Chi tiết

Tượng Hắc Bạch Vô Thường và Chung Quỳ Thiên Sư: Thần bắt ma Chung Quỳ, Hắc Bạch Vô Thường là hai quỷ tốt có vóc dáng cao lớn, thường cầm theo đèn lồng...

  • Chất liệu: Hán bạch ngọc đá bột.
  • Kích thước: Tượng Hắc Bạch cao 30cm, Thiên Sư Chung Quỳ cao 50cm

Chung Quỳ là vị thần diệt yêu trừ ma trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Từ xưa, những câu chuyện giáng yêu trừ ma của Chung Quỳ được nhiều người biết đến.
Theo sử sách, Chung Quỳ là người thời Đường Minh Hoàng, cực kỳ thông minh. Đến khi lên kinh ứng thí, được chủ khảo xem là kỳ tài. Thế nhưng khi lên điện ứng thí, gian thần Lư Kỷ lại lấy tướng mạo xét người, Chung Quỳ vốn xấu xí, bị Lư Kỷ buông lời xúc xiểm, vì quá tức giận đã đâm đầu vào cột mà chết, chấn động cả thiên đình. Ngọc Đế biết chuyện đã đứng ra chủ trì công đạo, phong cho Chung Quỳ làm vị thần phụ trách giáng yêu trừ ma chốn nhân gian.

Ngọc hoàng đại đế sai Chung Quỳ xuống trần gian bắt quỷ, nhưng không ngờ quỷ ở dương gian nhiều hơn quỷ ở âm phủ, lại rất dữ dằn. Những con quỷ này thấy Chung Quỳ đến bắt thì cùng nhau vây Chung Quỳ lại, quỷ lỗ mãng lấy bảo kiếm, quỷ khéo mồm ôm lấy chân, quỷ đòi nợ thì bíu ủng chụp nón.v.v…làm cho Chung Quỳ không cách gì trổ tài pháp thuật được.
Lúc ấy đột nhiên có một hòa thượng mập ú đang ưỡn cái bụng bự đi đến, vịn vai Chung Quỳ và nói:
 “Tướng quân bắt quỷ mà sao lại lúng túng thế ?”

Chung Quỳ nói :
“Không ngờ quỷ dương gian khó bắt quá”.
Hòa thượng mập ù nói :
“Đừng lo, tôi bắt quỷ thế cho ngài”.
Hòa thượng nói xong thì cười ha ha với tụi quỷ, há to miệng rống lên một tiếng, nuốt tất cả quỷ vào trong bụng. Chung Quỳ lấy làm kinh dị, nói :
“Sư phụ đúng là thần thông quảng đại”.

Hòa thượng đáp :
“Ngài không biết đó thôi, những tên nghiệt quỷ như thế này rất nhiều, không thể nói đạo lý với chúng nó, không thể nói chuyện tình cảm với chúng nó, chỉ có cách là nuốt nó vào trong bụng mà thôi”.
Thường thì quỷ trong địa ngục nhiều hơn quỷ ở trần gian, nhưng quỷ trong địa ngục thì sợ Chúa sợ Mẹ, sợ luôn cả những người chuyên tâm cầu nguyện, rước lễ, đọc kinh và sống tốt lành. Quỷ ở trần gian dù không thần thông quảng đại như quỷ trong địa ngục, nhưng chẳng sợ ai cả, ngay cả Chúa và Mẹ chúng nó cũng không sợ, thì Chung Quỳ là cái thá gì chứ ?

Vậy thì quỷ ở trần gian là quỷ nào mà ghê gớm vậy ? Đó là những người có lòng kiêu ngạo như quỷ trong hỏa ngục, cộng thêm với tính tự mãn nữa nên coi ai không ra gì; đó là những người có lòng tham lam, cộng thêm với tính keo kiệt nữa, nên trở thành nổi thống khổ của người khác; đó là những người có lòng ghen ghét, cộng thêm với tính đố kỵ nữa, nên trở thành sự chia rẻ của cộng đoàn tập thể…
Với hòa thượng mập ù thì loại người này cần phải tiêu diệt gấp mà không thèm nói đạo lý với họ. Nhưng đối với Thiên Chúa thì những người này đều là con cái của Ngài, cho nên Ngài dùng đủ mọi cách mọi thế để cảm hóa lòng họ cho đến khi nào họ quyết tâm từ chối tình yêu của Ngài mới thôi. Quỷ trên trần gian rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến người khác, chỉ có cầu nguyện, tha thứ và hy sinh mới cảm hóa được họ mà thôi.

Nhiều gia đình hiện nay vẫn thích treo trong nhà bức tranh Chung Quỳ cao bằng người có sát khí, có thể tránh tà, trị ma. Một số người nói rằng dùng biểu tượng Chung Quỳ sẽ bất lợi về việc cầu con. Điều này chưa hẳn đúng vì đa số các gia đình người Hoa, có nơi sống chung ba bốn thế hệ vẫn hay dán tranh Chung Quỳ ngay trước cửa nhà để trấn tà ma, đem lại bình an cho gia đình.

  • Tiền thân Chung Quỳ học giỏi cả văn lẫn võ, là bậc kì tài và được Ngọc Đế phong là vị thần giáng yêu trừ ma. Nên biểu tượng Chung Quỳ trấn tà được dùng rộng rãi trong mọi gia đình lúc bấy giờ.
  • Vào thời xưa, chiếc mặt nạ Chung Quỳ được dùng trong dịp tế thần trị ma, là một loại biểu diễn mang tính tôn giáo. Vào thời xưa ở Trung Quốc có một số loại kịch diễn viên không nói chuyện, chỉ mang mặt nạ Chung Quỳ biểu diễn, khi diễn xong đều phải dùng khăn trắng che mặt nạ lại rồi mới cất vào. Các mặt nạ này tuyệt đối không được treo trong nhà để tránh rước họa. Ngày nay biểu tượng Chung Quỳ được tái hiện chung hoặc qua ba hình tượng riêng biệt:

Chung Quỳ tay cầm kiếm, biểu trưng cho đường Quan vận được hanh thông, thăng tiến.
Chung Quỳ tay cầm Ấn, biểu trưng cho đường học hành đỗ đạt đăng khoa.
Chung Quỳ tay cầm quỷ thủ, biểu trưng cho Trấn tà, diệt ma.

Tuỳ mục đích sử dụng mà chọn cho mình biểu tượng Chung Quỳ phù hợp.

Ý kiến khách hàng