Tìm Thầy ở Đâu?

Thứ tư, 21/07/2021, 00:30 GMT+7

Cùng thocung.com tìm hiểu bài viết dưới đây của Đạo Sĩ Vương Long Hoa ( Đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) chuyên mục tìm thầy học đạo, dành cho một số bạn tìm hiểu và muốn theo học môn Tu Tiên ( Thần tiên) tại Việt Nam

Nguồn: Việt Nam Chính Nhất Phái

tim-thay-hoc-dao-o-dau

Ảnh: Sưu Tầm

Tam giáo thánh nhân đều có thầy, thiên cổ đế vương cũng đều có thầy. Khi truyền độ, chưởng giáo tổ sư truyền cho ân sư, ân sư truyền cho tôi và các sư huynh môn đệ. Cha mẹ sinh ra tôi cho tôi hình hài thân thể, thế nên tôi không thể sống oan chết uổng được, thầy tôi truyền và giao phó cho tôi đại đạo, mới hay cứu được cái tính mệnh của tôi.

Cái ân tình thầy tôi truyền cho tôi giống như ân tình cha mẹ tôi truyền cho tôi vậy. Vậy nên bất kính với thầy là vong ân phụ nghĩa, người học đạo mà vong ân phụ nghĩa sao có thể thành đạo được? Tôn kính thầy là kính thầy có đạo, cũng chính bởi vì tuổi ta nhỏ hơn tuổi thầy, cũng chính bởi vì tài học thầy hơn ta, cũng chính bởi vì thầy công danh hơn ta, cũng chính bởi vì ngôn từ của thầy hơn ta, cũng chính bởi vì hình tượng của thầy hơn ta, vậy nên ta mới bái thầy làm thầy của ta vậy. Nhưng nếu thầy nhỏ tuổi hơn ta, tài học cao, công danh có, ngôn ngữ và hình tượng đều tốt ta tôn kính thầy gọi thầy là thầy, chẳng phải đó là tôn sư trọng đạo hay sao?

Tôi tôn kính thầy tôi cũng dựa trên nhiều phương diện:
Thứ nhất, với tôi sự thành kính với thầy là bằng cả tâm ý của mình, chẳng bao giờ giám mạn đạo khi sư. Quan điểm của tôi cũng thuần Việt lắm thầy sống thì tết, thầy chết thì giỗ. 
Thứ hai, Khi nói chuyện tôi vô cùng cần thận, chẳng bao giờ giám xung phạm đến lời thầy dạy dỗ. 
Thứ ba, lễ mạo chu đáo, không dám khinh mạn lời thầy dạy. Thầy khỏe thì thỉnh an, thầy ốm thì cơm bưng nước giót, bưng thuốc hầu thầy. 

Ngoài ra: Tôi luôn luôn lắng nghe thầy dặn dò dạy bảo, phàm là có công có việc chẳng dám không tuân mệnh, thầy đã giao phó là phải làm, làm phải đến nơi đến chốn, tận tâm tận lực, làm xong phải báo cáo kết quả lại với thầy. Khi mắc lỗi lầm thầy khuyên bảo giúp tôi sửa chữa. Cũng có khi phạm quy củ bị thầy trách phạt, nào đâu dám lớn tiếng đáp lời, chỉ biết đê thanh hạ khí, hư tâm thụ giáo, khi biết lỗi rồi thì nhất tâm mà hối cải, chẳng dám một lời oán trách. Đôi khi thầy có chút hiểu lầm, cũng chẳng dám xuyên tạc lời thầy, cũng chẳng dám buông lời tranh biện, chẳng lâu sau thì thầy cũng hiểu ra thôi. 

Cuộc sống bình thường khi tôi đón tiếp thầy cũng vô cùng chu đáo, đồ ăn thức uống dâng lên cho thầy cũng vô cùng tinh khiết, khi thầy ốm đau cũng cẩn cẩn mà chăm sóc, tiền công đức của bách tính thập phương cuối tháng giữa tuần có thống kê gửi lại cho thầy, chẳng bao giờ dám nảy tâm nghi hoặc. Khi thầy vất vả khó khăn, anh em huynh đệ chúng tôi thấu hiểu và san sẻ cùng thầy. Đến ngay như y phục cũng vậy, nhìn thấy thầy mình sờn vải, tuột chỉ cũng khéo léo mua biếu may vá lại cho thầy, để ngày mai thầy không còn mặc phải áo cũ áo rách ấy nữa. Vài vật dụng nhỏ bé trong sinh hoạt hằng ngày, thấy thầy thiếu thốn huynh đệ tôi cũng chung tay mua sắm, thầy chẳng đòi hỏi đâu, nhưng chúng tôi thấy thương thầy nên chúng tôi làm vậy. Mặc dù chúng tôi cũng chẳng dư giả giàu có gì, nhưng được phụng dưỡng thầy là chúng tôi còn mừng lắm. Thầy già rồi, anh em chúng tôi thay thầy làm việc thế gian, thay thầy làm việc trong cung quán đạo tràng, tiếp dẫn nguyên nhân, an đốn đạo tràng, tận tâm tận lực, cần cần khẩn khẩn, khi đi ra ngoài thì làm cho thầy được dạng danh, khiến mọi người đều tôn trọng và biết đến thầy. Khi có công việc bên ngoài, chúng tôi luôn khắc ghi lời thầy tôi dạy, hiểu được cái ý trong đạo, thể hiện được cái hay trong đạo khi thầy truyền dạy, những điều này chúng tôi đều làm vì thầy. Nếu chúng tôi có gặp ma chướng trên đường tu thì trước tiên phải luôn luôn bảo toàn sư huấn, bảo vệ cho thầy. Thầy không có lỗi, dẫu có lỗi lầm lớn đi chăng nữa cũng cần phải có lời nói nhẹ nhàng khiến thầy thay đổi. Nếu khuyên không được cũng cần tuân thủ theo quy củ, nhưng không được nhìn vào đó mà học tập cái sai ấy, nhưng cũng không phải vì thế mà mặt đối mặt.

Làm thầy dù tốt hay xấu thì cũng có ông trời giám sát, còn kẻ hậu học thì vô can. Chỉ có ta mới biết được cái chân hảo, thầy ta dù có xảy ra chuyện gì cũng không bao giờ làm liên lụy đến ta. Ta chỉ biết một điều rằng cần chăm lo cho thầy  và tôn trọng thấy cho đến cuối, trọng đạo đến cuối, sau này thần tất ghi công ta, và ta không bao giờ làm mất đi bản thân ta. Huống chi thầy mãi mãi là thầy, người đã làm việc nhiều năm ở đạo tràng cung quán, độ cho biết bao nhiêu người, mà trải qua biết qua bao nhiều lần ma khảo ma chướng, căn cơ duyên phận đều trên người hậu học như ta, cái đó tất là cái chân hữu. Những điều xấu chủ yếu là tin đồn hoặc hiểu lầm, có thể không đúng, ta nên xem xét xuy nghĩ cho thậy kĩ lưỡng. Là người hậu học, cả về lí và tình ta phải luôn luôn đứng về phía thầy và nghĩ cho thầy, càng không nên có ý tứ phỉ báng mà chiêu lấy đại tội khi sư vào mình. Chúng ta thử nghĩ xem, trước khi thầy truyền độ cho ta, ngài có thiên ngôn vạn ngữ chưa truyền, vậy mà lại lao tâm khổ tứ dặn đi dặn lại và truyền độ cho ta, thầy dạy rằng: trên lưng có tám chữ đề sống thời để dạ chết thời mang theo, thầy cũng mong muốn lắm dù chỉ là một năm hay nửa ngày thậm chỉ một giờ thôi để có thể dẫn chúng ta lên thiên giới du tiên nhưng chưa làm được. Ân thầy lớn lắm ta chẳng thể nào có thể khinh lờn, ta chẳng thể nào phỉ báng, ta chẳng thể nào không thể tin theo. 

Chúng ta những kẻ hậu học từ khi mới nhập môn, y pháp hành trì, thì lâu dần nghiệt trái trên thân, bệnh tật trong người cũng dần dần được giải trừ, thế mới biết đại đạo to lớn vô cùng sao dám khinh lờn. Khinh đạo là khinh sư, khinh sư tất là khi sư. Hiện nay trong đạo môn chúng ta không ít người mắc phải đọa cảnh khi sư, chẳng phải do các bạn còn trẻ, cũng chẳng phải các bạn không có học hành cần thẩn, mà chẳng qua do các bạn quá đam mê thú vui trần thế, kẻ mê danh, người hám lợi, kẻ cao ngạo tự tin, kẻ tâm lộng thị phi, kẻ tâm thuật bất chính, vì danh lợi mà quên đi mất đi vai trò của người truyền độ cho mình, thậm chí còn có những kẻ khi tư mưu bất toại đem lòng oán thán, kẻ gắp lửa bỏ tay người, kẻ xúi bậy làm mất đoàn kết trong cung quán, các tội nghiệt đa đoan ấy khiến họ mắc phải tội khi sư từ lúc nào chẳng hay.

Tóm lại, khi sư là khi tâm, khi tâm tức là khi thiên, mà khi thiên tất bị trời trừng phạt. Người học đạo phải luôn ghi nhớ nhất tâm trọng đạo, nhất tâm tôn sư, nghe lời thầy dạy dỗ, y lời thầy mà làm, dựa vào sự truyền thụ của thầy, tất sẽ thấy được con đường sáng mà thầy đã vạch ra, làm được như vậy mới báo được ơn dưỡng dục của thầy. Dẫu cho mắt phàm ta có thấy được quần ma xuất hiện thì không được phân tâm loạn thần thoái ý, càng phân tâm thì càng khiến cho chúng ta đầu chóng mắt hoa, làm loạn thần chí khiến ta chẳng phân định đâu là thật đâu là giả, muốn cho tâm kiên trí định ta cần có sự chỉ điểm của thầy, cần lắm lúc này có thầy chỉ điểm, vì đạo hay ma phía trước phía sau bên cạnh chỗ nào cũng có, nếu đi sai đường là hỏng cả đường tu, khi có sự chỉ điểm của thầy rồi thì ta mới hiểu rõ được tiến trình đi tới đạo được. Bạn học ạ có chân sư là có chân căn mà có chân căn là có chân tổ. Có thầy là ta có thể ương tựa vào cái chân căn chân tổ rồi đó, tôi cũng muốn nói thêm rằng y kì tổ tất quy kì căn, quy kì căn tất tôn kì sư. Vậy cho nên không có tôn sư thì gọi là vô sư mà vô sư là vô căn, mà vô căn tức vô tổ, mà vô tổ thì không thể phản bản hoàn nguyên. 

Chỉ có một điều là, ngày nay có một số thầy tin sùng ma quỷ đi ngược lại với thiên mệnh làm điều oán ngiệt, tự mình diệt mất đi tổ căn của chính bản thân mình. Tôi cũng mong các thầy sớm quay về chính đạo, đừng cố dấn thân vào con đường ma đạo, mà có ngày nhập ma, chỉ mong rằng các thầy sớm được về thiên giới, chứ không ai bị đọa vào địa ngục tối tăm. Hãy quay về là đã cho ta con đường mới, hãy quay về là ta sớm được phản bản hồi nguyên, hãy quay về để được tổ căn giữ đạo, hãy quay về được giữ được tự nhiên.

Chỉ là vài dòng tâm sự với các thầy chuyện bản thân cùng chuyện thiên hạ, người thô lậu chữ nghĩa học vấn thô sơ xin đồng đạo rộng lượng mà cho đôi chữ đại xá.

admin
Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng