Đạo Giáo Thần Tiên là gì

Thứ bảy, 02/03/2024, 09:56 GMT+7

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, ngày càng nhiều những điều chưa biết về thế giới dần dần được khám phá. Do đó rất nhiều người trẻ tuổi, họ tin rằng thần tiên không hề tồn tại, từ đó mà dẫn đến sự mâu thuẫn nảy sinh, phản kháng của họ đối với các tông giáo. Tuy nhiên sự tồn tại của thần tiên không bị ảnh hưởng bởi điều này. Ngược lại chúng ta thấy, có rất nhiều người không hiểu về hàm nghĩa của thần tiên, cũng như không biết giáo lý giáo nghĩa của Đạo giáo. Với những hành vi này, họ có thể coi đó là mê tín và nó lệch lạc xa rời với chính tín.

NGUỒN: VIỆT NAM CHÍNH NHẤT PHÁI

 

Vậy thần tiên chính xác là gì? Có ý nghĩa cụ thể nào hay không?

Có một số người cho rằng, thần và tiên là sự tách biệt, điều này không phù hợp với nhận thức thông thường. Đại đa số mọi người đều cho rằng, thần và tiên chính là thần tiên, đó là một khái niệm, và coi điều đó không có sự khác biệt. Tuy nhiên, lại có một sự khác biệt cơ bản giữa thần và tiên trong lý luận của Đạo giáo.

Trong Đạo giáo, nó có thể phân thành “Tự nhiên thần” và “Nhân cách thần” theo ý nghĩa truyền thống. Tại sao lại nói như vậy? Bởi Đạo giáo là một tông giáo đa thần, Đạo chúng đối với lực lượng sức mạnh của thiên địa tự nhiên đều vô cùng sùng bái ngưỡng mộ và sợ hãi, lực lượng sức mạnh của tự nhiên có thể nuôi dưỡng sự sống, cũng có thể phá hủy đi sự sống. Vì vậy, mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú, gió, mưa, sấm chớp… đều có thể trở thành thần, ý nghĩa thực tế không phải là có một sự vật cụ thể nào đó đang bị thao túng, mà là niềm tin tín ngưỡng tối cao của con người đối với Đạo giáo, sức mạnh và lực lượng của Đạo đang được vận hành vận chuyển. Chúng chưa phải là một thực thể nhưng chúng lại biểu hiện một cách vô hình. Trong Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh nói: “Đại Đạo vô hình, sinh dục thiên địa, đại Đạo vô danh vận hành nhật nguyệt, đại Đạo vô tình trưởng dưỡng vạn vật”. Vì vậy không thể coi sự vô hình của thần mà phán đoán rằng không có thần tiên.

“Tiên” không khó để chúng ta hiểu, nếu chúng ta lý giải và chiết tự cắt nghĩa nó một cách hợp lý, “Tiên” được ghép bởi hai chữ “Nhân” và “Sơn”. “Tiên” thực chất là “Nhân cách thần”, “Tiên” có một đặc tính cao quý và phẩm chất tốt đẹp nên được gọi là “Tiên”, đồng thời thông qua quá trình tự tu hành của bản thân mà hình thành nên “Tiên duyên, tiên cốt”. Ví dụ như: Quan Thánh Đế Quân, Nhạc Nguyên Soái, các phương thổ địa thành hoàng… Đây đều là những con người có nhân cách phẩm đức cao quý mới có thể trở thành tiên, ngoài ra chúng ta còn thấy tổ sư các phái như Tam Mao Chân Quân, Cát Thiên Sư… đều thông qua tự bản thân trong quá trình tu hành mà ngộ được đại Đạo, nên trở thành tiên nhân.

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Bát Tiên thể hiện những tính cách, các yếu tố của con người trong các thời điểm khác nhau: Già có Trương, trẻ có Lam, Hàn, chỉ huy có Chung Ly, thư sinh có Lã, phú quý có Tào, quyền lực có Lý, phụ nữ có Hà. Bát tiên phần nào phản ánh các độ tuổi của con người trong xã hội, nam nữ già trẻ, phú quý bần cùng, văn sĩ tướng võ, khỏe mạnh thương tàn, đáp ứng hết nhu cầu tôn bái các giai tầng trong xã hội.

Có lẽ, nhiều người đều muốn hỏi: Nếu không có hình dạng, tại sao vẫn có thể thấy các tượng thần khác nhau trong các cung quán Đạo giáo? Thực ra, những thần tượng này không phải là diện mạo sơ khai ban đầu của thần tiên, tuy nhiên lý do tại sao lại có các hình tượng cơ bản cụ thể bởi nó có ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc trong Đạo giáo. Ví dụ như: Vương Linh Quan, chúng ta thấy thường được miêu tả là Ngài có tóc vàng mắt đỏ răng bạc, miệng phượng, tay cầm kim tiên, ba mắt, chân đạp hỏa luân, uy phong lẫm liệt. Tuy nhiên, ở hai bên thần tượng, chúng ta thường thấy các cặp đối liễn như “Nội tồn tà tích nhậm nhĩ thiêu hương vô điểm ích, tâm địa thiện lương kiến ngô bất bái hựu hà phương”. Vì vậy mà chúng ta rất khó có thể lý giải, Vương Linh Quan dạy chúng ta phải hành thiện, không được làm điều ác. Đối với những kẻ ác nhân ác ma, Vương Linh Quan thường kiên quyết đả kích. Vì vậy chúng ta nên biết rằng, thần tượng không chỉ đơn thuần là thần tượng, mà thay vào đó chúng ta nên hiểu rằng sự thành tâm khể thủ mới lĩnh ngộ được những lời dạy bảo khuyên răn của mỗi vị tôn thần, đây mới không gọi là mê tín.

Tín ngưỡng thần tiên của Đạo giáo nói một cách nôm na là sự tôn trọng quyền năng năng lực thần bí của tất cả giới tự nhiên, và sự tôn sùng của tất cả những người có phẩm chất đạo đức chân chính và cao quý nhất trên thế gian, trên thực tế đó cũng chính là việc theo đuổi truy cầu chân thiện mĩ.

Chúng ta phải hiểu bản chân thật sự của một vị thần là gì, phải học hỏi từ thần tiên, phải thực sự cố gắng là chính mình, phải tiếp nối phát dương được tinh thần của thần tiên, làm cho thế giới của chúng ta trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Đây mới là ý nghĩa bản chất cốt yếu cơ bản của tín ngưỡng thần tiên.

Huyền Chí (Việt Nam Chính Nhất Quán)

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng