Khâu Tổ sám hối văn

Thứ bảy, 02/03/2024, 20:32 GMT+7

Sám hối văn được viết bởi Khâu Trường Xuân chân nhân – Tổ sư Toàn Chân Long Môn phái. Trong bài sám hối đề cập con người thuở sinh tiền, từ nãng kiếp cho đến kim sinh, phóng túng dục tình, phạm nhiều điều “trái Đạo”. Bởi lẽ đó, sau khi thác xuống đọa đày khổ ải, chuyển sinh cũng vào phường dị loại, chẳng đắc nhân thân. Nay hồi hướng quay đầu, nương nhờ ân lực Tam Bảo, xin đồng hết thảy sám hối. Đồng thời, bản văn cũng nêu lên tư tưởng đại đồng, làm lợi cho thảy thảy chúng sinh: “Trần kiếp hữu tận, ngã nguyện vô cùng”!


Hôm nay, là ngày cuối cùng của năm 2023 Dương lịch, xin gửi đến quý vị đọc biết qua bản “Khâu Tổ sám hối văn”. Nay, kính mong đạo chúng soi xét lại thân tâm, tổng kết việc mình làm trong năm qua. Ta tự hỏi: Mình đã làm gì sai trái? Mình đã làm gì đúng đắn? Mình đã thương tổn đến ai? Tất cả những sự suy xét là điểm mốc khởi đầu cho việc ăn năn, sám hối và cải đổi chính mình. Chúng ta cùng nguyện trong năm đến sẽ được lành hảo, hoàn thiện hơn mỗi ngày.

“Kinh công hạo lực bất tư nghị; hồi hướng thập phương chư Thánh chúng; nguyện kiến chân tâm cầu sám hối; hà sa tội chướng tất tiêu trừ. Sám hối ngã đẳng; tự tòng nãng kiếp; nãi chí kim sinh; giả hỏa phong địa thủy dĩ thành hình; luyến hương vị sắc thanh nhi xúc pháp; tham sân tật cấu; ác khẩu vọng ngôn, sát đạo tà dâm; tứ tình túng dục; nghịch nhục phụ mẫu; bội phụ quân sư; bất kính thiên địa thần chi; ha phong mạ vũ; bất tín tội phúc nhân quả; muội lí khi tâm; toại trí báo đối thăng trầm; luân hồi triển chuyển; thụ chư khổ não; vô hữu hưu đình; giai do nhất niệm chi sai; chướng mê tự tính; vong nhận lục trần chi huyễn; trầm nịch ái hà. Kim nhi kí hoạch nhân thân; thao thân chính giáo; khải phi thiên sinh khánh hạnh; nhất đán tao phùng; tự hợp tỉnh tâm; tảo cầu độ thế; nhược phu tự tiền lưu đãng; tất cánh mê thất bản lai; nhất trụy minh đồ; hóa vi dị loại. Thị cố, tự trầm luân khổ; phát thanh tịnh tâm; quy phụng thánh chân; đặc cầu sám hối; cải lân ngu muội; nguyện xá tội khiên; giải thích báo oan; quyên tiêu ma chướng; sở kí mệnh phùng xương vận; danh chú đan đài; tế ngộ chân sư; thân văn chí đạo; tinh tu diệu hành; tăng trường thiện nha; tẫn tiết huyền môn; di thần chân cảnh; tha nhật vận ứng; diệt độ tự tính; bất trí hôn mê kính sinh thập thiện chi gia; năng thông túc mệnh; hoàn chứng thượng thừa chi Đạo; thừa thị Hư Hoàng thượng.


Nguyện quốc an dân phong thời hòa tuế nhẫm; nguyện chân phong phi xiển đạo hóa hưng hành; nguyện hung ác hóa hiền, tà ma quy chính; nguyện binh hĩnh võng thố linh ngữ không nhàn; nguyện trầm trệ thăng thiên oan cừu hòa thích; nguyện sâm huyền học giả nhập đạo thành chân; nguyện lịch kiếp tông thân câu giai siêu độ; nguyện lịch thế sư hữu đồng chứng chân thường;  nguyện sở hữu quyến duyên tăng sùng phúc tuệ; nguyện sở thương vật mệnh tảo sinh nhân thiên; nguyện tuyệt thực huân tửu bất tương sát hại; nguyện trì thân đoan chính bất lí tà dâm; nguyện tất phá khan tâm, tất trừ hiểm tuấn; nguyện ngôn vô cuống vọng hành quý chân thành; nguyện nhược dĩ nhiêu nhân tiềm nhẫn phẫn nộ; nguyện từ tâm hạ khí cung kính nhất thiết; nguyện bất đọa biên di bất tùy tà kiến; nguyện kết giao tiên hữu tê nhập Thanh Hư; nguyện trí tuệ khai minh, thần thông khôi khuếch; nguyện quảng hành phương tiện phổ tế quần sinh; nguyện vĩnh đoạn chấp mê hàm quy chí đạo; trần kiếp hữu tận ngã nguyện vô cùng; trần kiếp hữu tận ngã nguyện vô cùng; trần kiếp hữu tận ngã nguyện vô cùng.

Đoan vọng đế chân; khúc thùy tế độ; quy mệnh lễ tạ; Vô Thượng Hư Hoàng; Chí Chân Tam Bảo; nhất giả nhất nhân hữu khánh; nhị giả nhị cảnh tề minh; tam giả tam nông lạc nghiệp; tứ giả tứ tự hòa bình; ngũ giả ngũ từ củng cố; lục giả lục hợp trừng thành; thất giả thất tình lâm chiếu; bát giả bát tiết an ninh; cửu giả cửu tuyền khai thái; thập giả thập loại sinh thành; thập nhất giả phúc lưu thiện tín; thập nhị giả Đại Đạo hưng hành. Nhất thiết thần quang phổ chiếu, nhất thiết chúng thành lưu ân, nhất thiết hữu tình lại thiện, nhất thiết chính quả thành chân. Phổ thiên quân lạc tứ hải đồng xuân; Văn kinh ngộ đạo tội diệt phúc sinh. Văn kinh ngộ đạo tội diệt phúc sinh. Văn kinh ngộ đạo tội diệt phúc sinh”.

KHÂU TỔ THUỲ HUẤN VĂN - lời dạy của Khâu Tổ cho hậu thế 

Hậu bối môn nhân của Ta phải biết lấy: Một khi đã giác ngộ, kí nhập vào Huyền Môn Chính giáo, tất có thể thông đạt rằng do thiện căn tiền kiếp, nên nay mới có được phúc quả như thế. Cho nên phải dốc lòng tu sửa phước báu đời này, thứ đến phải tu tập để chẳng đoạ lạc. Chân tâm hướng Đạo, phải nương theo pháp luật Thái Thượng. Song, nếu đệ tử không tự tri giác, muốn nương vào đời sống Đạo giáo mà chỉ độ bình sinh, không biết huyền khoa có cấm giới. Hạt gạo, văn tiền, đều có quan hệ, đó là mỡ thịt thế nhân, là mồ hôi của nông phu vất vả làm ra. Không có công đức cho người, làm sao nhận được? 

Phàm kẻ nhập huyền môn ngu mê, không nghĩ đến mình, không chịu tu tập, cho rằng lời dạy của bản giáo không có công hiệu mà đi theo ngoại đạo, dẫn đến gian đạo tà dâm, hại người lợi mình. Hoặc rượu chè bê bết, sát sinh thoả lòng, cờ bạc đen đỏ, phôi hoại giáo pháp, lụi bại tông môn. Hoặc thiêu luyện giả thuật, mê hoặc người đời, đầu nhập bàng môn, huỷ báng chính giáo. Việc làm vô lại, loại loại khó mà chịu được, ấy là việc kẻ nhập chính giáo nên làm ư?

Lại nói với kẻ hậu học rằng: Thiên Thần phạm lỗi, ắt bị biếm vị; Địa Kì phạm lỗi, ắt bị giáng chức; Thần Tiên phạm lỗi, ắt bị đoạ trần; Quỷ tuý có lỗi, ắt bị tiêu vong; Quân vương có lỗi, ắt để mất nước; Quần thần có lỗi, ắt phải chịu hình; Sĩ nhân có lỗi, ắt bị tước danh; Thứ dân có lỗi, ắt tước phúc lành. Nhất thiết tội ác đều có nơi quy về. Há chăng làm điều ác nghiệt, lại cho rằng không có báo ứng ư? Ta nay dạy cho hậu bối môn nhân, hãy thường tẩy tâm suy xét lấy. Xuất gia là do đâu? Ấy bởi khám phá trần duyên, luân hồi khổ não, sau đặng nhập Đạo. Làm sao tránh khỏi khiên vưu trọng nghiệp, hãy nghe lấy kỹ!

Pháp có Tam Thừa, phàm kẻ nào tuân theo lời dạy, tuỳ lực tuỳ khả năng mà tiến bộ, tuân theo cùng quyết tâm, ấy là nắm được trọng yếu của việc xuất gia. Phàm thượng thừa ấy, tu chân dưỡng tính, khổ chí tham huyền, chứng hư vô chi diệu đạo, phát thiên địa chi chính khí, trừ trần thế chi oan khiên; quảng hành phương tiện, đại tích âm công. Chỉ cần 3.000 công mãn, 800 hành viên, về sau có thể thân siêu tam giới, chứng vào Thiên Tiên. Hoặc ngự loan đằng hạc triều bái kim khuyết, hoặc cưỡi phụng hoàng mà phó Diêu Trì. Kẻ ấy được Thiên chân cung kính, vạn Thánh hộ trì, cùng thiên địa đồng thể, nhật nguyệt đồng minh, chẳng phải đại trượng phu xuất thế đấy ư?

Trung thừa ấy, bỉnh tâm diễn giáo, lễ sám tụng kinh, phúng diễn khoa nghi Thái Thượng, lễ tụng bảo cáo Thiên Tôn, tín tâm khẩn đảo trước Thánh. Lại kiền tâm tu trai, thanh tĩnh thân tâm, xiển dương đại đạo, nhất niệm thuần chân, thường tồn chính pháp. Kẻ ấy vào lúc vận ứng diệt độ, tự nhiên có thần linh ủng hộ, hoặc sinh hoàng cung, hoặc sinh quan phủ, hoặc là quân vương đăng ngôi cửu ngũ, hoặc khanh tướng vào hàng tam công, được vạn dân kính ngưỡng, tứ hải đầu quy, nhân trung thù thắng, ấy không tôn quý sao?
Hạ thừa ấy, tu cung kiến miếu, ấn kinh tạo tượng, xây cầu làm đường, kiêng sát sinh mà quý vật, pha trà chế thuốc, phát huy lòng từ, tránh xa lòng dữ. Hoặc giúp đỡ người bần cùng, có lòng khiêm cung, kính trọng thầy trò, bạn bè, hiếu khách, thương người già, yêu trẻ nhỏ. Khi công thành viên mãn, liền có Kim đồng tiếp dẫn chuyển hóa kiếp nhân, đắc sinh vào gia đình phú quý, ấy chẳng phải phúc lành sao?

Nếu tu Tam Thừa, câu câu phân minh. Nếu không tỉnh thức, không trừ tửu sắc tài khí, vậy hà cớ gì không hoàn tục lấy việc khổ làm vui. Làm điều mình muốn và thoải mái trong việc mình làm, ấy chẳng phải hạnh phúc sao? Làm sao luyến tiếc Huyền Môn, chỉ mê không tỉnh, phạm vô số tội nghiệp, quả báo nan đào, khi nhằm lúc qua đời, biết trông vào ai? Người có lòng thì đi sâu, người không có duyên thì nhanh chóng rút lui, nếu không tội lỗi sẽ gấp bội, Ta thật lòng thương xót!

Bởi lý do này, phàm nghe lấy, nhìn lấy lời huấn, nên hồi tâm chuyển niệm, sắp xếp lại ý chí kiên cường của mình, thay đổi những lỗi lầm trong quá khứ, dũng cảm tinh tấn mà dấn thân nhập Đạo. Phàm kẻ nghe được lời này, có thể tỉnh ngộ, có thể khai phát, và những kẻ thức tỉnh sẽ trở về với ánh sáng của chân tâm, phát triển nó thêm rực rỡ. Phàm không thức tỉnh, ắt rơi vào tăm tối, đánh mất bản chân, đoạ lạc biển khổ, khó phục thân người. Đến lúc đó, hối hận sao kịp, người thông minh, hãy suy nghĩ kỹ, đời người chớ bỏ lỡ, Đại Đạo thật nan ngộ!
 

Nguồn: Long Môn

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng