Chi tiết

Tượng Đồng Sơn Men Địa Tạng Bồ Tát Ngồi Đài Sen Cao 40cm

Hình tướng địa tạng Vương: Địa Tạng thường được mô tả là một tỳ kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục và đánh tan mọi sự đau khổ, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm.  Địa Tạng Vương Bồ tát đội mũ thất phật và mặc cà sa đỏ vốn là hình ảnh tu sĩ Phật giáo Bắc Truyền, hình tượng nhân vật Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký rất giống hình tượng này. Ngoài ra, Địa Tạng vương rất dễ nhầm lẫn với Mục-kiền-liên vì có nhiều điểm tương đồng về trang phục (mặc áo cà sa) và tay đều cầm tích trượng. Ở Việt Nam, khi người ta điêu khắc thì có sự phân biệt, khi Địa Tạng sẽ đội mũ thất phật, trong khi đó Mục-kiền-liên thì không đội mão, Địa Tạng thường được điêu khắc ngồi trên tòa sen hoặc cưỡi Đề Thính, trong khi Mục-kiền-liên thì đứng, ông không ngồi mà luôn ở thế đứng, một đặc điểm phân biệt là Mục-kiền-liên tay trái không cầm gì hoặc cầm bình bát, trong khi Địa Tạng tay trái sẽ cầm viên ngọc Như Ý.

  • Trong văn hóa tâm linh của Nhật Bản, Địa Tạng là Bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu.
  • Còn Địa Tạng vương ở Trung Quốc và Việt Nam được khắc họa tượng cưỡi trên con linh thú Đế Thính (hay Thiện Thính) có hình dáng như con kỳ lân có một sừng. 

Cách Thờ Cúng Địa Tạng Vương Bồ Tác tại Nhà:


•    Khi thỉnh tượng phật thì phải xem kỹ không gian nhà mình phù hợp để thờ cúng và đặt tượng

•    Tốt nhất bàn thờ Phật nên được thờ riêng, nếu thờ cúng với bàn thờ gia tiên thì phải thượng lên cao

•    Tắm tượng phật khi bụi bẩn dính nhiều, dùng lá bưởi hoặc rượu gừng pha loãng để tắm tượng phật

•    Nếu trưng bày thì phải chọn nơi sạch sẽ, cao ráo để đặt tượng tránh những nơi ồn ào, cạnh nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ.

 

Ý kiến khách hàng