Nguồn gốc của tháng cô Hồn, tháng xá tội Vong Nhân và Lễ Vu Lan

Thứ năm, 12/08/2021, 18:54 GMT+7

Nguồn Gốc Của Tháng Xá tội Vong Nhân và  Lễ Vu Lan.
Sự Khác Nhau Giữa Lễ Vu Lan và Tháng Cô Hồn.

----------------------------

coi-am

Ảnh: Long Môn Phái
            

-------------------


Nguồn Gốc Tháng " Xá Tội Vong Nhân"

 

Nguồn: Đạo trưởng Nguyễn Sùng Chân ( Long Môn Phái)

 

Tháng 7 âm lịch này ngoài tên gọi tháng " Cô hồn" hay " tiết Quỷ Nguyệt" mà còn có 1 tên gọi ý nghĩa hơn đó là " Xá Tội Vong Nhân". 

Nó là một  lễ riêng cũa Đạo giáo, xuất hiện cuối đời Đông Hán (khoảng sau năm 141). Sau này khi Phật giáo du nhập Trung Nguyên, ngày Vu Lan Bồn của Phật giáo  trùng hợp với Quỷ Nguyệt  nên nhân dân dần dần mới lẫn lộn gộp hai lẽ này lại với nhau, chớ thực chất nó tuy đều là ngày siêu độ giải ách cô hồn nhưng bắt nguồn và ý nghĩa từ hai tôn giáo khác nhau, lễ nghi vốn dĩ cũng khác.

Ban đầu, Địa Quan Đại Đế chưởng ác Ngũ Nhạc, Bát cực...về sau Ngũ Đấu Mễ Đạo hình thành, Trung Nguyên tiết thịnh thế, Ngài thành  vị Thần chuyên quản lí tội nghiệp cô hồn vong quỷ, cùng là siêu độ cô hồn địa phủ.

Địa Quan Đại Đế quản hạt Địa phủ, Ngài thọ nhật ngày 15/7, vì biết nỗi thống khổ của chúng nghiệp hồn nơi âm phủ nên ngài từ bi, khai quỷ môn quan xá tội vong hồn. Kinh thư giảng rằng bắt đầu ngày sóc tháng bảy, Địa phủ đại khai quỷ môn, cô hồn vong quỷ đến nhân gian tiếp nhận bái tế của người thân

Thái Thượng Thái Huyền Nữ Thanh Tam Nguyên Phẩm Giới Bạt Tội Diệu Kinh dạy: "Trung Nguyên Nhị Phẩm Thanh Hư Đế Quân, tổng lãnh tả hữu trung tam phủ cùng bốn mươi hai Tào . Ba phủ Tiên Quan trùm khắp cả động không Thanh Hư Hỗn Nguyên chi khí, rộng khắp năm ngàn vạn dặm, tổng chủ Ngũ đế Ngũ nhạc, chư Thần và linh tiên. Trong đó có tổng cộng chín ngàn vạn người. Chủ tể trong tất cả đại thiên thế giới, mười phương quốc độ. Nắm giữ lục tịch (sỗ sách ghi chép) sanh tử của tất cã nam nữ chúng sanh cùng là họa phước báo ứng, thụ mệnh dài ngắn, phú quý bần tiện, niên nguyệt giới hạn chi số".

Cũng đến Trung Nguyên, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn ban ân mở đức, đại xá Địa Ngục, cùng với Địa Quan phụ trách xá tội giải khiên, quỷ môn mở rộng để pháp từ bi được trải rộng khắp, độ hết quỷ hồn. Vào những ngày này, nhân dân tự mình đốt giấy thiêu kinh tế tự cho tiên linh nhà mình cùng với tụng kinh siêu độ đặng vong linh nhờ vào phước đức này mà rời khỏi địa ngục sanh lên trời hưởng lạc.

 

nguon-goc-y-nghia-thang-co-hon
ảnh Internet

Lễ " Vu Lan"


Nguồn gốc lễ Vu Lan là từ việc ông Mục Kiền Liên ( là hàng Đệ nhất thần thông trong các đệ tử của  Phật Thích Ca Mâu Ni) quán chiếu thấy mẹ mình là Thanh Đề chị nghiệp lực, khổ đau, đói khát dưới nơi địa ngục. Vì lòng hiếu thảo, ông liền xuống địa ngục để cứu mẹ mình nhưng không thể được, liền về hỏi Thế Tôn.

Thế Tôn liền nói " dù ông thần lực nhiềm màu, thì 1 mình ông không thể làm đặng đâu, cần phải nhờ thần lực của thập phương tăng chúng mới có thể cứu mẹ ông..." Và từ đấy lễ Vu Lan được hình thành đồng thời việc Cúng Dường Chư Tăng được diễn ra :
   "Phải toan sắm sửa chớ chầy,
    Thức ăn trăm món, trái cây năm màu.
    Lại phải sắm giường nằm nệm lót,
    Cùng thau, bồn, đèn, đuốc, nhang, dầu,
    Món ăn tinh sạch báu mầu,
    Đựng trong bình bát vọng cầu kính dâng.
    Chư Đại đức mười phương thọ thực
    Trong bảy đời sẽ được siêu thăng,.... "


Sự khác nhau giữa" Xá Tội Vong Nhân " và" Lễ Vu Lan "

 

Về Nguồn Gốc : Thì tháng Cô hồn là từ đạo giáo, Vu Lan là từ Phật giáo

Về Nhân Duyên:

*) 1 bên là lòng thương xót chúng sinh nơi khổ đau trầm luân địa ngục đói khát, mà Đại đạo đã ban ân tình cụ thể là Địa Quan Xá tội cho chúng vong linh , Thái Ất cứu khổ từ bi giải thoát chúng sinh về nơi Thanh Hoa Trường Lạc giới.
Nhờ đó mà chúng sinh nơi địa ngục được siêu thăng. Đó là lòng từ của Đại đạo

*) 1 bên là do việc ông Mục Kiền Liên thấy mẹ mình đau khổ nơi địa ngục mà nhờ Phật cứu, nhưng Phật thì không có khả năng nên bày cách nhờ thần lực của 10 phương tăng mới cứu được 1 vong linh là bà Thanh Đề.

Nhận Định Về Tên Gọi

Nếu nói là Tháng cô hồn, Quỷ Nguyệt, Quỷ Tiết, tháng Xá Tội Vong Nhân thì là nguồn gốc từ Đạo giáo. Nếu nói là Vu lan là nguồn gốc từ Phật giáo.


           - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -


=> Như vậy ta thấy, đời sống tâm linh dù là 2 tôn giáo Đạo, Phật nhưng đã đi sâu vào trong tiềm thức của chúng ta, sự tương đồng của 2 dịp lễ này đều mang tính chất " cứu vớt vong hồn" thể hiện lòng tri ân, uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam nói riêng và các nước đồng văn nói chung.

Bài viết trên còn nhiều thiếu xót, chư vị hoan hỷ.
Phúc sinh vô lượng thiên tôn
 

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng