Bát Tiên

Bát Tiên

Bát Tiên là tám vị tiên trứ danh và đóng vai trò quan trọng trong niềm tin dân chúng cũng như Đạo giáo. Ảnh hưởng hình ảnh Bát Tiên lên toàn cõi Trung Hoa là vô cùng to lớn từ Tôn giáo, Y học, Văn học cho đến Điêu khắc, Hội hoạ và Âm nhạc. Tám vị gồm: Hoàng hoa động thiên đế chủ siêu phàm nhân thánh thiên tôn Tào tổ, Vạn hoa động thiên đế chủ Lưu quang diệu thải thiên tôn Lam tổ, Tây hoa động thiên đế chủ Siêu đăng liên hóa thiên tôn Lý tổ, Trung điều động thiên đế chủ Thông huyền ứng biến thiên tôn Trương tổ, Thanh hà động thiên tiên cô Hoành từ diệu pháp nguyên quân Hà tổ, Chính dương kế phái chung nam động thiên đế chủ Phi hành cứu kiếp thiên tôn Chung tổ, Thuần dương diễn chính cảnh hóa phu hựu đế quân Hưng hành diệu đạo thiên tôn Lữ tổ, Dao hoa động thiên đế chủ Viên thông tảo giác thiên tôn Hàn tổ, hợp xưng Cửu thiên đại la Bát động tiên tổ.

Nguồn: Long Môn

 

Tiên tượng của 8 thần tiên trong Bát Tiên

1/Thiết Quải Lý
Thiết Quải Lý (tức Lý Thiết Quải) là vị tiên có hình tượng ảnh hưởng sâu rộng đến văn hoá dân gian cũng như Đạo giáo. Có nhiều thuyết về quê quán của Quải Tiên, nhưng giả thuyết được nhiều người công nhận nhất cho rằng Ngài đến từ Giang Tân, Lý Gia Bá. Hình ảnh được tạo tác là một vị lão nhân tóc tai xuề xoà, râu tóc lôi thôi, mặt mũi đen nhẻm, đầu đái kim cô, chân què và chống gậy sắt.  “Sơn đường tứ khảo” viết: “Quải tiên tính lý, bất tri kỳ danh, túc hữu túc tật, Tây Vương Mẫu điểm hóa kỳ thăng tiên, phong Tây Hoa giáo chủ, thụ dĩ thiết quải nhất căn”.

Truyền thuyết cho rằng Ngài từng là người có tướng mạo khôi ngô, tu hành đã đến cảnh giới có thể phân ly linh hồn và nhục thể. Một hôm, Ngài xuất hồn du ngoạn tìm cao nhân, lại lệnh đệ tử trông coi nhục thể. Song, mấy hôm sau vì đệ tử có chuyện hệ trọng phải về nhà, bèn vội thiêu xác ông mà đi. Lý Thiết Quải quay về không thấy nhục thể, liền kinh hãi, lại xảy thấy trong rừng có một tử thi. Lý Thiết Quải buộc phải nhập hồn vào xác ấy với hình hài tóc tai bù xù, mặt mũi đen đúa, lại phải một chân què. Đoạn nghe phía sau có người vỗ tay, y quay lại thấy Lão Quân đang đứng đó. Lý Thiết Quải thẹn mà muốn xuất hồn đi. Lão Quân liền nói: ““Đạo hạnh bất tại vu ngoại biểu, nhĩ giá phó mô dạng, chỉ tu công phu sung mãn, tiện thị dị tượng chân tiên”. Nghĩa là Đạo hạnh không nằm ở tướng mạo, với hình tướng ấy, nếu được đạo công viên mãn, ắt toại chân tiên. 

Hình ảnh Bát Tiên

2/Chung Ly Quyền
Chung Ly Quyền, họ Chung Ly, tên Quyền, tự Vân Phòng, còn tự Tịch Đạo, hiệu Chính Dương Tử, Hoà Cốc Tử, người đời Hán, nên còn gọi Hán Chung Ly. Chung Ly Quyền tức Toàn Chân đệ nhị tổ. Thiếu thời Tổ văn võ song toàn, thân cao bát xích, làm quan đến đại tướng quân. Về sau binh cách bại trận, lạc vào Chung Nam sơn, được Đông Hoa Đế Quân truyền thụ Đạo pháp. Sau đó, Tổ ẩn cư trong Dương Giác sơn, Tấn Châu, tự xưng “Thiên hạ đô tán Hán Chung Ly Quyền”, ý là “Thiên hạ đệ nhất nhàn tán hán tử”. Toàn Chân Đạo tôn Ngài là Bắc Tông Đệ Nhị Tổ. Ngài cũng là một trong Bát Tiên của Đạo giáo. Chung Ly Quyền được Đông Hoa Đế Quân thụ dĩ xích phù ngọc triện, kim khoa linh văn, đại đan bí quyết, chu thiên hỏa hầu, thanh long kiếm pháp. Sau Tổ gặp Hoa Dương Chân Nhân, được thụ Thái Ất Đao Khuê, Hỏa phù kim đan, đốn ngộ huyền huyền chi đạo. Cuối cùng, tại Không Động sơn, Tổ trong một hang động đắc ngộ Hiên Viên Hoàng Đế sở tàng ngọc hạp bí quyết, toại bậc chân tiên. Về sau, Tổ du ngoạn Lư Sơn, độ Lữ Động Tân, truyền thụ Thiên độn kiếm pháp, Long hổ kim đan bí văn. Hậu hình thành Chung Lữ Kim Đan Phái, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của Đạo giáo thời Tống, Nguyên. Chung Ly Tổ thụ độ Lữ Động Tân xong, quay trở lại Lư Sơn, lên tam cấp hồng lâu mà nghiễm nhiên phi thăng. Có thơ tán viết:
“Thiết địch tằng vân khóa hổ tiên
Kim đan thân hướng đế quân truyền
Lâm hành phó dữ Thuần Dương Tử
Tam cấp hồng lâu thượng bích thiên”.
Tổ để lại các tác phẩm “Hoàn đan ca”, “Phá mê chính đạo ca”. Nguyên Thế Tổ phong hiệu “Chính Dương Khai Ngộ Truyền Đạo Chân Quân”. Nguyên Võ Tông gia phong “Chính Dương Khai Ngộ Truyền Đạo Trọng Giáo Đế Quân”.

3/Trương Quả Lão
Trương Quả Lão được ghi nhận là nhân vật có thật, mặc dù Ngài ẩn giấu về tuổi tác, gốc gác hay xuất thân của mình, nhưng về đắc trường thọ thai tức chi pháp thì nhiều người biết đến cũng như nhiều văn hiến ghi chép về nó. Ông đã ba lần từ chối lời mời của Thái Tông, Cao Tông và Võ Tắc Thiên Hoàng Đế. Cho đến lần thứ tư, ông đáp ứng lời mời của Huyền Tông đến Đông Đô Lạc Dương, ở tại Tập Hiền Viện. Tại đây, Trương Tiên đã có nhiều thánh tích lưu truyền hậu thế.
Theo ghi chép, Trương Quả Lão sinh vào đời Đường (618-907), vốn là đạo sĩ xứ Hình Châu, Quảng Tông, tên Trương Quả, hiệu Thông Huyền Tiên Sinh. Vì tuổi tác Ngài cao, nên hậu nhân thêm chữ “Lão” để thêm phần tôn kính. Ngài thường cưỡi lừa trắng, ngày đi ngàn dặm. Võ Tắc Thiên mời, ông giả chết không diện kiến. Về sau, lại bị Huyền Tông triệu thỉnh đến kinh đô, tại đây vua Đường muốn xem các thứ ảo thuật, Ngài cũng vui lòng khai thị cho. Sau Ngài viện cớ “niên lão đa bệnh” nên rời đi. Tương truyền ngài đeo một vật gọi “ngư cổ”. 

Trương Quả Tiên lấy “Đạo Đức kinh”, “Tham đồng khế”, “Hoàng Đình kinh”, “Diệu chân kinh” làm chính, lại là nhà luyện đan, dưỡng sinh gia, triết học gia thời Đường. Ngài lưu truyền lại: một tập “Ngọc động đại thần đan sa chân yếu quyết”,  một tập “Khí quyết”, “Hưu lương phục khí pháp” một tập. Lại có “Âm phù kinh thái vô truyện” một quyển, “Âm phù kinh biện mệnh luận” một quyển, “Thần tiên đắc đạo linh dược kinh” một quyển, “Võng tượng thành danh đồ” một quyển, “Âm phù kinh chú” một quyển, “Đạo thể luận” và “Thái thượng cửu yếu tâm ấn diệu kinh”. 

4/Lam Thái Hoà
Hiệu là Vạn hoa động thiên đế chủ lưu quang diệu thải thiên tôn. Ngài là một trong Bát Tiên, hình ảnh ảnh hưởng sâu rộng đến dân gian Trung Hoa. Một số ghi nhận Ngài là một nhân vật có thật. Tương truyền, Ngài vào đời Đường tại Kim Trọng, Khánh Giang tân, Bạch Sa trấn, vĩnh hưng đại viên động đắc đạo thành tiên. Lục Du trong “Nam Đường Thư” nói Ngài là một học giả vào cuối đời Đường. Hình tượng thường thấy là một người mặc áo xanh lam rách rưới, một chân đi giày, một chân để trần, cầm trên tay một đại phách bản, hành khất khắp nơi, lại hay ca hát nghêu ngao trên đường. Về sau, trong một tửu lâu, nghe trên không trung có tiếng tiêu thổi du dương, Ngài bèn đằng vân biến mất. Tương truyền, thời Bắc Tống, tại Tụ Tiên hội, thời ứng Thiết Quải Lý mời, tại Thạch Duẩn sơn, liệt vào Bát Tiên.
Trong “Lam thị tộc phổ” (gia phả), có đoạn ghi lại lai lịch của Lam Thái Hoà. Văn hiến này ghi rằng: “Lam thái hòa, đường cao tông khai đức nguyên niên quý dậu khoa tiến sĩ, thụ gián nghị đại phu. Nhân xử vu quyền thần dương quốc toại, hậu giải ấn biệt thê ly tử, tu luyện bách nhật phi thăng, xưng vi đại la tiên giả, tức công dã. Hữu ca viết: Đạp đạp ca, lam thái hòa, thế giới năng kỉ hà, hà nhan nhất xuân thụ, lưu niên nhất phao toa……” 

5/ Hà Tiên Cô
Trong Bát Tiên, mọi người sẽ thấy có một tiên cô tay cầm hoa sen, hình dung tươi tốt, tao nhã tinh tế, đích thị Hà Tiên Cô. “Đông du ký” thuật lại Ngài là nữ nhi sinh vào huyện Hà, Tăng Thành, Quảng Châu. Tương truyền lúc sinh có 6 sợi tóc dài trên đỉnh đầu. Trong thời Võ Tắc Thiên, gia đình cô sống ở Vân Mẫu Khê. Năm nữ nhi 15 tuổi, nằm mộng thấy có tiên nhân chỉ điểm: “Thực vân mẫu phấn, đương khinh thân bất tử.”. Từ đó nữ nhi ăn vân mẫu qua ngày, thân thể kì thực nhẹ hơn.
Theo “Lịch thế chân tiên thể đạo thông giám hậu tập”, “Lịch đại thần tiên thông giám” ghi chép, Hà Tiên Cô là người thời Võ Tắc Thiên, sống ở Vân Mẫu Khê, Tăng Thành, Quảng Đông. Khi hạ sinh tiên cô, tử vân quần nhiễu khắp phòng, trên đầu lại có 6 sợi tóc dài.

Lúc 13 tuổi, cô cùng bạn lên núi hái trà, nhưng sau lạc bạn không biết đường về. Xảy thấy đằng xa có đạo sĩ đang đứng, người này tiên phong đạo cốt, mày thanh mi tú, thần thái phiêu dật. Nữ tử liền đến bái phỏng, đạo sĩ lấy một quả tiên đào đưa cho và nói: “Tiên đào này kẻ nào ăn được sẽ có thể đăng tiên”. Tương truyền đạo sĩ ấy là Lữ Động Tân, vì biết có cơ duyên nên đến độ hoá cho Hà Tiên Tử. Về sau, Tiên Cô chuyên tâm tu hành, lại khuyến dân hành thiện, về sau, đắc toại chân tiên.
Hà Tiên Cô với Võ Tắc Thiên có điển cố như sau: Võ Hoàng Đế tôn sùng Phật, Đạo nhị giáo. Với Phật giáo, bà tự xưng là hoá thân của Di Lặc, hiệu là Từ thị việt cổ kim luân thánh thần hoàng đế. Với Đạo giáo, bà đích thân đến Thái Sơn làm lễ phong thiền đại điển. Võ Tắc Thiên nghe tiếng Tiên Cô, bèn cho mời vào cung. Tiên Cô cũng vui lòng theo các quan viên đến gặp. Nửa đường đến Lạc Dương thành, Tiên Cô biến mất, các quan hoảng hốt không thôi. Đến chạng vạng tối, Tiên Cô mới hiện ra nói đã đến gặp Võ Tắc Thiên rồi. Nhìn thấy cảnh này, các quan đi theo không còn cách nào khác đành phải quay về triều bẩm báo, sau khi hỏi ra mới biết, đúng là hôm đó Hà Tiên Cô đã đến gặp ​​Võ Hậu, và đã cùng trò chuyện nửa ngày. Mọi người đều kinh ngạc khôn thôi. Trong cuộc trò chuyện, Tiên Cô cùng Võ Hậu  đàm luận Đạo giáo trường sinh cửu thị chi pháp, lại khuyến thuyết Võ Hậu muốn bảo vệ sinh mệnh, tuổi thọ phải chú trọng thanh tâm quả dục; đa hành thiện sự, giảm thiểu khốc hình, thi hành nhân chính, tu đức tích phúc. Đồng thời, Tiên Cô cũng chỉ Võ Hậu trị quốc an bang chi đạo, tất yếu phải thân hiền thần, viễn tiểu nhân. Những lời tuy giản dị ngưng đánh trúng tim đen của Võ Hậu từng chút một. Sau đó, Võ Tắc Thiên đã thực hiện một loạt các thay đổi chính trị, thậm chí còn quay trở lại Lý Đường, điều này dường như xác nhận từng lời khuyên của Hà Tiên Cô.

6/Lữ Động Tân: 
Lữ Động tân, đạo sĩ đời nhà Đường, họ Lữ, danh Nham, tự Động Tân. Có một thuyết truyền nhà vốn là đường triều tông thất, họ Lý, Võ Tắc Thiên thời đồ sát Đường thất tử tôn, nên phải ẩn cư nơi Bích Thủy Đan sơn, cải họ Lữ. Nhân thường cư dưới tảng đá (nham thạch) nên đặt danh là Nham; sống trong động, xưng gọi Động Tân. Lại một thuyết khác nói rằng Ngài là cháu trai của Lễ Bộ Thị lang Lữ Vị, công danh khó lòng, mến mộ Đạo học. “Tống sử - Trần Đoàn Truyện” ghi chép rằng Lữ Nham “Quan tây dật nhân, hữu kiếm thuật, niên bách dư tuế. Bộ lý khinh tiếp, khoảnh khắc sổ bách lí, sổ lai đoàn trai trung”, đích thị là một bậc cao đạo. “Toàn Đường Thi” gồm hơn 200 bài thơ của Tổ làm. Hậu thế Đạo giáo cũng như nhân gian xưng “Kiếm tiên”, “Tửu tiên”, “Thi tiên”, Tổ cũng là một trong Bát Tiên. Lữ Động Tân trước khi đắc đạo lưu lạc phong trần, tại nơi quán trọ Trường An mà hạnh ngộ Chung Ly Quyền Tổ sư, “Hoàng lương nhất mộng” mà cảm ngộ, cầu siêu thoát trần cấu. Tổ cũng phải trải qua sinh tử tài sắc thập thí của Chung Ly Tiên sinh, tâm vô sở động, được đắc thụ Kim Dịch Đại Đan của Linh Bảo Tất Pháp. Sau đó, Tổ gặp Hỏa Long Chân Nhân, được truyền Thiên độn kiếm pháp, tự xưng “Nhất đoạn tham sân, nhị đoạn ái dục, tam đoạn phiền não”, Ngài cũng phát thệ tẫn độ thiên hạ chúng sinh, phương nguyện thượng thăng tiên khứ. Dân gian lưu truyền truyện Lữ Động Tân “tam túy Nhạc Dương lâu”, “Phi kiếm trảm hoàng long”, hình tượng Ngài lưu truyền khắp dân chúng. Đời Tống phong Lữ Tổ “Diệu Thông Chân Nhân”, Nguyên phong “Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hóa Phu Hựu Đế Quân”, hậu thế xưng “Lữ Thuần Dương”. Vương Trùng Dương lập Toàn Chân Đạo, cung phụng ngài Bắc Ngũ Tổ, Đạo giáo xưng ngài Lữ Tổ. Toàn cõi Trung Hoa có vô số đền miếu, cung quán thờ Lữ Tổ, hương hỏa chẳng bao giờ ngớt. Tương truyền, Tổ sinh vào ngày 14 tháng 4 Nông lịch. Đạo giáo thiết lập nhiều lần trai tiếu lễ bái ngài. Có một số tác phẩm như “Lữ Tổ toàn thư”, “Cửu chân thượng thư”, “Phu hựu Thượng đế văn tập”, tất đều là danh tác.

7/Hàn Tương Tử
Hàn Tương Tử, tự Thanh Phu, Đạo giáo tôn xưng Dao hoa động thiên đế chủ, Viên thông tảo giác thiên tôn, cư tại Dao hoa động thiên. Trong “Hàn Tương Tử dẫn độ thăng tiên hội”, “Hàn thối chi tuyết ủng lam quan ký”, Hàn Tương Tử vốn là con bạch hạc trước ghế Tây Thành Công và Đông Hoa Công, trong động Hoàng Lão, phía Tây Tân Long, đỉnh Thương Ngô, nghe được tiên nhân thuyết pháp mà cảm ngộ. Sau được Lữ Tổ điểm hoá, đầu thai làm nam tử ở Hà Nam, huyện Mạnh, con nhà Hàn gia. Khi sinh ra được đặt tên Hàn Tương. Thuở nhỏ mất cha mẹ, ở cùng thúc tổ phụ là Hàn Dũ nuôi nấng, kỳ vọng Hàn Tương theo đuổi con đường Nho gia. Về sau, Lữ Tổ giả danh là “Quan vô thượng” truyền đạo điểm hóa Hàn Tương thành tiên. Nhân vì là bạch hạc, nên hình tượng của Hàn Tương Tử hay có một con chim hạc vây quanh. 
Hàn Tương Tử giỏi thổi tiêu, sáng tác ra “Thiên hoa dẫn”. Hàn Tổ giỏi thổi tử kim tiêu, lại có truyền thuyết bảo vật hoàn hữu bách hoa lam, xuy tiêu hội long nữ, thập nhị độ Văn Công, Hàn Tương Tử có nhiều truyền thuyết lưu truyền. Tương truyền Đạo giáo âm nhạc “Thiên hoa dẫn” là do Hàn Tương Tử tổ sư sở tác, nguyên văn như sau:
“Hoàng đình khởi tường yên, liễu nhiễu không huyền, phi hương phân phức phún long tiên, bảo lục cao tường dược phượng thiên, tán cảnh vân gian, tường chiêm cảm cách tự thiên nhiên, tùng hoa tích thúy xuân mãn pháp diên, ân ý chân ân chân ân tiên hàng giám, kê thủ lễ đại từ bi tứ phúc tiêu khiên”. 

8/Tào Quốc Cựu
Tào Quốc Cựu xuất hiện muộn nhất, được Nội Đan Đạo biên tịch là đệ tử của Lữ Động Tân. Song, các ghi chép về Tào Quốc Cựu hầu như không xuất hiện mãi cho đến thời Nguyên, Minh. Thời Nguyên lưu truyền “Mai hoa kí” để cập đến Tào Quốc Cựu. Nhưng một số tương truyền khác nói ông được Lý Thiết Quải mời đến Tụ Tiên Hội, tại Thạch Duẫn Sơn, kế liệt vào hàng Bát Tiên vào thời Bắc Tống. 
Tương truyền, Tào Quốc Cửu là người sống trong vinh hoa phú quý tột bậc, nhưng không thấy tiền tài làm của ham thích, mà lòng hằng hướng tâm cầu Đạo. Quốc Cựu có người em, trái hẳn tính tình, cậy thế cậy quyền hà hiếp người khác, ác độc không thôi. Tào Quốc Cựu khuyên nhủ em mình mãi không được. Quốc Cựu nói: “Làm thiện thì thịnh, làm ác ắt suy, đó là quy luật. Nhà ta được giàu sang phú quý cũng bởi tiền nhân hành thiện tích đức, để gia tài hậu thế. Nhà ngươi không lo tu thân, chỉ biết hành ác quá đỗi, dầu dương thế thoát tội cũng không sao chạy khỏi luật trời”. Em trai Quốc Cựu coi anh như thù. 

Về sau, Quốc Cửu lấy hết gia tài phân phát kẻ nghèo, khoác áo đạo sĩ, ẩn tu trong núi. Vài năm sau, thấy tâm cùng Đạo hợp hoà, hình tùy thần hóa đích cảnh giới, xảy thấy Chung Ly Tổ và Lữ Tổ đến hỏi: “Thời gian rảnh rỗi, ông tu hành gì?”. Quốc Cựu đáp: “Tôi chỉ tu Đạo, không làm gì khác”. Hai tiên lại hỏi: “Đạo ở đâu?”, Quốc Cựu chỉ trời. Hai tiên hỏi: “Trời ở đâu?”, Quốc Cựu chỉ vào tâm. Chung Ly Tổ cười nói: “Tâm tức thiên, thiên tức đạo, ông đã nhận ra được điều này rồi đó!”. Sau đó lại truyền cho Quốc Cựu “Hoàn chân bí chỉ”, dặn dò tu tập tinh nghiêm. Không lâu sau, Quốc Cựu được Lữ Tổ và Chung Tổ dẫn nhập tiên ban. Tào Quốc Cựu sự tích có thể thấy trong “Thuần Dương đế quân thần hóa diệu thông ký”, “Tống sử”, “Cai dư tòng khả”, “Lịch đại thần tiên sử”, “Thần tiên thông giám”. 
Sau khi chứng quả, tương truyền Tào Quốc Cựu lưu lại thơ rằng:
“Vật biểu anh tài tính phác thuần, thiên nhiên khí tượng diệu tinh thần.
Nhãn không tứ hải toàn vô dục, tâm quán tam tài tuyệt điểm trần.
Đế tứ kim phù vi nhất tiếu, sư truyền ngọc quyết nhạc trường xuân.
Nguyên duyên từ phụ chinh đường đức, tích nhất hoàng hậu nhị tiên chân.”