Thái Thượng Đỗng Huyền Linh Bảo Phúc Nhật Diệu Kinh

Thứ sáu, 16/02/2024, 10:55 GMT+7

Thiên tôn ngôn: Thiện nam tử, thiện nữ nhân, dục đắc quá khứ kiến tại vị lai tam thế chi trung, bất đọa chúng nan giả, chí tâm thụ trì thử kinh, cập chư phúc nhật tu thiện kiến công, kiến thân an nhạc, mệnh quá phi thiên. 

Nguồn: Vô Danh Tử


Thiên tôn ngôn: Chính nguyệt, tam nguyệt, ngũ nguyệt, thất nguyệt, cửu nguyệt, thập nhất nguyệt, thử trường trai nguyệt. Năng tất thị nguyệt tu trai giả, kiến thân tiên độ, cử gia khang thái, thất tổ vô vi. 
Thiên tôn ngôn: Chính nguyệt thất nhật, thiên tào thiên thưởng hội. Thất nguyệt thất nhật, địa phủ độ sinh hội. Thập nguyệt ngũ nhật, thủy phủ kiến sinh hội. Thị tam hội cát nhật, năng vu thử nhật trường trai giả, vạn kiếp gia môn bất tao ôn khí. 
Thiên tôn ngôn: Chính nguyệt thập ngũ nhật, thất nguyệt thập ngũ nhật, thập nguyệt thập ngũ nhật, thị tam nguyên trai nhật. Năng vu thử nhật trường trai giả, diên thọ ích toán, bất kiến chúng khổ. 
Thiên tôn ngôn: Chính nguyệt nhất nhật, thiên lạp. Ngũ nguyệt ngũ nhật, địa lạp. Thất nguyệt thất nhật, đạo đức lạp. Thập nguyệt nhất nhật, dân tuế lạp. Thập nhị nguyệt ngộ lạp, vương hầu lạp. Mỗi nguyệt nhất nhật, thập ngũ nhật, giáp tý, bản mệnh, canh thân nhật, hữu nhân năng vu thử nhật trường trai, tụng vịnh kinh văn, vô nguyện bất hội. 
Thiên tôn ngôn: Mỗi nguyệt nhất nhật, bát nhật, thập tứ nhật, thập ngũ nhật, thập bát nhật, nhị thập tam nhật, nhị thập tứ nhật, nhị thập bát nhật, nhị thập cửu nhật, tam thập nhật, thị thập trực chi nhật, trường trai giả, sinh tử thụ phúc, vạn kiếp an lạc. 

Thiên tôn ngôn: Lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí, thị bát tiết trai nhật, hành đạo trì giới, trường trai tụng kinh, cư môn hân khánh, thất tổ hoan nhạc. 

Thiên tôn ngôn: Năng vu phúc nhật trường trai, vạn kiếp vô ương, kiến thế an nhạc. Nhược phục hữu nhân, tự năng thư tả thử kinh thập quyển, trừ tội vạn kiếp. Bách quyển, ma vương hộ niệm. Thiên quyển, phi hành, chúng tà võng lượng, ngũ bộ ôn dịch bất quá môn hộ, đương cảnh thiện thần, thường lai lợi ích, tiền kiếp kim kiếp, tội giai trừ diệt. Năng vi thiện nhân thư tả thụ trì giả, phúc báo vô cùng. Nhược phục hữu nhân, lâm nan đấu tranh, hổ lang độc trùng oán kết, ác nhân chinh chiến, sinh sản cập thị phong ba đạo tặc, chư sở tật bệnh, tức dục thọ chung, tụng vịnh thị kinh, thượng thánh phi tiên, trì lai cứu độ, nhất thời giải thoát, vô nguyện bất hội. Thử kinh thị chí cực chân nhân thụ trì chi bổn, đắc đạo chi tông nhược kiến tư kinh, thụ trì tụng vịnh, vô bất tiên độ. Bất kiến thị kinh, vô do đắc đạo. Vu thị chúng đẳng văn thị thuyết dĩ, kê thủ lễ tạ thiên tôn, tín thụ phụng hành. 
Thái Thượng Đỗng Huyền Linh Bảo Phúc Nhật Diệu Kinh

Dịch thoáng: 
(Lời dịch giả: Thái Thượng Đỗng Huyền Linh Bảo Phúc Nhật Diệu Kinh đề cập đến một số thời điểm “phúc nhật” – nói gần gũi hơn là dịp lành hảo để đạo chúng tề tựu, trai tiếu khởi chúc, kiến thiết đạo tâm nhằm đạt được diễm phúc thanh tẩy thân tâm, gột rửa lỗi lầm, cũng là hướng đến tiền nhân tông tổ, quá khứ tiên linh. Lời Thiên Tôn ước thúc, chẳng phải là để chúng sinh đọc thuộc qua loa, học vẹt nói lại. Ấy là lời vàng ngọc hằng nhắc nhở nơi tâm khảm đạo chúng về việc “Quy y Đại Đạo, Nguyên  Hanh – Lợi – Trinh” vậy! Phàm kẻ nào biết đoạn ác tu thiện, một lòng quy phục Thập Phương Sư Bảo, lại tín thụ Đại Tạng Kinh Văn, ngỏ lòng nương tựa Chí Chân Đạo Bảo, thì liệu tai chướng nào có thể càn phạm, cầu phúc nào mà không thể chung hưởng triêm ân? Nói đến các dịp “phúc nhật” chẳng phải là chọn ngày lành tháng tốt để cử hành khởi công động thổ, cất nhà làm đường, mà chính là thời điểm xốc lại tinh thần chúng nhân, dặn dò một lòng cải ác tòng thiện, sám hối giải nhương vậy!)
Thiên Tôn nói rằng: Này kẻ thiện nam tử, thiện nữ nhân, muốn thấu triệt quá khứ, hiện tại, vị lai tam sinh ba đời, không đọa chúng nạn luân hồi trần ai, hãy nên chí tâm thụ trì, độc tụng kinh này. Lại vào các dịp “phúc nhật” kiến thiết thiện công, có thể đắc đổ an lạc, tính mệnh phi thiên. 
Thiên Tôn nói: Tháng Giêng, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Chín, tháng Mười Một là các dịp “trường trai”. Phàm kẻ nào vào các tháng ấy có thể trường trai, liền quảng kết tiên duyên, gia đạo an thái, cửu huyền thất tổ nhờ ân lực mà siêu thăng thượng giới.
Thiên Tôn nói: Ngày mồng bảy tháng Giêng - Thiên Tào Thiên Thưởng Hội, ngày mồng bảy tháng bảy – Địa Phủ Độ Sinh Hội, ngày mồng năm tháng Mười – Thủy Phủ Kiến Sinh Hội, gọi là Tam Hội Cát Nhật. Phàm kẻ nào vào ngày này có thể trường trai, gia đình vạn kiếp không gặp ôn tai bệnh dịch.
Thiên Tôn nói: Ngày Rằm tháng Giêng, ngày Rằm tháng Bảy, ngày Rằm tháng Mười gọi Tam Nguyên Trai Nhật. Phàm kẻ nào vào dịp này có thể trường trai, ắt được phúc diên thọ ích toán, thọ mệnh dài lâu, chẳng lụy phiền não. 
Thiên Tôn nói: Ngày mồng bảy tháng Giêng – Thiên Lạp, ngày mồng năm tháng Năm – Địa Lạp, ngày mồng bảy tháng bảy – Đạo Đức Lạp, ngày mồng một tháng Mười – Dân Tuế Lạp, ngày mồng 8 tháng Chạp – Vương Hầu Lạp cùng các ngày Rằm hàng tháng, Canh Thân, Giáp Tý, Bản Mệnh, Thái Tuế, kẻ nào giữ được trường trai, tụng kinh hành đạo liền được sở nguyện toại tâm.
Thiên Tôn nói: Mỗi tháng nhằm ngày mồng một, mồng tám, mười bốn, ngày Rằm, mười tám, hai ba, hai tư, hai tám, hai chín, ba mươi gọi “Thập trực”, kẻ nào trường trai, ắt được phúc vạn kiếp an lạc.
Thiên Tôn nói: Các dịp Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí, phàm kẻ nào hành đạo trì giới, trường trai tụng kinh, ắt gia môn hoan lạc, cửu huyền thất tổ đồng nhất siêu thăng.
Thiên Tôn nói: Phàm nhằm các ngày phúc nhật, có kẻ trường trai giữ giới, ắt được phúc vạn kiếp chẳng đọa lạc tai ương, đời sống an lạc. Phàm có kẻ tự biên chép kinh này mười quyển, tội lỗi vạn kiếp quyên tiêu; biên chép trăm quyển, Ma Vương Thiên Tôn ngày đêm hộ niệm; biên chép nghìn quyển có thể đắc đạo phi hành, hết thảy chúng tà ma si mị võng lượng, ngũ bộ ôn dịch không thể càn phạm, lại có các vị Thiện Thần thường bảo hộ gia trì. Các lỗi tội tiền kiếp đến hiện tại đều trừ diệt. Phàm kẻ nào có thể vì người khác chép kinh đọc tụng, quả phúc báo vô cùng. Lại có kẻ nào gặp phải ách nạn tranh đấu, gặp phải hổ sói, độc trùng gây hại, gặp phải ác nhân, chiến tranh loạn lạc hoặc sinh sản, gặp phải phong ba bão táp, đạo tặc cướp bóc , đủ loại tật bệnh, ảnh hưởng tính mạng, nên tụng đọc kinh này, Thượng Thánh Phi Tiên cảm ứng cứu độ  nhất thời liền giải thoát. Không có nguyện gì mà không thể thành được. Kinh này vốn Chí Cực Chân Nhân thụ trì đọc tụng làm căn bản. Hết thảy những tông phái đắc đạo khi thấy được kinh liền tín tâm tụng hành. Nếu không có nhân duyên Tiên Độ ắt chẳng thấy được Kinh, không thể Đắc Đạo. Bấy giờ hết thảy Tiên Chúng khi nghe Thiên Tôn thuyết xong liền bái lạy lễ tạ, tín nhận Giáo pháp mà làm theo.
(Lời dịch giả: Há chăng chép kinh, đọc tụng có thể quyên tiêu tội chướng từ nãng kiếp đến kim sinh? Nhiều người bám vào chi tiết này mà cho rằng Đạo giáo dễ dàng xá bỏ tội khiên? Xin thưa: chép trăm quyển, vạn quyển mà chẳng đủ tín tâm, không có lòng sám hối, xem xét cải đổi việc sai trái, khác gì “dã tràng xe cát bể Đông”? Thử hỏi trong đời sống sinh dân, mỗi người đã thật sự thành tâm trọn chí đối với Đại Đạo trong từng giây phút đời mình hay chăng thần trí thường suy nghĩ đến những điều tạp nham, hỗn loạn?
Ta tín nhận rằng: Tiêu chí đầu tiên để xá tội là nhận thức thân phận tội lỗi. Tiêu chí thứ hai chính là sám hối, đoạn ác tu thiện. Phàm có kẻ nào chép một quyển mà tín tâm trọn vẹn, tức là kẻ đó đã sinh lòng nhận thức thân phận tội lỗi, tỏ lòng sám hối. Tức thời, Thiên Tôn cũng mở rộng hải hà, cho phép được tháo gỡ sợi dây tội lỗi đang triền buộc thân hình. 
Chép kinh hay đọc kinh không đơn thuần là việc “đọc cho có”, “chép cho xong”, không đủ tín tâm, không có lòng truy cầu Chân Đạo, chỉ chăm chăm lo vào hình thức, ngộ nhận công đức, ấy dù chép ngàn vạn quyển, đọc trăm lần biến cũng không đủ một biến kinh,một quyển pháp vậy!

Thái Thượng Đỗng Huyền Linh Bảo Phúc Nhật Diệu Kinh (Đường thời, Chính Thống Đạo tạng xếp vào Đỗng Huyền Bộ, Bản văn loại)
Bản Hán Việt

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng