địa Công cũng nói lên được những nét đặc thù về chức trách của Ngài. Đó là một ông già râu tóc bạc trắng, tay cầm gậy tượng trưng cho sự gìn giữ đất, một tay cầm khối vàng hoặc ngọc như ý, là nói đây là Thần Tài của vùng đất. Nếu nơi nào có được những người đỗ đạt trạng nguyên, tiến sĩ thì Thổ Địa nơi đây có thêm chiếc “mão quan”.
Trong dân gian, ngoài việc thờ Thổ Địa Công làm thần đất, còn thờ thêm Tài Thần và Phúc Thần, vì dân gian tin rằng, hễ “có đất là có tiền”, do đó, Thổ Địa Công được các thương gia tôn làm “thần thủ hộ”.

Truyền thuyết nói rằng,Ngài ngoài chức trách giúp cho nông dân trúng mùa, còn thêm chức năng trấn yểm quỉ thần, giải trừ xua đuổi ác ma. Vì thế, dân gian hay đến miếu để thỉnh Ngài về nhà trừ tà ma yêu quái. Về sau mới phát triển dần đến việc mỗi nhà đều có thờ “Ngũ Thần” trong đó có Thổ Địa Công. Còn nhà nào không thờ Thổ Địa thì mỗi tháng vào ngày mùng một và ngày rằm. Bày hương án ra trước cửa cúng vái Thổ Địa Công, từ đó hình thành tập quán cúng Thổ Địa vào hai ngày sau ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm)

Hình tượng thờ Thổ Địa thường là một vị đầu đội mão, hai bên mão có hai tua phủ xuống đến vai. Mặt vuông mà đầy đặn, hai mắt hơi híp, tóc bạc râu dài bạc, dáng dấp hiền hòa dễ thương. Mình ngồi ghế “thái sư”, tay phải cầm ngọc như ý hoặc cầm trượng, tay trái nắm “khối vàng”, hai vai là đầu và đuôi rồng thêu trên áo lộ ra, bụng to nổi lên rất đẹp, hai chân buông xuống theo thế tự nhiên. Trong ý tưởng của dân gian hai âm “phúc” (bụng) và “phúc” (trong phúc đức) là giống nhau, cho nên người ta dùng hình tượng “bụng to” để nói lên sự “được phúc lớn”.

Một hình tượng khác, là Thổ Địa Công thường cưới trên một con hổ vàng, mà dân gian gọi Ông Hổ. Theo truyền thuyết dân gian, Ông Hổ là thuộc hạ của Thổ Địa Công, thường đi theo và thừa hành mệnh lệnh của Ngài. Vì thế, ở nơi Miếu Thờ Thổ Địa, người ta làm bên dưới bệ thờ chính một chỗ để thờ Ông Hổ. Người ta tin rằng khi Ông Hổ há miệng ra là có thể thu hút tiền bạc của cải về cho mình.

Nhân ngày thánh đản nguyện kỳ cầu chư vị Đạo hữu Đạo học tinh tấn chướng ngại vô ma, vĩnh ích lợi chúng, phát dương quang đại Đạo giáo. Kính xin chư vị đạo chúng tụng niệm bảo cáo để tán dương công đức của Ngài.
Chí tâm quy mệnh lễ.
Nhất phương thổ cốc,vạn tính phúc thần
Bỉnh trung chính liệt,trợ quốc vệ dân
Ưng thừa giản mệnh, trấn nhất phương nhi lê thứ ngưỡng chiêm
Tư chức công tào, chưởng truyện tấu nhi đan thầm thượng đạt
Nghĩa quán cửu thiên, thiện ác chiêu chương nhi hưởng ứng;
Linh thông tam giới, công quá củ sát dĩ phân minh.
Củng cố kim thang, điện an xã tắc.
Đại trung đại hiếu, chí hiển chí linh.
Hộ quốc hữu dân, đại hỉ đại xá.
Phúc đức chính thần, thái thượng gia phong,
Thổ cốc tôn thần, ngọc đế sắc phụng.
Chủ đàn trấn cung, thổ địa minh vương.
Phúc đức chính thần, Truyền Thành Đạt Khổn Thiên Tôn .

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng