Mồng 5 tháng 5 - Địa lạp chi thần

Thứ bảy, 01/07/2023, 11:23 GMT+7

Trong tín ngưỡng và văn hóa Đạo giáo, ngày mồng 5 tháng 5 - “Địa lạp chi thần” không chỉ là khu quỷ kỳ phúc, mà còn có nhiều nét đặc trưng. Ngày Đoan Ngọ tiết, nhiều người truyền bá những điều thường gặp và cấm kỵ trong tiết này. Tôn giáo cũng không ngoại lệ, nay ta tìm hiểu qua về ý nghĩa của ngày này
1. Địa lạp chi thần
Địa tịch, là một trong ngũ trai tế nhật, vào ngày này, tín chúng có thể tạ tội, cầu thỉnh di dịch quan tước, tế tự tiên tổ. Đồng thời, dịp này cũng là lúc người dân thường treo tranh Chung Quỳ, Thiên Sư nhằm khu trừ tà mị. Quyển 37 “Vân cấp thất thiêm” viết: “Chính nguyệt nhất nhật danh thiên tịch, ngũ nguyệt ngũ nhật danh địa lạp…… Thử ngũ lạp nhật tịnh nghi tu trai, tịnh tế tự tiên tổ”. Trong thi ca, tiết Đoan Ngọ cũng đóng vai trò như một đề tài thi phú được tao nhân mặc khách ưa chuộng. Diệp Hiến Tổ, “Bích liên tú phù” có thơ: “Thiên trung lệnh tiết hân tương tạ; Địch lạp linh thần phúc chuyển gia”. Hạ Hoàn Thuần trong “Đoan Ngọ phú” viết: “Địa lạp thùy truyện, phương chu bất độ”.

2. Địa chi thượng tướng Ôn Nguyên soái thánh đản.
Ôn Nguyên Soái là thần tướng do Ngọc Đế tứ phong Kháng Kim Đại Thần, là Đệ Nhất Thái Bảo trong Đông Nhạc Thập Thái Bảo, kiêm Đạo giáo hộ pháp thần tướng. Ngài là một trong 4 vị nguyên soái nổi tiếng Mã, Triệu, Ôn, Quan và là một trong tam thập lục thiên tướng thuộc quyền quản lý của Chân Võ Đại Đế. Trong “Tam bảo thái giam tây dương ký”, mô tả: “Lam điện bao cân quang mãn mục, phỉ thúy trường bào hoa nhất thốc. Chu sa phát lương biến thông hồng, thanh diện sát nha hình thái độc. Tường vân lộ lộ ly thiên cung, lang lang nha yêu tinh tẫn phục.”

3. Đặng Nguyên Soái thánh đản:
Trong các đạo quán của Đạo giáo thường tôn thờ các vị tôn thần như Luật Lệnh Đại Thần Đặng Nguyên Soái, Ngân Nha Diệu Mục Tân Thiên Quân, Phi Tiệp Báo Ứng Trương Sứ Giả, Tả Phạt Ma Sử Cẩu Nguyên Soái, Hữu Phạt Ma Sử Tất Nguyên Soái, Đào Thiên Quân, Bàng Thiên Quân, Triệu Thiên Quân, Đổng Thiên Quân, Viên Thiên Quân. Việc thờ phụng lôi thần đã có từ lâu đời. 

4. Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn hạ giáng:
Thái Ất Cứu Khổ Tôn, còn xưng Thanh Hoa Đại Đế, Tầm Thanh Cứu Khổ Thiên Tôn. Trong “Thái ất cứu khổ hộ thân diệu kinh” thuyết: “Đông phương trường nhạc thế giới hữu đại từ nhân giả, thái ất cứu khổ thiên tôn hóa thân như hà sa sổ, vật tùy thanh ứng. Hoặc trụ thiên cung, hoặc hàng nhân gian, hoặc cư địa ngục, hoặc nhiếp quần gia, hoặc vi tiên đồng ngọc nữ, hoặc vi đế quân thánh nhân, hoặc vi thiên tôn chân nhân, hoặc vi kim cương thần vương, hoặc vi ma vương lực sĩ, hoặc vi thiên sư đạo sĩ, hoặc vi hoàng nhân lão quân, hoặc vi thiên y công tào, hoặc vi nam tử nữ tử, hoặc vi văn võ quan tể, hoặc vi đô đại nguyên sư, hoặc vi giáo sư thiền sư, hoặc vi phong sư vũ sư, thần thông vô lượng, công hành vô cùng, tầm thanh cứu khổ, ứng vật tùy cơ.”

5. Thiên Bồng Dực Thánh Chân Quân hạ giáng.
“Tử vi huyền đô lôi đình ngọc kinh” viết: “Bắc cực tử vi đại đế thống ngự tam giới, chưởng ác ngũ lôi, thiên bồng quân, thiên du quân, dực thánh quân, huyền võ quân phân tư lĩnh trị......” Có thể thấy, Bắc Cực Tứ Thánh là bốn vị tướng dưới quyền của Bắc Cực Tử Vi Đại Đế. Trong đó, Bắc Cực Thiên Bồng Nguyên Soái là người đứng đầu Tứ Thánh. 
“Đạo pháp hội nguyên” viết: “Thiên bồng đại nguyên soái vi tự giáo ngoại đài khanh, biệt hữu thần cục, thị âm trị chi hữu tư, hào bắc cực khu tà viện, như thế chi điện sư, binh phủ thị dã. Kỳ trung giai thị âm trị chủ giả, nãi địa giới pháp quan thị kỳ nhậm dã. Dĩ cử tiên quan vi nhậm, sử chửng trị âm ma, cấm ngự vạn sát, thừa dương tuyên hóa, bảo ninh sơn xuyên, sinh dục vạn hối, giai hà đạo hóa.” Cùng trong quyển này viết: “Thiên bồng nguyên soái tam đầu lục tí, xích phát, phi y, xích giáp, tiển túc; tả nhất thủ kết thiên bồng ấn, hữu nhất thủ hám đế chung; hựu tả nhất thủ chấp phủ việt, hữu nhất thủ kết ấn kình thất tinh; tả nhất thủ đề tác, hữu nhất thủ trượng kiếm, lĩnh binh lại tam thập lục vạn kỵ, lôi công điện mẫu, phong bá vũ sư, tiên đồng ngọc nữ, vũ y hách hách, các trì kim kiếm, thừa bắc phương thái huyền sát khí, hắc khí, khí trung hữu ngũ sắc khí, tòng không giáng đàn.”

6. Chân Võ Đại Đế hạ giáng:
Chân Võ đại đế còn xưng Huyền Thiên thượng đế, Huyền Võ đại đế, Hựu thánh chân quân huyền thiên thượng đế, Vô lượng tổ sư, Chân Võ đãng ma đại đế,...
Trong “Thái thượng thuyết huyền thiên đại thánh chân võ bổn truyện thần chú diệu kinh” Chân Võ đại đế là Thái Thượng lão quân đệ bát thập nhị thứ biến hóa chi thân, thác sinh vào Đại La cảnh thượng, Vô dục thiên cung, làm con của Tịnh nhạc quốc vương thiện thắng hoàng hậu. Hoàng hậu một hôm mộng nuốt mặt nhật, về sau hạ sinh ngài. Về sau, Ngài xuất gia, tu luyện tại núi Võ Đang, lịch tứ thập nhị niên công thành quả mãn, bạch nhật thăng thiên. Ngọc Hoàng gia  phong là Thái Huyền, trấn vu Bắc phương.
Đạo chúng năng trì niệm bảo cáo: Thanh Hoa cáo, Chân Võ bảo cáo, Tam Quan bảo cáo nguyện cầu sám hối tội diệt phúc sinh.

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng