Chi tiết

Lư Xông Trầm Lân | Cao 18 cm

Vẻ đẹp tinh tế và ý nghĩa thiêng liêng của lư đồng xông trầm hương

Thiết kế

Phần nắp của chiếc lư tách rời và nhô lên cao. Nó giống như hình bán cầu. Khe thoáng ở đây là sự kết hợp giữ những bông cúc nở và những đường uốn lượn mềm mại. Phía trên cùng có bức tượng Kỳ Lân. Nó nằm ung dung, bệ vệ. Thân hình của linh thú này to lớn. Đầu nó có bờm, râu cằm. Khuôn miệng há rộng và ánh mắt ngước nhìn lên cao. Phần đuôi của nó cuộn lại mềm mại. Xung quanh miệng lư có đường gờ nổi. Bề mặt được chạm họa tiết nét xoắn.

Thế chân vạc vững chãi.

Thân lư phình rộng. Tại đây, người nghệ nhân đã chạm cảnh hoa lá cực kỳ đẹp mắt. Có nhiều loại hoa khác nhau đua nở, mang lại sự sinh động tươi vui cũng như sức sống ngập tràn. Thêm vào đó, những chiếc lá uốn lượn liên hoàn cũng mang đến nét mềm mại. Hai bân thân lư có cặp quai. Chúng mang hình ảnh đôi Kỳ Lân cùng trèo lên trên, vươn mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó mang tính cách điệu cao. Chân của lư xông trầm cũng có hình linh thú này với diện mạo sáng tạo. Ánh mắt của nó oai nghiêm, hai tai dựng đứng lên.

Ý nghĩa

Khái niệm Tứ linh đã vô cùng thân thuộc với người dân Việt Nam. Kỳ Lân nằm trong bộ tứ này. Người ta thường sử dụng hình ảnh của nó trong những dịp vui. Tạo hình Kỳ Lân ở đây thể hiện cho sự nghênh phúc, đón vận may vào nhà, sức khỏe dồi dào.

Yếu tố phong thủy may mắn được thể hiện rõ.

Hoa cúc là một trong Tứ quý. Nó có nhiều ý nghĩa tốt đẹp, cụ thể là sự hiếu thảo, phú quý và trường thọ!

Sắc thái của mẫu lư đốt trầm cỡ nhỏ

Lư xông trầm là khí cụ dùng để thắp hương xông hương cúng Phật, ngày nay lư hương được sử dụng phổ biến trong tục thờ cúng gia tiên để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Chính vì thế, lư xông trầmvới những khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả, không những hoá giải được hung khí mà còn tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc trong gia đình.

Lư xông trầm thường đi kèm với hai chân đèn, hai bình bông gọi là bộ Ngũ Sự (Ngũ Cụ Túc). Bộ Tam Sự ( Tam Cụ Túc) gồm có một lư xông trầm, một chân đèn, một bình bông

Hình ảnh Lư xông trầm bằng đồng

Quý khách liên hệ 0935.118.118 để được tư vấn và hỗ trợ.

Lư xông trầm thường được làm bằng các chất liệu như đồng ( đỉnh đồng ), đá và bằng sành sứ, trong đó đồng và sứ là hai loại chất liệu dùng phổ biến nhất, Đồng là dương, dương tượng trưng cho trời, cho nên khí cụ dâng cúng cho Phật Thánh thường thì phải làm bằng đồng, Sành sứ là từ đất, đất thuộc thổ, tượng trưng cho đại địa, cho nên lư hương thờ phụng các vị Thần minh cũng như người ở nhân gian dùng trong sinh hoạt thường ngày, được làm bằng sành sứ.

Lại nữa theo quan niệm trời tròn đất vuông thường thì Lư đồng dùng để cúng Phật, Thánh thường có hình tròn, cúng các vị thần minh thường có hình vuông, trong chùa thường dùng hình dáng của hoa sen để làm lư hương, biểu ý thanh tịnh thoát tục. Lư hương thường được để trên án thờ nên gọi là “Tọa lư” hoặc là “Cúng Lư”, tùy theo thể loại của hương để dâng lên cúng dường mà có tên gọi khác nhau; như nhang thắp thì gọi là Lư cắm nhang, nếu như thắp để nằm cây hương thì gọi là Ngọa hương lư, còn nếu như dùng hương bột để xông hương thì gọi là Đàn hương lư.

 

Lư Hương (Lư xông trầm) được tạo rất nhiều hình dáng khác nhau, đại thể có mấy loại hình dáng như: hình Bảo đảnh, Phương đẩu, Sư tử, Chim hạc, Liên hoa.v.v… Hoa văn trang trí thường là các loại hoa văn cổ hoặc là rồng phụng, quỷ thần, và chữ Hán.v.v… Hình dáng của Lư Hương (Lư xông trầm)  trong quan niệm Phật Giáo Bắc Truyền luôn hàm chứa những diệu ý, không những thể hiện được chân lý của Đạo Phật, mà còn bao hàm cả tính chất văn hóa nghệ thuật của Phật Giáo.

Trong nhà Phật, Lư Hương (Lư xông trầm)  được gọi là Bảo đảnh có nghĩa là đảnh báu như trong các bài tán hương có câu: “Bảo đảnh nhiệt danh hương” lò báu đốt hương thơm, “Lư Phần Bảo Đảnh Trung” trong bảo đảnh đốt hương báu.v.v…thường thì tất cả lư hương có ba chân, theo quan niệm của Phật Giáo đây là tượng trung cho Tam bảo, Phật Pháp Tăng, không thể thiếu một trong ba cho nên gọi là cụ túc, vì là vật tượng trưng cho Tam Bảo cho nên gọi là Bảo Đảnh, Phật Giáo hưng thạnh thường được dùng từ đảnh thạnh để nói lên ý cụ túc hưng long của Tam Bảo.

Ý nghĩa của Lư hương (Lư xông trầm)  là thể hiện nét đẹp văn hóa của thiền tư và trong văn hóa thờ cúng gia tiên, Lư hương (Lư xông trầm)  còn thể hiện sự thanh tịnh thoát tục khi được bài trí trong thiền thất hay trà am, hình dáng cũng như hàm ý của lư hương, tính cách và biểu trưng của hương lư luôn tạo nên phong cách thanh thoát riêng biệt của thiền.

 

 

Ý kiến khách hàng