Thái Thượng Linh Bảo Tam Nguyên Tam Quan Tiêu Khiên Diệt Tội Sám

Thứ sáu, 23/07/2021, 18:59

THÁI THƯỢNG LINH BẢO TAM NGUYÊN TAM QUAN TIÊU KHIÊN DIỆT TỘI SÁM.

太上灵宝三元三官消愆灭罪忏。


tam-nguyen-tam-quan-tieu-khien-diet-toi-xam

Nguồn: Thầy Đạo Xán

Kinh Tên: Thái Thượng Linh Bảo Tam Nguyên Tam Quan Tiêu Khiên Diệt Tội Sám. Kinh gồm 1 Quyển, Bản thảo gốc xuất xứ từ “Chính Thống Đạo Tạng”, Động Huyền Bộ, uy nghi loại. Việt dịch: Đạo Xán.

Một thời, Thái Thượng Lão Quân tại trước kỳ Thái Sơ Khai Quang, cùng chư Thiên, Thần Tiên, Đại Thánh chúng, Thập Cực Chân Nhân, Phi Thiên Thần Vương, tụ hội tại Nghệ Trường Tang Lâm, Dương Cốc đàn, hết thảy đồng chắp tay làm lễ, nhiễu quanh Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn 3 vòng, rồi thưa: Thần nay thấy kẻ phàm nhân cõi hạ giới chẳng tôn kính Thiên Địa, xúc phạm Tam Quang(1), vô minh mê muội, tạo vô số ác nghiệp, tánh tình ương bướng hung ngu. Hoặc tham lam tiếc rẻ, chẳng chịu bố thí, phỉ báng Thánh Hiền, các tội như vậy đều ghi rõ rành trong sổ bộ nơi Thiên Tào. Thiện Ác Đồng tử, cùng Tứ Trực Công Tào sứ giả, tùy vào tội nghiệp sâu nặng khác nhau mà tấu lên Thượng Nguyên Thiên Quan- Động Linh Nguyên Dương Phủ. Khi đó, vào ngày này tháng nọ, để đền trả tội nghiệp, Tiên quan liền giáng tội, khiến kẻ đó một đời lận đận, gặp nhiều hung họa tai ương, gạo tiền tiêu tán, bệnh tật khốn khổ, kiện cáo lao ngục. Hoặc gia súc nuôi chẳng được, thóc mạ tơ tằm chẳng sinh, cả đời không như ý, gia nghiệp thất bại. Chúng Thần đều nhờ nhân lành đã gieo khi xưa, mà nay được an vui nơi cõi Tịnh, hầu cận bên Đức Vô Thượng Nguyên Thủy Thiên Tôn. Nguyện Đấng Từ bi rủ lòng thương xót, vì chúng sanh khai mở Pháp mầu. Nếu được như vậy, dù chúng Thần đây có tan xương nát thịt, cũng không sao đền đáp được ân dưỡng dục.

 

Nghe vậy, Nguyên Thủy Thiên Tôn đối với Thái Thượng Lão Quân nói: Khanh nay nói tới điềm hung họa nơi chúng sanh, thật khiến người đau xót, nếu có kẻ muốn xa rời ngu mê, đến bờ phước lành, hãy tĩnh tâm, ta vì các ngươi mà nói. Thiên Tôn nói: Đời người được phú quý, áo cơm chẳng lo, quan cao lộc hậu, nô bộc trâu ngựa, rộng tằm tươi tốt, đều do kiếp trước cung phụng Tam Thánh(2), lại quy y nơi Thượng Nguyên 120 vị Thiên Tôn mà nay được phước báo. Nếu có kẻ trước tạo nhiều ác nghiệp, nay tuy sinh nơi thế gian nhưng thường gặp cảnh nghèo khó, áo cơm chẳng đủ, dù được thân người, nhưng chịu nhiều khiếm khuyết. Hoặc điếc mù câm ngọng, hoặc cà thọt ngu si. Hoặc bị Hổ Lang độc Xà gây hại. Hoặc chịu Thiên Lôi Phích Lịch. Hoặc chịu thủy hỏa tai ương, cùng ôn dịch bệnh hoạn. Hoặc chịu cảnh chiến tranh lao ngục, cả đời lận đận chẳng được như ý, làm chi cũng không thành. Lại thường cùng người thân quyến thuộc bất hòa, gian truân khốn khổ, chẳng có ngày yên. Đó đều do kiếp trước tạo nhiều ác nghiệp, nên kiếp này chịu quả báo để đền trả tội xưa. Nếu có kẻ muốn được khai độ, nên tìm bậc Đạo cao Đức trọng, hiểu biết Kinh văn, như Linh Bảo Kinh đây. Hoặc 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, cả ngày lẫn đêm dâng hương, thăng đàn thượng tấu, 6 thời tác pháp(3), tụng lễ danh hiệu Thượng Nguyên 120 Thiên Tôn dưới đây, ăn năn sám hối, hòng tiêu trừ tội ách.

 

Chí tâm triều lễ Thượng Nguyên Cửu Khí Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Nghiêm Tịnh Pháp Lực Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Ứng Biến Uy Đức Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Vô Úy Phạm Hạnh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Đại Trí Tuệ Hải Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Vô Lượng Pháp Tàng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Đại Bi Vạn Thiện Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Huyền Vi Tự Tại Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Vô Biên Minh Giác Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Từ Hòa Diệu Bảo Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Đoan Nghiêm Uy Lực Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Quang Minh Thượng Chiếu Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Pháp Kiều Đại Độ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Khai Hiển Diệu Môn Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hoằng Thông Bảo Mệnh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hộ Hồn Từ Cứu Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Nhân Duyên Tế Độ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Lưu Quang Pháp Hỉ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Ngọc Chân Từ Ái Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Uy Thánh Hóa Phàm Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thường An Định Tuệ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Động Linh Từ Niệm Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Tín Tuệ Tượng Thành Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Tăng Ích Thánh Trí Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Công Đức Nghiêm Tịnh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Bảo Quang Từ Cứu Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hỗn Thành Trường Nhạc Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Phổ Quang Tịnh Ái Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thừa Quang Thiện Tịch Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Tướng Quang Tự Tại Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Kim Chân Độ Mệnh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Kim Định Huyền Thông Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thùy Từ Phổ Tế Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Động Sướng Cao Huyền Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Trường Sinh Vạn Thiện Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Chí Linh Tịnh Diệu Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Chân Du Cao Thượng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Pháp Lưu Viễn Hiệp Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Cao Đức Bảo Tàng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Ngưng Thường Chuyển Niệm Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Huyền Đức Định Nguyện Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Tổng Chân Ứng Kiến Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Diệu Thành Viên Hành Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Long Đức Uy Nghiêm Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Cao Huyền Thái Tố Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Diệu Sắc Kim Hoa Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Linh Chân Đại Đế Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Kim Tư Diệu Tướng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Khai Minh Chỉ Yếu Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Vô Thượng Tối Thắng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Trường Tồn Giá Cảnh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Nguyên Linh Diệu Bản Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Vận Độ Tứ Sinh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Nguyên Lưu Diệu Hóa Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Ứng Thế Pháp Vương Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Tiên Du Tịnh Diệu Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Vô Cực Huyền Vi Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thánh Trí Phi Huyền Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Siêu Đăng Bảo Hải Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Lưu Quang Phổ Thọ Thiên Tôn,

 

Đối với chư vị Thượng Nguyên Thiên Quan trên đây, từ  Thượng Nguyên Chân Nhân, Phi Tiên Thánh chúng, tới 32 Tầng Trời , Đại La Thiên , vô lượng vô số Thế Giới, hết thảy chúng sanh, đạo tục nam nữ, đều nên khuynh tâm quy lễ, xưng danh tán thán danh hiệu 60 vị Thiên Tôn. Như vậy, bao nhiêu nghiệp chướng sanh tử, một thời liền tiêu.

 

Thái Thượng Lão Quân cùng chư Tiên Thánh nghe vậy đều sinh tâm vui mừng, rộng khuyên chúng sanh nên quy y sám hối. Tức quy Thân, quy Thần, quy Mệnh Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo Thượng Nguyên 60 vị Thiên Tôn cùng vô lượng Thánh chúng, xong sám hối hết thảy tội lỗi từ xưa tới nay, đã từng cố ý hoặc vô tình xúc phạm tới Thượng Nguyên Thiên Tiên, Nhật Nguyệt Tinh Thần, Nhị Thập Bát Tú, Nam Thần Bắc Đẩu, hết thảy các tội như vậy. Hoặc những phạm cấm điều, sát hại súc sinh, ăn nhuốt máu thịt; cùng chẳng chịu bố thí, tham lam tiếc rẻ, bủn xỉn tài bạc; phi ưng tẩu khuyển; phóng hỏa đốt rừng sát hại chim thú; gặp người bệnh khổ, chẳng sinh cứu tế; phá cầu hủy đường, chặn người qua lại; bất kính Tam Bảo, phản Thầy hại bạn; hủy hoại nơi cư trú mưa gió của khách thập phương; tâm thường ác ý, muốn hại mạng người, cướp người tiền tài, làm nhục vợ cùng nô tỳ kẻ khác; trộm tôn tượng chung khánh tràng phan, Pháp tịch đạo cụ cùng kinh điển; Như vậy vô lượng kiếp tới nay, hết thảy các nghiệp ác, từ lục căn tam nghiệp từng tạo tác, vô lượng vô biên, chẳng thể tính hết, nay xin chí tâm phát lộ sám hối, nguyện được tiêu trừ. Thỉnh nguyện Thượng Nguyên Phi Thiên Thần Vương, Thập Trực Chân Nhân, Thiên Đế sứ giả, những tội lỗi xưa đã bị ghi chép, nay xin đổi lại thành Trai công(4), hòng thượng tấu lên Thiên Tào. Nay Mỗ(chúng đệ tử….) xin tiêu trừ các tội xưa, chẳng chịu tai ương, rời xa khổ nạn, thường gặp nhiều cát tường, cùng chư Tiên chúng, xin gia hộ đệ tử.

 

Chí tâm triều lễ Thượng Thanh Ngọc Chân Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Hoàng Hoàng Tằng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Minh Ngọc Hoàn Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thanh Minh Hà Đồng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Huyền Thai Bình Dục Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Huyền Minh Văn Cử Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thất Diệu Ma Di Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hư Vô Việt Hành Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Cực Mông Ế Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Xích Minh Hòa Dương Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Huyền Minh Cung Hoa Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Diệu Minh Tông Phiêu Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Trúc Lạc Hoàng Già Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hư Minh Đường Diệu Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Quan Minh Đoan Tĩnh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Huyền Minh Cung Khánh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Hoán Cực Dao Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Nguyên Thái Khổng Tăng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái An Hoàng Nhai Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hiển Định Cực Phong Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thủy Hoàng Hiếu Mang Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Ông Trọng Phù Dung Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Vô Tư Giang Do Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thượng Thiệt Nguyễn Nhạc Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Vô Cực Đàm Thệ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hạo Đình Tiêu Độ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Uyên Thông Nguyên Động Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Văn Hàn Sủng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Tố Tú Nhạc Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Hư Vô Thượng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Thích Ngọc Long Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Long Biến Phạm Độ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thái Cực Bình Dục Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hoa Lâm Chủ Toán Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Tây Linh Ký Danh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Đan Khuyết Thượng Sinh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Sóc Phương Lạc Tử Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Lâm Chính Đại Khôi Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thanh Thiên Hộ Hồn Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Bạch Thiên Thị Phách Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Xích Thiên Dưỡng Khí Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hắc Thiên Thông Huyết Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Hoàng Thiên Trung Chủ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Bảo Chế Kiếp Vận Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Sử Thiên Trường Tồn Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Nguyên Thủy An Trấn Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Bát Uy Long Văn Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Huyền Trung Thái Hoàng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thượng Đế Cao Chân Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Khuynh Giang Hồi Giá Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Giám Chân Độ Sinh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Độ Nhân Bất Tử Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Nam Xương Thượng Quan Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Bích Lạc Cung Điện Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Tật Trừ Tội Bộ Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Tùy Duyên Ứng Hóa Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thụ Luyện Canh Sinh Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Phổ Độ Vô Cùng Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thời Khắc Thăng Thiên Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Thượng Nguyên Chính Quả Thiên Tôn,

Chí tâm triều lễ Phi Thiên Du Dịch Phi Tiên Thánh Chúng.

 

Khi đó, Nguyên Thủy Thiên Tôn lại đối với Lão Quân nói: Ta từ Vô Thủy tới nay đã hóa thân về mười phương thế giới, thường an trấn quốc thổ, khai hóa dạy bảo chúng sinh. Nếu tại Danh sơn Động phủ có Đạo sĩ, Nữ quan tu phụng lễ bái danh hiệu 120 vị Thượng Nguyên Thiên Tôn trên đây, Cửu Huyền Thất Tổ nương nhờ Công Đức đó liền được thác sanh cõi Trời, tự mình lại sớm ngày chứng Chân, an nhiên tự tại. Như có Quốc Vương, Đế chủ, Châu mục, Quan lại, cùng Trưởng giả, Cư sĩ, Nhân dân, nếu có các tai họa, hoặc bệnh tật triền miên, có thể tại Cung quan, Linh đàn, hoặc tại Gia trạch, như vậy xây dựng đạo tràng, đốt đèn dâng hương hoa, tĩnh tâm, trai giới, rồi Quy mệnh Thượng Nguyên Ứng Cảm Thiên Tôn Vô Cực Thánh Chúng, như vậy hết thảy các tội dù nhiều như vi trần một thời liền tiêu, hết thảy các bệnh tùy niệm mà trừ, lại có thể an trấn địa giới(5), bảo thiên trường tồn, thiên hạ thái bình, nhân dân hoan thái, được như vậy tai họa gì cũng chẳng có, lại thường siêu độ du hồn, thiên địa thanh lãng(6). Nếu có kẻ đối với Kinh này sinh lòng tin kính, bất kể là dân chúng Quan lại, tại hàng năm vào Tam nguyên, Bát hội, Tứ thời Bát tiết, các ngày Ngũ tịch Thập trực, nên đốt hương dâng đèn, trai giới hành đạo, lễ bái đọc tụng, được như vậy liền đắc vô lượng phước diệt vô lượng tội(7). Phương pháp đốt đèn như sau, Xuân thì 9 ngọn, cũng có thể 90, hoặc 900; Mùa Hạ thì 3 ngọn, cũng có thể 30, hoặc 300; Mùa Thu thì 7 ngọn, cũng có thể 70, hoặc 700; Đông thì 5 ngọn, cũng có thể 50, hoặc 500. Nếu có kẻ theo thời khóa, 4 mùa vận khí hành đạo được như vậy, Công Đức đó thấu đạt tới nơi Thiên Tào, liền được phước khánh. Hoặc tại Danh sơn, Linh đàn, Trạch xá, Châu huyện, Hương phường, Hồ lớn Biển rộng, những chỗ như vậy, lấy 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày đêm, trai giới thắp đèn, lễ tụng Thánh hiệu, lại cùng nhân dân chỗ đó, xây dựng đạo tràng, sám hối tội lỗi, liền đó các tội, dù nhiều như vi trần, hết thảy một thời tiêu trừ, được như vậy Công Đức vô lượng vô biên chẳng thể tính hết.  Thiên Tôn cùng Chư Tiên Thánh chúng nói Kinh này xong, đồng chắp tay làm lễ rồi lui ra, vâng mệnh phụng hành, chí tâm đảnh lễ Vô Thượng Hư Hoàng Chính Chân Tam Bảo.

 

 

*CHÚ THÍCH:

- “Âm Thăng Dương Thới” tức Cửu Huyền Thất Tổ nơi cõi âm có được an lành thì con cháu người đang sống mới được tự tại phước thọ. Chúng ta vốn chỉ là kẻ phàm phu, nghiệp chướng nặng nề. Nếu muốn lợi ích như Kinh nói “Cửu Huyền Thất Tổ siêu thăng cõi Trời” thì ta nên hành trì nhiều lần. Tùy vào Tứ thời, bát tiết, thập trực…. hằng năm hằng năm đều làm, như vậy không lâu ắt sẽ được lợi ích như kinh viết.

-Pháp sư có thể vì mình cũng là vì người mà xây dựng pháp hội, cùng tín chúng tụng đọc quy lễ kinh này. Đối với người đã mất có thể viết lên giấy thay cho bài vị. Nhờ thần lực của Kinh, như vậy Âm Dương đều có lợi.

1.Tam quang: gồm Thiên , Địa, Tinh tú.

2. Nguyên văn “Tam Tôn” ở đây muốn nói là Tam Thánh: Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn.

3. 6 thời: một ngày 12 canh giờ, lấy 2 canh làm 1 thời. ý Kinh muốn nói mỗi thời lại hành đạo 1 lần.

4. Trai công: Công đức của việc Trai giới.

5. An trấn địa giới: Nơi Pháp sư hành đạo tụng tán kinh này liền có Thần lực của Thánh chúng gia trì, nhờ đó địa phương xung quanh từ thảo mộc cầm thú tới nhân dân quỷ hồn đều được hưởng lợi, nên nói An Trấn Địa Giới.

6. Nguyên văn “Đạo khí minh phù”, bởi cô hồn ngạ quỷ xung quanh pháp tràng được siêu độ, nên Thiên địa thêm phần thanh khí bớt đi uế trọc oán khí vậy nói Thiên địa thanh lãng.

7. Tam nguyên, Bát hội, Tứ Thời, Bát Tiết, Ngũ Tịch, Thập Trực:

-Tam Nguyên: 15/1, 15/7, 15/10 tức Tam Nguyên, ngày giáng sinh của Tam Quan Đại Đế.

-Ngũ Tịch: 5 ngày này gọi là Ngũ tịch cũng là Ngũ lạp, Ngũ hội: Đạo giáo lấy tháng giêng ngày mồng 1 là “Thiên lạp”, ngày 5 tháng 5 là “Địa lạp”, ngày 7 tháng 7 là “Đạo Đức lạp”, ngày 1 tháng 10 là “Dân Tuế lạp”, ngày 8 tháng 12 là “Vương Hầu lạp”. 5 ngày hội là ngày Ngũ Đế hội tụ, 5 ngày này trai giới tụng đọc kinh điển, có thể tiêu tai tăng phước.

- Tứ thời, Bát Tiết:  là xuân, hạ, thu, đông bốn mùa cùng lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, tiết thu phân, lập đông, đông chí là Tám tiết.


-Thập trực: 10 ngày trai trong tháng. Mỗi tháng ngày mồng 1, mồng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30.

8. Nguyên văn “Đương hoạch Hồng ân”.

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng