Chi tiết

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm có nói:  Quan Thế Âm dĩ hà nhân duyên danh “Quan Thế Âm”? Phật cáo Vô Tận Ý Bồ Tát: Thiện nam tử, nhược hữu vô lượng bá thiên vạn ức chúng sinh thọ chư khổ não, văn thị Quan Thế Âm Bồ Tát, nhất tâm xưng danh, Quan Thế Âm Bồ Tát tức thời quan kì âm thanh, giai đắc giải thoát. Quan Thế Âm vì nhân duyên nào mà có danh “Quan Thế Âm”? Đức Phật nói với Vô Tận Ý Bồ Tát rằng: Này thiện nam tử, nếu như có vô lượng bá thiên ức vạn chúng sinh chịu các khổ não,nghe được danh hiệu Quan Thế Âm, một lòng xưng danh, Quan Thế Âm Bồ Tát tức thời nghe được âm thanh đó, nên đều được giải thoát.

Tượng Quan Âm Lưu Ly Màu Trắng

Trong Chánh Pháp Hoa Kinh – Quang Thế Âm Phổ Môn Phẩm nói rằng: Nhược hữu chúng sinh, tao ức bá thiên cai ….. khốn ách, hoạn nạn, khổ độc vô lượng, thích văn Quang Thế Âm Bồ Tát danh giả, triếp hữu giải thoát, vô hữu chúng não. Nếu có chúng sinh, gặp phải ức bá thiên khốn ách, hoạn nạn, khổ độc vô lượng, nghe được danh hiệu Quang Thế Âm Bồ Tát, liền được giải thoát, không còn có các phiền não

Thế hữu nguy nan, xưng danh tự quy, Bồ Tát quan kì âm thanh, tức đắc giải thoát dã. Diệc danh Quan Thế Niệm, diệc danh Quan Tự Tại dã (Đời nếu gặp lúc nguy nan, xưng danh tự quy hướng, Bồ Tát sẽ nghe thấy âm thanh, tức sẽ được giải thoát. Cũng gọi là Quan Thế Niệm, cũng gọi là Quan Tự Tại.)

Chính là nói, Quan Thế Âm thần thông quảng đại, lúc chúng sinh gặp khổ gặp nạn, xưng tụng danh hiệu của Ngài, Ngài sẽ “quan” 观âm thanh đó, lập tức đến giải cứu. Danh xưng “Quan Thế Âm” đã hiển thị một vị Bồ Tát đại từ đại bi, và thần thông vô biên. Thanh âm không cần nghe mà chỉ “quan” liền biết, là tuyệt chiêu của Quan Thế Âm, đó thuộc về công năng thần dị.

Dùng mắt để “quan” 观 âm (âm thanh), đối với thế tục mà nói là điều không thể lí giải, nhưng trong Phật giáo lại có lí luận “lục căn hỗ dụng” 六根互用, không những dùng mắt để quan âm thanh, mà còn có “quan” hương (mùi thơm), “quan” vị (mùi vị). Gọi là “lục căn” 六根 tức 6 cảm quan cùng công năng của 6 cảm quan đó, đó là nhãn 眼 (mắt), nhĩ 耳 (tai) tị 鼻 (mũi), thiệt 舌(lưỡi), thân 身, ý 意. “Căn” 根có nghĩa là “năng

 

Ý kiến khách hàng