Bắc Ngũ Tổ của Toàn Chân Đạo

Chủ nhật, 08/10/2023, 10:25 GMT+7

Đạo Giáo Trung Hoa có một phái vô cùng trọng yếu – Toàn Chân Giáo (còn xưng là Toàn Chân Đạo). Toàn Chân Đạo Bắc Ngũ Tổ là các vị: Vương Huyền Phủ, Chung Ly Quyền, Lữ Động Tân, Lưu Hải Thiềm và Vương Trùng Dương.
Vương Huyền Phủ (? – 345)

Ngài danh Thành, tự Huyền Phủ, hiệu Đông Hoa Đế Quân hoặc Tử Phủ Thiếu Dương Quân. Tổ người Đông Hải (nay là Duyện Châu, Sơn Đông), sống nhằm vào triều Hán. Thuở nhỏ mộ chân phong, Bạch Vân Thượng Chân dẫn Tổ nhập đạo, ở tại động Yên Hà, Côn Luân sơn. Ngài ẩn tu nơi đó ít lâu, kế chuyển đến Tử Phủ động thiên, Ngũ Đài sơn. Sau thụ độ cho môn nhân Chung Ly Quyền, tự hoàng giáo pháp. Toàn Chân Đạo bắt nguồn từ đây, nên tôn xưng làm Bắc Tông Đệ Nhất Tổ. Đời Tấn Mục Đế, Vĩnh Hòa nguyên niên (345 Công nguyên), Tổ được xưng tụng là “Trung Nhạc Chân Nhân”. Đến thời Nguyên Thế Tổ, sắc phong Tổ là “Đông Hoa Tử Phủ Thiếu Dương Đế Quân”. Đời Nguyên Võ Tông gia phong “Đông Hoa Tử Phủ Phụ Nguyên Lập Cực Đại Đế Quân”.
Chung Ly Quyền
Chung Ly Quyền, họ Chung Ly, danh Quyền, tự Vân Phòng, còn được gọi là Tịch Đạo, hiệu Chính Dương Tử, còn được gọi là Hòa Cốc Tử, người Hàm Dương, đời nhà Hán. Vì nguyên mẫu là tướng đời nhà Đông Hán nên còn được gọi Hán Chung Ly. Ngài là bậc văn võ song toàn, thân cao tám xích, quan làm đến chức đại tướng quân. Sau đó, vì bại trận nên chạy vào núi Chung Nam, gặp Đông Hoa Đế Quân truyền thụ Đạo pháp. Tổ được trao dạy Đạo pháp, sau bèn ẩn vào Dương Giác Sơn đất Tấn Châu. Tổ xưng “Thiên hạ đô tán Hán Chung Ly Quyền” ý nói “Thiên hạ đệ nhất nhàn tán Hán tử”. Hậu thế liệt là Toàn Chân Giáo Bắc Tông Đệ Nhị Tổ. Ngài là một trong Bát Tiên.
Tích truyền, Chung Ly Quyền được Đông Hoa Đế Quân truyền thụ Xích phù Ngọc triện, kim khoa linh văn, đại đan bí quyết, chu thiên hỏa hầu, thanh long kiếm pháp. Sau, Tổ hạnh ngộ được Hoa Dương Chân Nhân, đắc được Thái Ất đao khuê, Hỏa phù kim đan, từ đó càng thêm hiểu được lẽ huyền nhiệm. Nữa, Tổ tại nơi Không Động Sơn, đốn ngộ Hiên Viên Hoàng Đế sở tàng ngọc hạp bí quyết, toại thành Chân Tiên. Tổ vân du Lư Sơn, gặp Lữ Động Tân, dạy cho Lữ gia Đại đạo thiên độn kiếm pháp, Long hổ kim đan bí văn. Sau, hình thành Chung-Lữ kim đan phái, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của Đạo giáo trong các triều Tống và Nguyên.
Lữ Động Tân (798-?)
Lữ Động tân, đạo sĩ đời nhà Đường, họ Lữ, danh Nham, tự Động Tân. Có một thuyết truyền nhà vốn là đường triều tông thất, họ Lý, Võ Tắc Thiên thời đồ sát Đường thất tử tôn, nên phải ẩn cư nơi Bích Thủy Đan sơn, cải họ Lữ. Nhân thường cư dưới tảng đá (nham thạch) nên đặt danh là Nham; sống trong động, xưng gọi Động Tân. Lại một thuyết khác nói rằng Ngài là cháu trai của Lễ Bộ Thị lang Lữ Vị, công danh khó lòng, mến mộ Đạo học. “Tống sử - Trần Đoàn Truyện” ghi chép rằng Lữ Nham “Quan tây dật nhân, hữu kiếm thuật, niên bách dư tuế. Bộ lý khinh tiếp, khoảnh khắc sổ bách lí, sổ lai đoàn trai trung”, đích thị là một bậc cao đạo. “Toàn Đường Thi” gồm hơn 200 bài thơ của Tổ làm. Hậu thế Đạo giáo cũng như nhân gian xưng “Kiếm tiên”, “Tửu tiên”, “Thi tiên”, Tổ cũng là một trong Bát Tiên. Lữ Động Tân trước khi đắc đạo lưu lạc phong trần, tại nơi quán trọ Trường An mà hạnh ngộ Chung Ly Quyền Tổ sư, “Hoàng lương nhất mộng” mà cảm ngộ, cầu siêu thoát trần cấu. Tổ cũng phải trải qua sinh tử tài sắc thập thí của Chung Ly Tiên sinh, tâm vô sở động, được đắc thụ Kim Dịch Đại Đan của Linh Bảo Tất Pháp. Sau đó, Tổ gặp Hỏa Long Chân Nhân, được truyền Thiên độn kiếm pháp, tự xưng “Nhất đoạn tham sân, nhị đoạn ái dục, tam đoạn phiền não”, Ngài cũng phát thệ tẫn độ thiên hạ chúng sinh, phương nguyện thượng thăng tiên khứ. Dân gian lưu truyền truyện Lữ Động Tân “tam túy Nhạc Dương lâu”, “Phi kiếm trảm hoàng long”, hình tượng Ngài lưu truyền khắp dân chúng. Đời Tống phong Lữ Tổ “Diệu Thông Chân Nhân”, Nguyên phong “Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hóa Phu Hựu Đế Quân”, hậu thế xưng “Lữ Thuần Dương”. Vương Trùng Dương lập Toàn Chân Đạo, cung phụng ngài Bắc Ngũ Tổ, Đạo giáo xưng ngài Lữ Tổ. Toàn cõi Trung Hoa có vô số đền miếu, cung quán thờ Lữ Tổ, hương hỏa chẳng bao giờ ngớt. Tương truyền, Tổ sinh vào ngày 14 tháng 4 Nông lịch. Đạo giáo thiết lập nhiều lần trai tiếu lễ bái ngài. Có một số tác phẩm như “Lữ Tổ toàn thư”, “Cửu chân thượng thư”, “Phu hựu Thượng đế văn tập”, tất đều là danh tác.
Lưu Hải Thiềm
Lưu Hải Thiềm không rõ năm sinh năm mất, là một đạo sĩ thời Ngũ Đại. Họ Lưu, danh Thao, tự Tông Thành, còn có tự Chiêu Nguyên, hiệu Hải Thiềm Tử. “Lịch thế chân tiên thể đạo thông giám”, quyển 49, xưng Tổ là tể tướng của Lưu Tông Quang, trước được Chính Dương Tử điểm hóa, từ quan tầm đạo, sau gặp Lữ Thuần Dương truyền cho đan đạo, Tổ bèn ẩn tu nơi Đại Châu Phượng Hoàng Sơn. Hải Thiềm Tử được Lữ Thuần Dương truyền cho phép thanh tĩnh vô vi, dưỡng tính tu mệnh và Kim dịch hoàn đan. Về sau, Tổ truyền cho môn nhân Đổng Ngưng Dương và Trương Tử Dương. Ngài cũng là tác giả của “Hoàn kim thiên”, “Hoàng đế âm phù kinh tập giải”. Đạo giáo Toàn Chân Đạo tôn xưng Bắc Ngũ Tổ. Nguyên Thế Tổ phong “Minh Ngộ Hoằng Đạo Chân Quân”, Nguyên Võ Tông gia phong “Minh Ngộ Hoằng Đạo Thuần Hữu Đế Quân”. Hậu thế dân gian lưu hành Lữu Hải hí kim thiềm truyện, về sau được sử dụng như một mình ảnh cát khánh.
Vương Trùng Dương (1112-1170)
Vương Trùng Dương, họ Vương, đạo sĩ của triều Kim. Tổ sáng lập Toàn Chân Đạo. Nguyên tên Trung Tự, tự Duẫn Khanh. Sau, Tổ cải danh Thế Hùng, tự Đức Uy. Nhập đạo, Tổ lại cải danh Triết, tự Tri Minh, hiệu Trùng Dương Tử. Quê gốc Tổ tại Hàm Dương, Thiểm Tây, sinh ra trong một giai đình địa chủ, sau chuyển đến Lưu Tưởng thôn nơi Chung Nam huyện. Thuở nhỏ, Tổ thích đọc thư, sau nhập phủ học, đỗ Tiến sĩ. Kim Thiên Quyến nguyên niên (1138), Ngài ứng võ lược, đỗ giáp khoa, toại dịch danh Thế Hùng. Năm 1147, Tổ cảm thán “Thiên khiển văn võ chi tiến lưỡng vô thành yên”, vì vậy mà từ chức, khái nhiên nhập đạo, ẩn nơi sơn lâm. Kim Chính Long năm thứ tư (1159), Tổ vân du khắp nơi, tại trấn Cam Hà gặp được dị nhận truyền thụ cho Nội luyện chân quyết, từ đó mà ngộ đạo xuất gia. Kim Đại Định nguyên niên (1161), tại Nam Thời Thôn, Tổ đào huyệt mộ, cư ngụ trong đó, xưng là “Hoạt tử nhân mộ”, còn có hiệu “Hành tưu”. Ngài trong huyệt mộ mà tiềm tu tu trì tỏng hai năm. Năm thứ ba, công thành đan viên, Tổ chuyển đến ở tại Lưu Tưởng thôn. Năm thứ bảy, Tổ khất tực, rời Đông Quang mà đến nơi Sơn Đông hoằng giáo, lập Toàn Chân đạo. Tổ tùy cơ thi giáo, dùng văn chương thi phú mà khuyến dụ sĩ nhân, thần thông quảng đại khiến thế tục kính nể. Tại Sơn Đông, Ninh Hải, Tổ tuyên giảng giáo pháp. Đồng thời, Tổ độ Mã Ngọc, Tôn Bất Nhị, Đàm Xứ Đoan, Lưu Xứ Huyền, Khâu Xứ Cơ, Hác Đại Thông, Vương Xứ Nhất, thế gian xưng Toàn Chân Thất Tử. Năm thứ sáu triều Nguyên (1269), phong Tổ là Trùng Dương Toàn Chân Khai Hóa Chân Quân, năm 1310 phong Tổ là Trùng Dương Toàn Chân Khai Hóa Phụ Cực Đế Quân. Toàn Chân Đạo tôn làm Bắc Ngũ Tổ. Tổ là người có sức ảnh hưởng to lớn đối với Đạo giáo đương thời, đặt nền móng cho sự hưng thịnh và phát triển của Toàn Chân Đạo.
Tổ lưu truyền các tập “Trùng Dương Toàn Chân tập”, trong đó cho hơn một nghìn bài thơ thuyết giảng, lại có “Trùng Dương lập giáo thập ngũ luận”, “Trùng Dương giáo hóa tập”, “Phân lê thập”. Năm Vĩnh Lạc đời nhà Minh đều được đưa vào “Chính Thông đạo tạng”.
nguồn Long môn lược dịch từ: 道站

 

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng