SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Chi tiết

Tượng Đồng Thái Thượng Lão Quân với mẫu mã đẹp, đồng cổ. Bạn muốn thỉnh tiên tượng Thái Thượng Lão Quân Đạo Đức thiên tôn hãy gọi 00935.118.118 để được tư vấn về Đạo giáo, cách thờ cúng đúng chuẩn Tâm linh...

Tiên tượng Thái Thượng Lão Quân Đạo Đức Thiên Tôn, Khánh đản của Ngài là 15.02, 01.07 Âm Lịch

Thái Thanh Bảo Cáo
Chí tâm quy mệnh lễ
(1) Tùy phương thiết giáo , lịch kiếp độ nhân. 
(2) Vi hoàng giả sư , đế giả sư , vương giả sư , Giả danh dị hiệu ; 
(3) Lập thiên chi đạo, địa chi đạo, nhân chi đạo ,Ẩn thánh hiển phàm. 
(4) Tổng thiên nhị bách chi quan quân, 
(5) Bao vạn ức trọng chi phạm khí . 
(6) Hóa hành kim cổ, trứ đạo đức phàm ngũ thiên ngôn ; 
(7)Chủ ác âm dương , mệnh lôi đình dụng cửu ngũ sổ . 
Đại bi đại nguyện ,đại thánh đại từ 
Thái thượng lão quân đạo đức thiên tôn.

Chú thích:
Thái Thanh Bảo Cáo là một bảo cáo thông dụng và ý nghĩa cũng vô cùng gần gũi đối với người tu học. Đại ý được hiểu như sau:

(1) Tùy phương thiết giáo , lịch kiếp độ nhân.
Thông thường, mở đầu một bảo cáo sẽ là nơi ngự trị của vị tôn thần được đề cập. Tuy nhiên, bảo cáo của Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn lại đi thẳng vào “việc làm” của Ngài. Ở câu này, có thể hiểu Ngài là đấng tùy vào từng địa phương mà thiết lập giáo pháp sao cho phù hợp với văn hóa, địa lý, với các yếu tố chủ quan và khách quan tại nơi ấy. Việc thiết lập giáo pháp cốt yếu luôn hướng về mục đích “độ nhân” dù có trải qua muôn muôn vạn kiếp. Đồng thời, nếu nhìn nhận theo một góc độ khác, câu này còn có thể hiểu là Đại Đạo dù có ở trong bất cứ thời kỳ nào, quá trình nào đi chăng nữa, thì luôn có những bậc gọi là “Sư bảo” đảm đương trách nhiệm truyền đạt giáo lý của Đạo vậy. 

(2) Vi hoàng giả sư , đế giả sư , vương giả sư , Giả danh dị hiệu;
Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn là thầy của các vị hoàng đế nguyên thủy; là thầy của ngũ đế; và cũng chính là thầy của các vị vua chúa sau này. Điều này biểu thị rằng ở mỗi thời gian, không gian khác nhau, Đại Đạo sẽ diễn hóa theo nhiều kiểu khác nhau. Trải qua ngần ấy thời gian, Đại Đạo hiển lộ dần dần với con người một cách sáng tỏ hơn. Từ thuở Tam Hoàng, nguyên thủy cổ xưa, chúng sinh phải nương nhờ vào một vị minh sư mới có thể khai mở ánh sáng, cứu chúng sinh khỏi biển tăm tối nguyên thủy. Một ý tứ vô cùng tuyệt hảo khi muốn nhắc đến việc Đại Đạo luôn ở cạnh, khai hóa cho chúng sinh và khiến con người trở thành giống loài tuyệt diệu trong tam giới. Quả vậy, con người chẳng phải là giống loài bình thường, mà quả thực là loài tối linh trong muôn giống loài tạo vật. Lữ Tổ Tâm Kinh chép: “Thiên sinh vạn vật; Duy nhân tối linh”, Đạo Đức Kinh cũng nói người là một trong “tứ đại” (Đạo, Thiên, Địa, Nhân) vậy. 
Từ thời Tam Hoàng - Ngũ Đế tới muôn đời Vương bá sau này, có bao nhiêu vị chân nhân, đạo sư lớn không ngừng truyền dạy cho dân biết về Đại Đạo. Điển hình ta thấy Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Tổ Thiên Sư, Chung Ly Tổ, Lữ Tổ ... Qua mỗi thời đại, ta nhận ra Đại Đạo dần dần như tỏ mình ra rõ hơn cho muôn dân chiêm ngưỡng. Nói cách khác, chính nhờ lời từ môi miệng các vị chân sư truyền dạy mà Đạo giáo ngày càng hoàn thiện. Thật thế, Đại La Sư Bảo phân thân hóa khí mà ứng hiện trên môi miệng Thánh nhân, tuy là miệng lưỡi phàm trần, nhưng lại chính là tòa ngự của Sư Bảo. Cho nên, Sư bảo không nhất thiết phải Đạo Đức Thiên Tôn ngự trên Đại La Kim Khuyết, nhưng có thể là tất cả chư tiên, có thể là muôn vị tổ sư qua bao đời truyền diễn đại đạo, có thể là vị Độ Sư truyền dạy kinh pháp cho mình, hay trong bất cứ ai giúp mình hướng tới đại đạo. Hồng ân sư bảo tản mác khắp thập phương giới, thường thùy kim khoa mà sửa dạy ngu hiền. Vậy nên còn gọi là Thập Phương Thường Trụ Sư Bảo vậy.
Thiên tôn ngự nơi kim khuyết cao sang, ấy mà lại chịu hạ mình hóa hiện nơi xác phàm thấp kém mà diễn dương giáo pháp độ chính nó. Thiên tôn danh hiệu không thể xưng lượng, vì to lớn vĩ đại lắm thay nên chẳng thể nào có tên. Ấy mà vì muôn dân nên mới lập nên "giả danh dị hiệu - tên giả, tên dễ", để hễ ai xưng niệm danh này thì liền được phù nguy cứu nạn. Về bản chất, Sư bảo là vô danh, vì ngài là Đạo. Ngài xuống trần, tuyên thuyết cho chúng sinh nên phải mượn danh mượn hiệu để thấu tỏ cho chúng sinh và cho chúng sinh có thể thấu tỏ mình vậy. 

(3) Lập thiên chi đạo, địa chi đạo, nhân chi đạo ,Ẩn thánh hiển phàm. 
“Thiên chi đạo” là đạo âm dương, “địa chi đạo” là đạo cương nhu, “nhân chi đạo” là đạo nhân nghĩa. Vạn vật trong cõi trời đất này đều không thoát khỏi âm dương, “vật cõng âm bồng dương”. Đạo Đức Thiên Tôn lập nên đạo âm dương để khai hóa, sinh dưỡng chúng sinh, điều lý chúng theo quy luật của Đại Đạo. Lập “địa chi đạo” là biết đến lẽ cương - nhu, đó là cái đạo của đất. Còn đạo của Nhân – nghĩa, trong đó:  “Nhân” là đối xử với người khác như mình, đồng cảm, thấu hiểu họ như thấu hiểu chính mình.; “Nghĩa” – nếu một người không thể sống theo lòng nhân thì ít ra cũng phải sống theo “Nghĩa”. Tuy nhiên, người sống theo “Nghĩa” là sự duy trì mối quan hệ dựa trên sự ràng buộc: làm những việc người đời nhìn vào mà mình phải làm vậy. Qua câu này, ta có thể nhận thấy Đại Đạo đã tiên liệu được sự thoái trào: mất Đạo mới có Đức, mất Đức mới có Nhân, mất Nhân mới có Nghĩa... Và công việc của Sư bảo chính là làm thầy dẫn dắt chúng sinh qua muôn thế hệ, giáo hóa lẽ phải đưa chúng sinh trở về với Vô Thượng Đại Đạo.
Đạo Đức Thiên Tôn cũng là Đấng đã ẩn đi những thứ cao quý, Ngài hạ mình để giáo hóa chúng sinh. Ngài ở cùng chúng sinh vì lòng nhân từ to lớn của mình vậy thay. 

(4) Tổng thiên nhị bách chi quan quân,
Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn tổng lãnh 1.200 vị tiên thánh. Trong con người có 1.200 thần vị, thực hiện nhiệm vụ cai quản, coi sóc, bảo vệ và tấu trình lên trời cao, phúc thì ghi trong Thanh bộ, tội ghi trong Hắc bộ. Cứ đến kỳ trai giới Tam Nguyên sẽ khảo định lại. Ngoài ra, trong Kim Đại Lục Tứ Lâm Thành Nghi cũng cho rằng trên trời 1.200 vị đảm nhiệm việc phụ giúp dân chúng. Qua đó, có thể thấy, câu này ám chỉ Sư bảo là bậc cai quản các vị thần nâng đỡ, cứu giúp chúng sinh.

(5) Bao vạn ức trọng chi phạm khí . 
Nơi ngài ngự trị, “phạm khí” (Đạo khí) tầng tầng lớp lớp, triệu triệu vô số.

(6) Hóa hành kim cổ, trứ đạo đức phàm ngũ thiên ngôn ; 
“Hóa hành kim cổ”, ám chỉ Thiên Tôn là đấng luôn hóa độ chúng sinh từ cổ chí kim. Và Ngài cũng là đấng đã biên soạn Đại Đạo và Đại Đức vào Đạo Đức kinh gồm 5.000 từ. Đạo Đức Kinh quả thực là một pho tàng quý báu đối với kẻ học đạo thuở ban sơ. Từ đó, kẻ sơ học có thể có những cách nhìn nhận, thấu hiểu đúng đắn và phù hợp với góc nhìn của Đạo giáo. 

(7)Chủ ác âm dương , mệnh lôi đình dụng cửu ngũ sổ . 
Chủ ác: nắm giữ âm dương; mệnh: sai khiến, hiển hóa lôi uy. 
———————————————
Chí tâm xưng niệm
Đại La Sư Bảo Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn

Nguồn: Vô Danh Tử

Ý kiến khách hàng