Ngũ Đấu Mễ Đạo

Thứ năm, 29/02/2024, 22:58 GMT+7

Ngũ Đấu Mễ Đạo tôn Lão Tử  老子 làm giáo chủ, lấy Lão Tử ngũ thiên văn 老子五千文 (tức Đạo đức kinh 道德经) làm kinh điển cơ bản. Theo truyền thuyết, Trương Lăng từng viết Lão Tử tưởng nhĩ chú 老子想尔注, cho rằng vị nhân quân theo “đạo trị” mà trị nước thì nước được thái bình, theo “đạo ý” mà yêu dân thì dân được sống lâu. Con người mà học theo “đạo ý”, có thể được trường cửu. Đồng thời lấy việc giúp nước phụ mệnh, dưỡng dục quần sinh làm nhiệm vụ của mình. Trương Lăng truyền đệ tử hơn 300 người, đồng thời lập 24 trị 治 (tức 24 điểm truyền đạo – ND) tại vùng Thục Hán và Đông đô Lạc Dương, đặt nền móng cho sự phát triển đạo Ngũ đấu mễ sau này. Đệ tử của ông là Vương Trường 王长, Triệu Thăng 赵升cũng theo truyền thuyết đã thăng thiên cùng ngày với ông. Sau khi Trương Lăng qua đời, con là Trương Hành 张衡, rồi đến cháu là Trương Lỗ 张鲁 nối nhau kế vị, đã hoàn thiện tổ chức và chế độ của đạo Ngũ đấu mễ, khiến cho đạo phát triển đến cục diện đỉnh thịnh.

Nguồn: Huyền Chí Chính Nhất Phái

 

Tiên tượng Trương Thiên Sư Tổ Sư tại Trường Chân Môn ( Long Thành, ĐN)

Tổ Thiên Sư với Ngũ Đấu Mễ Đạo: Nếu như Vu Cát truyền bá Thái Bình Thanh Lĩnh Đạo, thì đồng thời xung quanh vùng Ba Thục có Tổ Thiên Sư sáng lập ra Ngũ Đẩu Mễ Đạo. Thái Bình Thanh Lĩnh Đạo và Ngũ Đẩu Mễ Đạo, hai Đạo đều có nguồn gốc từ Hoàng Lão Đạo, đều tôn sùng Hoàng Đế, Lão Tử và sùng bái thần tiên với các giáo nghĩa đặc trưng lấy làm phương thuật. Người đời sau cho rằng khu vực này là nơi vu thuật thịnh hành và có sự dung hợp với Vu đạo, vì coi trọng các nghi lễ cầu cúng tế tự biểu chương phù thuật, đây cũng là các thuật mà vu thuật thường dùng.

NGŨ ĐẤU MỄ ĐẠO VÀ TỔ THIÊN SƯ

Hậu Hán Thư Lưu Uyên Truyện có ghi: Tổ Thiên Sư đời thứ ba Trương Lỗ, tự là Công Kỳ, là cháu của Lão Tổ Thiên Sư, sống vào thời Hán Thuận Đế là người lạ đến đất Thục, học Đạo trong núi Hạc Minh, tạo tác ra phù thư, sáng lập ra Ngũ Đẩu Mễ Đạo. Lão Tổ Thiên Sư truyền đến Ngài là đời thứ ba. Về thời kỳ Hán Thuận Đế (Năm 126-144), Lão Tổ Thiên Sư ở núi Hạc Minh sáng lập ra Ngũ Đẩu Mễ Đạo, trong Hậu Hán Thư, Ngụy Thư, Thích Lão Chí, Hoa Dương Quốc Chí cùng với các Đạo thư đều có ghi chép việc này. Các cổ tịch tuy không đầy đủ các chuyên văn luận thuật nhưng cũng chứng minh sự ra đời của Ngũ Đẩu Mễ Đạo không phải là lời đồn đại.
 

Bắc Chu trong Tiểu Đạo Luận thì cho là Vu thuật.
Nam triều thời Lưu Tống, Đạo sĩ nổi tiếng Lục Tĩnh Tu tu hành. Do có suy luận vu thuật của Ngũ Đẩu Mễ Đạo thịnh hành rất giống với đồng cốt vu thuật. Có thể thấy Ngũ Đẩu Mễ Đạo của Lão Tổ Thiên Sư là sự dung hợp tông giáo giữa Vu đạo và Hoàng Lão Đạo. Ngũ Đẩu Mễ Đạo được hình thành vào cuối thời Hán, tức hậu thế sau này là Thiên Sư Đạo và Chính Nhất Đạo đã kế thừa và đời đời nối tiếp không ngừng cho đến ngày hôm nay vẫn bảo tồn được các tập tục khu tà hàng yêu của Vu hích, và Phù chương tiếu nghi.

Nếu khảo sát sơ khai của Lão Tổ Thiên Sư với Ngũ Đẩu Mễ Đạo, chúng ta đương nhiên phải y cứ theo các sử tịch và ghi chép Đạo thư có viết về Lão Tổ Thiên Sư. Có thể các tín đồ đã tự tôn thành giáo, đã tự đặt ra nghi thức của tông giáo hoặc thường phó thác cho các thần tạo ra, chẳng qua là phóng đại mà không phải là sự thật, điều này khiến cho lịch sử khó lòng mà khảo cứu rõ ràng. Tuy nhiên có những nét chung cơ bản đều có thể tra cứu được, chẳng hạn như Ngụy Thư trong Thích Lão Chí có ghi: Lão Tổ Thiên Sư học Đạo ở Hạc Minh Sơn dựa vào việc truyền bá Thiên Quan Chương Bản mà dạy bảo hơn 2200 đệ tử, đây là một việc rất lớn. Có rất nhiều kỳ thư cấm bí và những học trò phi thường, có khi hóa vàng biến ngọc, hành phù sắc thủy, kỳ phương diệu thuật, vạn đẳng thiên điều. Sau cưỡi mây mà vũ hóa đăng tiên.
Trong Pháp Uyển Châu Lâm Lục Thập Cửu Điềucó ghi: Thời Hậu Hán Lão Tổ Thiên Sư tạo ra Linh Bảo Kinh, cùng với các sách Đạo thư chương tiếu, tập hợp thành 4 quyển là Thái Bình Quảng Ký.

Trong Vân Cấp Thất Thiêm quyển 6: Vào cuối thời Hán có vị Lão Tổ Thiên Sư, tu luyện ở phía Tây núi, Thái Thượng thân giáng nhằm đúng vào ngày mùng 1 tháng 5, niên hiệu Hán An Nguyên, được thụ Tam Thiên Chính Pháp, mệnh cho làm Thiên Sư, lại cho thụ các pháp văn yếu Đạo khoa thuật của Chính Nhất. Mùng 7 tháng 7 năm đó lại cho thụ Chính Nhất Minh Uy Diệu Kinh, Tam Nghiệp Lục Thông Quyết ban cho làm Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân.
Các thế hệ sau tiếp nối, đã biên soạn ra rất nhiều Đạo thư, nhưng vào thời của Lão Tổ Thiên Sư Ngài có thể chỉ nắm giữ: Lão Tử Ngũ Thiên Ngôn, Thái Bình Động Cực Kinh, Thiên Quan Chương Bản, cùng với các phù chương tiếu sự, Chính Nhất Minh Uy Đạo, Tam Thiên Chính Pháp, Hoàng Thư. Nội dung chủ yếu là thực hành giáo nghĩa, Đạo thư có ghi chép Lục Tĩnh Tu đã kế tục và được thể hiện trong Đạo môn khoa lược: Thái Thượng thụ cho Thiên Sư thành Chính Nhất Minh Uy Đạo, ban cho cấm giới khoa luật, kiểm tra giám sát vạn dân, sự thuận nghịch công quá họa phúc, cho biết được thiện ác. Sắp xếp 24 Trị, 36 Tĩnh Lư. Bên trong bên ngoài Đạo sĩ có hơn 2400 người. Dưới có 2200 quan, chương văn vạn thông, chu phù phạt miếu, sát quỷ sinh nhân, đãng địch vũ trụ, minh chính tam ngũ, chu thiên táp địa, có thể thu phục các loại quỷ dâm tà, có thể có các giới cấm mà giúp dân thanh tâm, thần bất ẩm thực, sư bất thụ tiền. Khiến cho dân bên trong thì tu từ hiếu, bên ngoài hành việc kính nhường, tá thời lý hóa, trợ quốc phù mệnh, nhân dân Ngũ Lạp cát nhật đều cúng tế tháng 2, tháng 8, đều cũng tế Xã Táo.
Từ ấy trở đi dân dựa vào đó mà làm theo. Nếu có người bệnh, không cần thang dược châm chích, chỉ cần uống nước bùa phép. Nếu gặp phải tội chết cũng có thể nguyện xá, tích tật khốn bệnh, mạc bất sinh toàn. 

