Lữ Tổ - Lữ Động Tân

Lữ Tổ - Lữ Động Tân

Lữ tổ, húy Nham, tự Động Tân, hiệu Thuần Dương (bởi Tổ sinh nhằm tháng 4 Nông lịch, quẻ Bát Thuần Càn, Tổ mong noi theo đức Nguyên Hanh Lợi Trinh nên có hiệu như vậy). Ngoài ra, Tổ còn có hiệu Hồi (回) đạo nhân (chơi chữ từ chữ Lữ - 呂 mà thành) với ý tứ là một người trở về với Đại Đạo. Đời vua Đường Đức Tông năm thứ 14 niên hiệu Trinh Nguyên (798), nhằm ngày 14/4 Nông lịch, Ngài sinh ra. Thiếu thời, Ngài không chỉ tinh thông văn triết bách gia mà võ thuật còn thâm hậu. Năm Bính Dần (846), khi tới núi Lư thuộc Giang Châu, Ngài gặp Hoả Long Chân Nhân, được truyền thụ "Thiên Độn Kiếm Pháp". Năm kỷ mão (859), tại Trường An, gặp Chung Ly Quyền Tổ sư, theo Tổ học tập Đạo pháp. Về sau, khai ngộ cho Lưu Hải Thiềm và Vương Trùng Dương, được Toàn Chân Đạo tôn kính là một trong "Bắc Ngũ Tổ".

Nguồn: Long Môn


Tiên tượng Lữ Tổ - Lữ Động Tân
—---------------------------------------------

 

Lúc tại kinh thành Trường An, tương ngộ Vân Phòng Tiên Sinh, Lữ gia tỏ bày muốn theo Chung Ly Quyền học đạo. Song, Chung Ly Tổ khước từ, nói: “Nhĩ tiên cốt một trường toàn, chí hành vị năng kiên định, tưởng yếu siêu việt tục thế, hoàn tu trọng tân đầu sinh tái quá kỉ bối tử”, nói xong liền rời đi. Lữ Động Tân nghe vậy nhưng không nản lòng, từ đó Ngài bỏ Nho cầu Đạo. 

Một ngày nọ, Lữ Động Tân ra ngoài trở về và phát hiện gia quyến đột ngột qua đời vì bệnh tật. Lữ gia không hoảng loạn, Ngài đi mua quan tài để an táng cho người thân, song họ đột ngột sống lại. Hóa ra đây chính là đệ nhất thí khảo nghiệm của Vân Phòng Tiên Sinh. Lữ Động Tân mang đồ đi bán ngoài chợ. Sau khi thỏa thuận giá cả, bên kia nhận hàng, song chỉ trả một nửa tiền, không như ước thúc ban đầu. Lữ gia không lấy đó làm giận, bình thản không nhận tiền, miễn phí cho người kia rồi rời đi. Đây là đệ nhị thí khảo nghiệm.  Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, một kẻ ăn xin đến nhà Lữ Động Tân xin tiền, Ngài đã bố thí cho. Song, người ăn xin này bắt đầu trở dạ tham lam, xin xỏ hết thứ này đến thứ khác, hễ gia đình đáp ứng chậm trễ liền la ó không thôi. Lữ Động Tân không những không tức giận, còn cúi mình chào hỏi và tỏ thái độ khiêm nhường. Người ăn xin rời đi, miệng mỉm cười. Đây là đệ tam thí khảo nghiệm.

Lần thứ tư, khi Lữ Động Tân chăn cừu trên núi, một con hổ lớn nhảy ra bất ngờ và đuổi theo đàn cừu. Khi Lữ gia nhìn thấy nó, Ngài vội đứng chắn trước đàn cừu, sẵn sàng lấy thân mình cho hổ ăn và cứu cừu, nhưng con hổ đã rời đi. 

Lần thứ năm, Lữ Động Tân ở một mình trên núi và đọc sách, đột nhiên có nữ nhân gõ cửa xin tá túc. Nữ nhân này hình dung tựa ngọc, liễu yếu đào tơ, xinh đẹp bội phần. Lữ gia mời vào nghỉ ngơi. Nửa đêm, người phụ nữ này liền giở trò quyến rũ Lữ Động Tân. Lữ gia bình chân như vại, thân tâm tĩnh lặng, không hề bị lay động. 

Lần thứ sáu, Lữ Động Tân ra ngoại ô du ngoạn, khi về nhà phát hiện trộm đột nhập, tài sản bị đánh cắp tất thảy. Lữ Động Tân không tức giận hay muộn phiền, tìm lấy một chiếc cuốc thuốc và dành thời gian thu nhặt thảo mộc. Không ngờ, một cuốc phát xuống, hàng chục lượng vàng lộ ra. Lữ gia lấp đất lại, coi như chưa hề thấy.
Lần thứ bảy, vào một hôm, Lữ Động Tân ra phố mua một số đồ bằng đồng, khi về mở ra lại phát hiện đồ ấy chế tác bằng vàng. Lữ Động Tân liền tìm đến cửa hàng ban đầu và hoàn trả. 
Hôm nọ, có đạo sĩ điên khùng bán thuốc ngoài chợ, rao rằng: “Cật liễu ngã đích dược, lập tức hội tử khứ, đãn hạ nhất bối tử khước năng đắc đạo” - Đời này uống chết, đời sau đắc đạo. Cả chợ xôn xao, chẳng ai mua lấy. Lữ Động Tân lại dám mua uống, may mắn không sao. Đây là đệ bát thí khảo nghiệm.

Mùa xuân đến, con nước dâng cao, Lữ Động Tân chèo thuyền nhỏ trên sông. Khi thuyền giữa dòng, bất ngờ có cơn gió mạnh khiến sóng nổi cuồn cuộn. Lữ Động Tân tâm thần an định, không kinh sợ mà thản nhiên ngồi trên thuyền, để nó lắc lư trong sóng gió. Trời yên biển lặng một thời gian, không có gì thiệt hại. Đây là đệ cửu thí khảo nghiệm.

Một hôm, Lữ Động Tân ngồi một mình ở nhà, bỗng thấy vô số quỷ thần chạy về phía mình, có kẻ muốn bắt, có kẻ muốn giết, Ngài thản nhiên không kinh sợ. Một lúc sau, Lữ gia thấy hàng chục dạ xoa áp giải tù nhân thân thể đẫm máu, người đàn ông hét lên: “Ta kiếp trước bị ngươi sát hại, kiếp này phải đền tội!”. Động Tân đáp: “Sát nhân thường mệnh, có gì bào chữa?”. Lữ Động Tân ra ngoài tìm một sợi dây chuẩn bị tự vẫn, trả giá bằng mạng sống. Đột nhiên có tiếng hét giữa không trung, những ma quỷ và tù nhân biến mất, một người hiển hiện, chính là Chung Ly Tổ. Tổ nói: “Trần tâm nan diệt, tiên tài nan đắc”.  Tổ lại nói: “Ta tìm đệ tử truyền thừa đạo pháp, nay ngươi tỏ ra xuất chúng, có thể vượt qua mười lần khảo nghiệm, ắt đạo công thâm trọng trong tương lai. Song hiện công đức chưa viên mãn. Nay ta dạy ngươi phép điểm sắt thành vàng, ngươi có thể dùng phép ấy cứu thế gian, làm lợi chúng sinh”. Lữ gia hỏi: “Liệu vàng ấy trong tương lai có biến đổi không?”. Tổ đáp: “Vàng ấy sau ba nghìn năm, liền trở về bản chất ban đầu”. Lữ gia liền nói: “Làm điều này, hại người ba nghìn năm sau, đệ tử không muốn làm điều đó”. 

Từ đó, Chung Ly Tổ nhận Lữ Động Tân làm đồ. Dưới sự hướng dẫn của Vân Phòng Tiên Sinh, Lữ Động Tân đã tựu thành đạo công viên mãn, đắc toại chân tiên. Dân gian lưu truyền Lữ Động Tân tam túy Nhạc Dương lâu, say rượu ba lần trong tháp Nhạc Dương, hình ảnh Lữ Tổ từ đó càng được nhiều người biết đến. Vào đời Tống, Tổ được phong là “Diệu Thông Chân Nhân”, Nguyên triều phong “Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hóa Phu Hựu Đế Quân”, hậu thế xưng “Lữ Thuần Dương”. Sau khi Vương Trùng Dương lập Toàn Chân Đạo, Lữ Động Tân xếp vào “Bắc Ngũ Tổ”, vì vậy tín đồ Đạo giáo còn gọi Ngài là “Lữ Tổ”. Điện thờ, cung quán tế tự Lữ Tiên được xây dựng rộng rãi khắp nơi trên đất nước, được nhân dân tế tự viên miễn, hương khói quanh năm. 

Lữ Tổ viết lại nhiều tác phẩm, lưu truyền hậu thế như “Lữ Tổ toàn thư”, “Cửu chân thượng thư”, “Phu Hựu Thượng Đế văn tập”, “Phu Hựu Thượng Đế Thiên Tiên Kim Đan Tâm Pháp”.

Ngày 14 tháng 4 Nông lịch, Thánh đản Hưng Hành Diệu Đạo Thiên Tôn - Lữ Động Tân - Thuần Dương Tổ sư. Đạo chúng năng trì niệm bảo cáo, kỳ nguyện đạo tâm an định, truy tiến trên đường tu trì. Nguyện cầu cho đạo chúng được đạo tâm viên mãn, thánh trí viên thông, tu chân hữu phần, tiến đạo vô ma.

Chí tâm quy mệnh lễ

Ngọc Thanh nội tướng, Kim khuyết tuyển tiên

Hóa thân vi tam giáo chi sư

Chưởng pháp phán ngũ lôi chi lệnh

Hoàng lương mộng giác, Vong thế thượng chi công danh

Bảo kiếm quang huy, Tảo nhân gian chi yêu quái

Tứ sinh lục đạo, Hữu cảm tất phu

Tam giới thập phương, vô cầu bất ứng

Hoàng hạc lâu đầu lưu thánh tích

Ngọc Thanh điện nội luyện đan sa

Tồn đạo tượng vu nham từ,

Hiển tiên lộ vu vân động

Xiển pháp môn chi hương hỏa

Lí huyền tự chi thê hàng

Đại bi đại nguyện, Đại thánh đại từ

Khai sơn khải giáo, Linh ứng Tổ sư

Thiên lôi thượng tướng, Linh bảo chân nhân

Thuần dương diễn chính

Cảnh Hóa Phu Hựu Đế Quân, Hưng Hành Diệu Đạo Thiên Tôn.

Chí tâm quy mệnh lễ
Ngọc Thanh nội tướng, Kim khuyết tuyển tiên
Hóa thân vi tam giáo chi sư
Chưởng pháp phán ngũ lôi chi lệnh
Hoàng lương mộng giác, Vong thế thượng chi công danh
Bảo kiếm quang huy, Tảo nhân gian chi yêu quái
Tứ sinh lục đạo, Hữu cảm tất phu
Tam giới thập phương, vô cầu bất ứng
Hoàng hạc lâu đầu lưu thánh tích
Ngọc Thanh điện nội luyện đan sa
Tồn đạo tượng vu nham từ,
Hiển tiên lộ vu vân động
Xiển pháp môn chi hương hỏa
Lí huyền tự chi thê hàng
Đại bi đại nguyện, Đại thánh đại từ
Khai sơn khải giáo, Linh ứng Tổ sư
Thiên lôi thượng tướng, Linh bảo chân nhân
Thuần dương diễn chính
Cảnh Hóa Phu Hựu Đế Quân, Hưng Hành Diệu Đạo Thiên Tôn.