Bắc Cực Tứ Thánh

Bắc Cực Tứ Thánh

Bắc Cực Tứ Thánh còn xưng Tứ Thánh Chân Quân, Bắc Phương Tứ Nguyên Soái. Bốn vị bao gồm: Thiên Bồng Nguyên Soái, Thiên Du Phó Nguyên Soái, Chân Vũ Tướng Quân và Hắc Sát Tướng Quân (tức Dực Thánh Tướng Quân). Bắc Cực Tứ Thánh chủ chưởng, vận hành tứ thời, là các vị hộ pháp thần quan trọng trong niềm tin Đạo giáo.  “Thái Thượng Tam Đỗng Chú Kinh” đề cập: Thiên Bồng Tử Vi Đại Soái tựa tổ tông vạn thần, Thiên Du Phó Nguyên Soái hằng du hành thái không, Hắc Sát Tướng Quân nghiêu hỏa trảm hung, Chân Võ Tướng Quân khất thủy huyền phong. Danh hiệu của các Ngài lần lượt là: Thiên Bồng Đại Nguyên Soái Chân Quân, Thiên Du Phó Nguyên Soái Chân Quân, Dực Thánh Bảo Đức Trữ Khánh Chân Quân, Chân Võ Linh Ứng Hựu Thánh Chân Quân.

Nguồn: Long Môn

ảnh internet

1/Thiên Bồng:
Thiên Bồng Nguyên Soái đứng đầu Bắc Cực Tứ Thánh. Ngài là hóa thân của Bắc Đẩu Phá Quân Tinh Quân. Ngài có ba đầu sáu tay, thần thông vô cùng. Các tay chấp chưởng rìu, cung, tên, kiếm, kích, dây thừng. Thiên Bồng mặc hắc y, đội huyền quan, chủ lĩnh 30 vạn thiên binh, chế phục yêu ma. Hình tướng Ngài được tạo tác trông hung dữ, phẫn nộ. Thiên Bồng Nguyên Soái trên phụ tá Ngọc Đế, phân ti các cảnh; dưới lâm Tuyền Uyên, chỉnh đội Nguyên Hoàng. Ngài lại tổng chế lục thiên, uy đức rộng rãi khôn cùng. Phàm thế nhân hành lôi pháp, không cây Thiên Bồng, khó lòng hiển nghiệm. Thiên Bồng Nguyên Soái có ảnh hưởng rất sâu rộng đến Thượng Thanh Phái, Bắc Đế Phái, Thần Tiêu Phái. Ở đó, các phái này rất trọng dùng và lưu truyền Thiên Bồng Chú, Thiên Bồng Phù, Thiên Bồng Ấn, Thiên Bồng Chung, Thiên Bồng Thần Xích, Thiên Bồng Đại Pháp.

2/Thiên Du:
Thiên Du Thượng Đế, trong “Thái Thượng Cửu Thiên Diên Tường Điều Ách Tứ Thánh Diệu Kinh” đề cập Ngài cư tại “Diệu hữu thiên trung thông minh điện hữu, lĩnh thiên cương chi thứ soái, liệt hạ thổ chi chư hầu”. Thiên Du Thượng Đế “thượng tá Bắc Đế, hạ lâm cửu châu”, Ngài có ba đầu, bốn tay, thân mặc kim giáp, chủ chấp trường mâu, mây theo từng bước, biển quấn nơi thân, hồng quang yểu yểu, tử khí du du. Hình tướng Ngài trông oai phong lẫm liệt. Đạo kinh mô tả rằng: “chân khí uyển chuyển, tinh đẩu hồi chu, thiên thần tự triều, ngũ nhạc tuần du, kim đồng cổ xuy, ngọc nữ ca âu, danh liệt kim khuyết, vị trấn phong u, thương cầm sư tử, cự hải giao cầu, tam thập vạn binh, tòng ngã chu du, phùng yêu tức trảm, ngộ quỷ giai thu, nhân tao vưu thiện, túy ngộ vô hưu, hàng lâm phúc khí, địch đãng vô ưu”.

3/Dực Thánh:
Dực Thánh Chân Quân nơi bảo cáo Ngài mô tả là đấng “Tổng tam đỗng ngũ lôi chi hiệu lệnh” lại “Chưởng bát thiên cửu địa chi quyền hành”. Dực Thánh Chân Quân là vị thần bảo hộ trong thần thoại Trung Hoa. Dực Thánh có nghĩa là phụ tá thiên tử. Về sau, tín ngưỡng về Huyền Thiên Thượng Đế trở nên hưng thịnh, Dực Thánh cùng Huyền Vũ đều chiếm vị trí cao trong tín ngưỡng từ thời Tống. Thời sơ khởi Bắc Tống, triều đại này thường bị đe dọa bởi các tộc nhân phương Bắc như Khiết Đan, Liêu Quốc. Để tăng sĩ khí quân sĩ, triều Tống tổ chức các điển tế Bắc Phương Đại Thần Huyền Võ hộ quốc an bang. 
Tương truyền có lần thánh giáng tại Chung Nam Sơn, nói: “Ta là tôn thần trên trời, hiệu Hắc Sát Tướng Quân, cùng Chân Vũ, Thiên Bồng liệt vào hàng Đại Tướng cõi Trời”. Thái Tông lúc lên ngôi, xây cung điện thờ tại Chung nam Sơn. Năm thứ 6 của Thái Bình Hưng Quốc, Tống Thái Tông đích thân phong Dực Thánh Tướng Quân. Tống Chân Tông vào năm thứ 7 niên hiệu Đại Trung Tường Phù gia phong hiệu “Dực Thánh Bảo Đức Chân Quân”. 

4/Chân Vũ:
Chân Vũ Đại Đế hay Huyền Thiên Thượng Đế. Đạo Kinh có nói: Huyền Vũ là tiên thiên thủy khí Ngũ linh Huyền lão chi hóa, do Nguyên Thủy hóa thân, Thái cực biệt thể. Thượng tam hoàng thời, hạ giáng là Thái Thủy chân nhân. Trung tam hoàng thời, hạ giáng Thái sơ chân nhân. Hạ tam hoàng thời, hạ giáng Thái Tố chân nhân. Đương Hoàng Đế thời, “Sinh tịnh nhạc quốc vi vương tử”, đạo hiệu Tiềm vân tử. Về sau tu đạo hữu công, Ngọc Đế gia phong Huyền Đế chi hiệu.
Thời Tống – Nguyên lưu hành “Huyền thiên thượng đế kinh điển” cho rằng Huyền Thiên Thượng Đế phân thân giáng thế là Tịnh Nhạc quốc vương tử, sau tu luyện thăng thiên. Sư phụ Ngài là “Tử Ngyên Quân” là Lão Quân biến hóa chi thân. Tử Nguyên Quân là người chỉ dẫn Huyền Vũ đến Võ Đang tu luyện. “Thái thượng thuyết chân võ diệu kinh” xưng, Huyền Vũ là Tịnh Nhạc vương tử, lúc 7 tuổi đã “Tiềm tâm niệm đạo, chí khế thái hư”. Năm 15 tuổi, Ngài xuất gia, đến Võ Đang tu hành suốt 42 năm. Tịnh Nhạc Vương Tử rời cung điện, tìm nơi thâm sâu cùng cốc, toại cảm Ngọc Thanh Thánh Tổ Tử Khí Nguyên Quân, thụ vô cực thượng đạo.
Theo một số Đạo kinh mô tả Huyền Thiên Thượng Đế chấp chưởng công quá, lục thiện phạt ác. “Thái thượng thuyết chân võ diệu kinh chú” giảng giải Chân Võ thường giáng vu hạ giới “Lục thiện phạt ác, phụ chính trừ tà, tế bạt thiên nhân, khư yêu nhiếp độc”. “Nguyên thủy thiên tôn thuyết bắc phương chân võ diệu kinh” xưng Chân Võ phàm ngộ giáp tử, canh thân, mỗi nguyệt tam thất nhật, hạ hàng nhân gian, thụ nhân tiếu tế, sát nhân chi thiện ác công quá, niên mệnh trường đoản.