TỔ THIÊN SƯ VỚI NGŨ ĐẨU MỄ ĐẠO

Cát Hồng Thần Tiên Truyện có nói: Lão Tổ Thiên Sư và đệ tử vào trong Thục, ở trong núi Hạc Minh, đắc được Chính Nhất Minh Uy Đạo, có thể chữa bệnh, bách tính tín phụng gọi là thầy. Đệ tử có đến hàng vạn, lập thành tế tửu, chia thành các hộ, có cả trưởng quan. Lập ra điều lệ pháp chế, khiến cho đệ tử tùy việc mà thu gạo, quyên khí vật, giấy bút, củi than. Khiến người tu phục Đạo lộ, người không tu phục tất sẽ bị tật bệnh. Tổ Thiên Sư lại dùng sự mềm mại nhún nhường thuận thụ, sự ngay thẳng trong sạch và biết điều đáng hổ thẹn để trị dân, không vui mừng khi phải thi hành xử phạt, khiến cho những người có bệnh từ ban đầu biết đến những lỗi lầm của bản thân mình mà sản sinh bệnh tật trên thân. Dùng thay thư chữ, búng vào trong nước, có minh ước với thần minh. Nếu phục pháp rồi không được phạm pháp, nếu sai lời minh ước sẽ chiêu cái họa sát thân.

Căn cứ vào Thái Bình Kinh, Lão Tử Tưởng Nhĩ Chú, và Tam Quốc Chí có miêu tả về cháu ba đời của Tổ Thiên Sư mở rộng phát triển Ngũ Đẩu Mễ Đạo và có khả năng quy nạp Lão Tổ Thiên Sư là người đầu tiên sáng tạo lên giáo nghĩa giáo quy của Ngũ Đẩu Mễ Đạo, giáo nghĩa giáo quy ấy lấy việc tụng tập Ngũ Thiên Văn, không tế tự bừa bãi, có tội phải biết thú tội, dùng phù thủy để trị bệnh, dùng chương biểu để thệ ước với quỷ thần, có phương pháp tu hành Hoàng Xích Đạo (Pháp nam nữ hòa hợp), lập 24 Trị, sắp xếp Tế Tửu, thu năm đấu gạo. Những điều trên đây gọi chung là Tam Thiên Chính Pháp. Ngũ Đẩu Mễ Đạo nhận thấy tất cả các tai hại bệnh tật đều do Tinh Quỷ tác quái làm hại, cần phải cầu xin Thiên Quan cứu trị, cầu vũ thỉnh tình (Cầu tạnh mưa), khước trùng, thôi sinh, bảo anh (Bảo vệ trẻ con), khất tử (Cầu con trai)…, Dạy dân biết đến yết kiến Thiên Sư để trị, thỉnh tế tửu, dùng tấu chương, phù lục để thông thần, kỳ cầu tiêu tai giáng phúc, khiến cho Ngũ Đẩu Mễ Đạo đặc biệt là tôn trọng Minh Uy Đạo và Chính Nhất Chương Phù.

