Đạo Giáo là đạo gì ?

Thứ bảy, 02/03/2024, 09:19 GMT+7

Đạo giáo là một tôn giáo truyền thống của phương Đông và là một giáo phái với tín ngưỡng đa thần. Trong Đạo giáo có rất nhiều vị tiên, họ trường sinh bất tử và toàn năng, họ là đối tượng mà người người đều khao khát mong muốn được như họ.Trong số những vị tiên này, phần lớn là nam thần tiên, nữ thần tiên chỉ chiếm thiểu số, tuy nhiên, có những nữ thần tiên chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong Đạo giáo. Đạo giáo là một tôn giáo có nguồn gốc, lấy Đạo làm tín ngưỡng cao nhất và có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. 

Nguồn: Việt Nam Chính Nhất Phái

 

Đạo giáo là một trong hai tôn giáo nội sinh của Trung Quốc, Đạo giáo đã được ra đời vào thời kỳ Hoàng Đế.

Hoàng Đế được các tín đồ Đạo giáo coi là Thủy tổ, và Đạo giáo được coi là một tôn giáo đa thần. Mục đích tông chỉ chủ yếu của Đạo giáo là truy cầu sự trường sinh bất tử, đắc đạo thành tiên và tế thế cứu nhân. Đạo giáo chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong nền văn hóa truyền thống cổ đại và Đạo giáo cũng đang tích cực phát triển trong thế giới hiện tại. Mặc dù Đạo giáo đã là một phần tất yếu trong bách gia chư tử thời kỳ Chiến Quốc, nhưng Đạo giáo vẫn giữ gìn nguyên vẹn được triết học Đạo đức mà không bị thần hóa . Mãi đến thời kỳ Hậu Hán Đạo giáo mới hình thành ra lên giáo đoàn. Thiên sư đạo ở Ích Châu (nay là Tứ Xuyên) tôn phụng Lão Tử thành Thái Thượng Lão Quân. Đến thời kỳ Nam Bắc triều hình thức tông giáo của Đạo giáo dần dần được hoàn thiện.

Đạo giáo phát triển đến nay hơn 1800 năm, trong quá trình lịch sử lâu dài kể từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, Đạo giáo đã bị các nhà cai trị phong kiến đàn áp, đặc biệt là vào thời nhà Đường Phật giáo đã thịnh hành trong một thời gian dài, khiến Đạo giáo trầm mặc im hơi năng tiếng hơn 100 năm, sau đó vị thế của Đạo giáo cũng không được như xưa, mãi cho đến ngày nay Đạo giáo mới có điều kiện phát triển tốt hơn nhờ nhiều mặt tích cực của mình và nhờ các giá trị truyền thống tốt đẹp lâu sài của mình.

Đạo giáo ngày nay được chia thành 2 tông phái chính đó là: Chính Nhất phái và Toàn Chân phái, cả hai phái này đều thuộc sự quản lý của Đạo giáo. Chính Nhất phái có rất nhiều phân chi như: Mao Sơn, Linh Bảo, Thanh Vi, Tịnh Minh,..., Chính Nhất phái không chủ chương xuất gia và có thể ăn mặn, nhưng có một số món ăn không được phép sử dụng như: Chó, mèo, trâu, rùa, cá chuối,... hoặc các động vật có linh tính khác, ngoài ra có một số gia vị cũng không được phép sử dụng như : Hành, tỏi,.. hoặc một số thức ăn gia vị có mùi tanh hôi nồng, bởi những thức ăn này dễ làm cho chính khí trong thân thể bị rối loạn. Chính nhất phái cho phép các Đạo sĩ được lập gia đình, có câu nói: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, vạn vật đều do Đạo sinh ra, việc kết hôn chỉ là cách muốn duy trì truyền thừa cho đời sau mà thôi, nếu không kết hôn thì lấy ai là người kế thừa và phát dương Đạo giáo. Chính Nhất phái các Đạo sĩ có thể ở nhà để tu hành, người ta gọi những Đạo sĩ này là Hỏa Cư Đạo sĩ, có thể nói Chính Nhất phái chính là chính nhất chân nhất hay cũng có thể nói là chính chân chân thực, bởi vậy mới thấy cái hay cái căn cơ của Đạo, vạn sự vạn vật thuận Đạo mà hành.

Tuy nhiên Toàn Chân phái thì lại khác, nếu bạn muốn chở thành một Đạo sĩ của Toàn Chân phái thì bạn phải xuất gia, Toàn Chân phái ăn chay và không kết hôn. Mục tiêu tôn chỉ của Toàn Chân phái là lấy thủ tĩnh là đầu, thương xuyên trì tụng kinh điển để sớm đắc ngộ triết lý đạo đức sâu sắc của Đạo giáo.

Bất luận thế nào đi chăng nữa, trong mọi trường hợp thì Đạo giáo vẫn là một giáo lý truyền thống trong huyết mạch phương Đông, mặc dù ở nước ta Đạo giáo đã dung hòa theo dòng chảy lịch sử. Tôi tin rằng các bạn và tôi luôn ủng hộ Đạo giáo, để một ngày nào đó Đạo giáo sẽ trở thành một tôn giáo chính thức và được phát dương quang đại trên chính mảnh đất quê hương Việt Nam thân yêu.

Chia sẻ:
Ý kiến khách hàng