 

 NGŨ ĐẤU MỄ ĐẠO

Ngũ Đẩu Mễ Đạo đoàn thể giáo đoàn hình thành to lớn, có tổ chức thể hệ đặc biệt. Ban đầu lập ra 24 Trị ứng với 24 tiết khí, kế đến tăng thành 28 Trị, hợp với nhị thập bát tú. Vân Cấp Thất Thiêm quyển 28 có ghi có ghi chép về 28 Trị như sau:
- Thượng Bát Trị:
Đệ nhất Dương Bình Trị: Trị này ở huyện Cửu Lũng- Bành Châu-quận Thục.
Đệ nhị Lộc Đướng Sơn Trị: Trị này ở tại huyện Miên Trúc- Hán Châu.
Đệ tam Hạc Minh Sơn Thượng Trị: Trị này ở núi Thiên Quốc Thanh Thành.
Đệ tứ Li Nguyên Sơn Trị: Trị này kết nối núi Lộc Đường và huyện Cửu Lũng- Bành Châu.
Đệ ngũ Cát La Sơn Trị: Trị này kết nối núi Li Nguyên và huyện Cửu Lũng- Bành Châu.
Đệ lục Canh Trừ Sơn Trị: Ở phía Tây huyện Miên Trúc, quận Quảng Hán.
Đệ thất Tuần Trung Trị: Ở phía Đông huyện Đức Dương quận Quảng Hán.
Đệ bát Chân Đa Trị: Ở huyện Kim Đường quận Hoài An.

- Trung Bát Trị:
Đệ nhất Xương Lợi Trị: Trị này ở phía Đông huyện Kim Đường quận Hoài An.
Đệ nhị Lệ Thượng Trị: Trị này ở phía Đông huyện Đức Dương quận Quảng Hán.
Đệ tam Dũng Tuyền Sơn Thần Trị: Trị này ở huyện Tiểu Hán, quận Toại Ninh.
Đệ tứ Trù Huề Trị: Trị này ở huyện Tân Tân, quận Kiền Vi.
Đệ ngũ Bắc Bình Trị: Trị này ở huyện Bành Sơn- Châu My.
Đệ lục Bản Trúc Trị: Trị này ở huyện Tân Tân- Châu Thục.
Đệ thất Mông Tần Trị: Trị này ở huyện Thai Đăng, quận Việt Huề.
Đệ bát Bình Cái Trị: Trị này ở huyện Tân Tân- Châu Thục.

- Hạ Bát Trị:
Đệ nhất Vân Đài Sơn Trị: Trị này ở phía Đông huyện Thương Khê- Châu Diêm, quận Ba Tây.
Đệ nhị Tấn Khẩu Trị: Trị này ở huyện Giang Dương, quận Hán Trung.
Đệ tam Hậu Thành Sơn Trị: Trị này ở huyện Thập Phương- Châu Hán.
Đệ tứ Công Mộ Trị: Trị này ở huyện Thập Phương- Châu Hán.
Đệ ngũ Bình Cương Trị: Trị này ở huyện Tân Tân- Châu Thục.
Đệ lục Chủ Bộ Sơn Trị: Trị này ở ranh giới của huyện Bồ Giang- Châu Cung.
Đệ thất Ngọc Cục Trị: Trị này ở trong Nam Môn- Thành Đô.
Đệ bát Bắc Mang Sơn Trị: Trị này ở huyện Lạc Dương- Đông Đô.


Ngoài 24 Trị của Tổ Thiên Sư, về sau có tăng thêm Cương Đê Trị, Bạch Thạch Trị, Chung Mậu Trị, Cụ Sơn Trị. Gọi là bốn trị ở tại kinh sư (Đông Bắc của Lạc Dương), thêm bốn trị này thành 28 Trị, ứng với Nhị thập bát tú.
Cái gọi là Trị hoặc xưng là Lư, hoặc xưng là Tĩnh, hoặc xưng là Tĩnh Thất, tức là nơi bố trí để nhân dân có thể chí thành thỉnh đảo. Về sau Tĩnh hay Trị dùng để phân biệt- Người dân thì dùng Tĩnh, còn trụ sở của Tế Tửu gọi là Trị. Tế Tửu tức Đầu Mục. Trong Tam Quốc Chí có nói: Ở vị trí lãnh đạo của các Trị là Đại Tế Tửu. Trị cũng chính là các cứ điểm được phân bố đương thời của Ngũ Đẩu Mễ Đạo, các cứ điểm này chính là trung tâm giáo khu.
Các Trị của Ngũ Đẩu Mễ Đạo đều có bố trí người quản lý, Lục Tu Tĩnh trong Đạo Môn Khoa Lược có nói: Thiên Sư bố trí người phụ trách giống như quan lại đương thời có quận huyện thành phủ để trị dậy nhân dân. Người phụng Đạo sắp xếp các hộ một cách rõ ràng. Những người phụ trách đó có Chính trị, Nội trị (Còn gọi là Nội đầu tế tửu), ngoài Trị ra còn có Chủ, tướng quân, giáo úy, chủ bộ, lĩnh thần, giám thần, đốc sát, công tào, thư lại, tòng sự, tiên quan… Tế Tửu làm quan, cha chết con kế thừa.

Hoạt động chủ yếu của các Trị có Phó Thiên Thương và Tam hội. Theo Yếu Tu Khoa Nghi Giới Luật Sao quyển 10- Thái Chân Khoa có ghi: Nhà nhà lập tĩnh, sùng ngưỡng tin tưởng Ngũ Đẩu Mễ Đạo, coi khí là tạo hóa và ngũ hành. Gia thổ mệnh tịch, trói buộc bằng gạo. Hàng năm theo hội mùng 1 tháng 10, dồn tập về Thiên Sư Trị, Phó Thiên Thương và trong 50 dặm có 1 Đình. Đề phòng những năm không được thuận lợi, dân tình khốn khó đi lang thang khắp nơi. Người đi lang thang cũng không có thức ăn quần áo. Phó Thiên Thương tức là người phụng Đạo, vào ngày mùng 1 tháng 10 hướng về Thiên Sư tế tửu mà giao nạp tín mễ ngũ đẩu. Cái gọi là Tam hội, tức là người phụng Đạo, một năm có ba lên triều hội Thiên Sư Trị. Mùng 1 tháng giêng gọi là Thượng Hội (Còn gọi là Thiên Thưởng Hội), mùng 7 tháng 7 là Trung Hội (Còn gọi là Khánh Sinh Hội), mùng 5 tháng 10 là Hạ Hội (còn gọi là Kiến Công Hội).
Các Trị của Ngũ Đẩu Mễ Đạo hoạt động hoàn toàn tuân hành theo Đạo pháp. Thiết Chủ Hội (Còn gọi là Phạm Hiền), thụ lục. Cho nên tuân hành Đạo pháp tức là người có bệnh thì thỉnh cầu để đảo bệnh, hoặc vì Đạo dân hướng tới thiên thần mà thượng tấu chương để kì ân cầu phúc.
Tóm lại Lão Tổ Thiên Sư là người sáng tạo ra Ngũ Đẩu Mễ Đạo, không những chỉ có kinh điển tiếu nghi khoa giới mà còn có tín đồ trải khắp vùng Ba Thục, ảnh hưởng đến tận Lạc Dương và đã hình thành lên một tổ chức đoàn thể tông giáo rõ ràng.

 

 

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng